02/06/2017, 13:32

Soạn bài Mây và sóng của Tago lớp 9

Soan bai May va Song – Đề bài: Soạn bài Mây và sóng của Tago lớp 9 1.a. Lời nói của em bé gồm có hai phần và có cấu trúc tương đồng. Cụ thể như sau: + Lúc đầu cậu bé thuật lại lời rủ rê của những người bạn + Tiếp đến là lời từ chối và những lí do khiến cậu bé ở lại + Cuối cùng là những trò ...

Soan bai May va Song – Đề bài: Soạn bài Mây và sóng của Tago lớp 9 1.a. Lời nói của em bé gồm có hai phần và có cấu trúc tương đồng. Cụ thể như sau: + Lúc đầu cậu bé thuật lại lời rủ rê của những người bạn + Tiếp đến là lời từ chối và những lí do khiến cậu bé ở lại + Cuối cùng là những trò chơi mà cậu bé sáng tạo ra để cùng chơi với mẹ của mình. * Khác nhau: + Đối tượng rủ đi chơi khác nhau qua mỗi lần + Lời thuyết phục khác nhau + Những trò chơi của cậu bé cũng ...

– Đề bài:

1.a. Lời nói của em bé gồm có hai phần và có cấu trúc tương đồng. Cụ thể như sau:

+ Lúc đầu cậu bé thuật lại lời rủ rê của những người bạn
+ Tiếp đến là lời từ chối và những lí do khiến cậu bé ở lại
+ Cuối cùng là những trò chơi mà cậu bé sáng tạo ra để cùng chơi với mẹ của mình.
* Khác nhau:
+ Đối tượng rủ đi chơi khác nhau qua mỗi lần
+ Lời thuyết phục khác nhau
+ Những trò chơi của cậu bé cũng được sáng tạo qua mỗi lời rủ.

Nhà thơ sử dụng cấu trúc có phần tương đồng như để thể hiện tâm hồn ngây thơ, trong sáng của đứa trẻ, luôn lặp lại những lời nói cũng như tò mò với những thứ mới lạ xung quanh mình. Tuy nhiên, sự lặp lại này cũng nhằm dụng ý nghệ thuật độc đáo khác. Đó là sự bất biến trong tình yêu của đứa bé dành cho mẹ của của mình.

Nét khác biệt giữa những lời rủ lại góp phần mở ra thế giới tâm hồn, thế giới tình cảm của cậu bé, những lời mời gọi ngày càng hấp dẫn hơn, khiến cho cậu bé băn khoăn nhưng cuối cùng, tình yêu dành cho mẹ khiến cho cậu bé từ chối mọi lời mời gọi.

b. Nếu như không có phần thứ hai mà chỉ có lời mời gọi và những băn khoăn của cậu bé thì ý thơ không còn được trọn vẹn nữa, ý nghĩa của bài thơ cũng vì vậy mà mất đi, bài thơ đơn thuần nói về những lời mời gọi thú vị và sự tò mò, băn khoăn của cậu bé mà không thể hiện được ý nghĩa sâu sắc hơn, đó là tình yêu dành cho mẹ.

soan bai may va song cua tago

2. Sau mỗi lời mời gọi của những người bạn thì cậu bé đều hỏi lại “Con hỏi”:

+ “Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
+ “Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”

Câu nói nằm ở phần giữa của lời rủ rê, ngay sau lời mời của những người bạn. Câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của cậu bé, phản ánh được tâm lí tò mò, ham thích những điều mới lạ của trẻ con, nhưng cuối cùng thì cậu bé vẫn nghĩ mẹ đang ở nhà, không thể rời mẹ mà đi được thì cậu bé đều từ chối mọi lời mời.

3. Rõ ràng lời mời gọi của những người bạn trên mây và trong sóng đều rất hấp dẫn, bởi sau khi từ chối lời mời ấy thì cậu bé lại sáng tạo ra những trò chơi có mình và mẹ, những điều mới lạ mà sóng và mây nói đến đều trở thành những nhân vật trong trò chơi của mình:

+ Con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng
+ Con sẽ là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

Sự giống nhau là đứa bé đều hóa thân vào các nhân vật sóng, mây và đều vui chơi cùng với những thứ kì lạ là trăng và bến bờ kì lạ. Nhưng điểm khác là những thú vui kia đều là hiện thân của mẹ, cậu bé sẽ luôn ở bên mẹ trong mọi trò chơi, các cuộc khám phá.

4. Nhà thơ Tago đã sử dụng những hình ảnh của tự nhiên như: mây, trăng, sóng, bến bờ kì lạ để làm chất liệu xây dựng tác phẩm cũng là làm phương tiện truyền tải nội dung tư tưởng của mình. Những hình ảnh của tự nhiên đã trở thành biểu tượng của những cám dỗ đầy hấp dẫn của cuộc đời, nhưng bằng tình yêu, tình thương dành cho mẹ thì đứa bé đã vượt qua tất cả, hình ảnh cuối cùng mà cậu bé cảm thấy hạnh phúc thực sự đó chính là hình ảnh của mẹ.

5. Câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” gợi ra hình ảnh một cậu bé tinh nghịch sa vào vòng tay mẹ mỗi khi thỏa thuê với những trò chơi thú vị của mình. Nhưng đặt trong tương quan với trò chơi tưởng tượng của cậu bé ta lại thấy một ý nghĩa khác. Thế giới của cậu bé luôn nằm trong lòng mẹ, để mỗi lần vui chơi mỏi mệt thì chỉ cần đi về phía bờ là thấy mẹ.

6. Ngoài ca ngợi về tình cảm mẹ con thiêng liêng, bài thơ “Mây và sóng” còn gợi cho ta suy ngẫm về những cám dỗ của cuộc đời cũng như những đánh đổi của bản thân cho những điều phù phiếm, hư vô đó.

0