23/05/2018, 15:32

Phương hướng giải quyết thức ăn cho cá

Giải quyết thức ăn cho cá là một khâu then chốt trong quá trình nuôi tôm, cá. Có thể giải quyết thức ăn cho cá theo các cách sau đây: – Nuôi cá trong mô hình VAC, nuôi cá ruộng (các hình thức nuôi kết hợp) – Trồng cỏ hay cây phân xanh làm thức ăn cho cá trắm cỏ và làm phân bón hữu cơ cho ao. ...

Giải quyết thức ăn cho cá là một khâu then chốt trong quá trình nuôi tôm, cá. Có thể giải quyết thức ăn cho cá theo các cách sau đây:

– Nuôi cá trong mô hình VAC, nuôi cá ruộng (các hình thức nuôi kết hợp)

– Trồng cỏ hay cây phân xanh làm thức ăn cho cá trắm cỏ và làm phân bón hữu cơ cho ao.

– Tận dụng nguồn nước thải sinh hoạt, nước của bể khí sinh học (biogas) để nuôi cá.

– Tận dụng các sản phẩm phụ của nông nghiệp như thóc lép, ngô mọt, sắn, kém phẩm chất đem xay, nghiền làm thức ăn cho cá.

– Sử dụng phân vô cơ, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp bổ sung cho cá.

Sử dụng tổng hợp các biện pháp trên, sẽ giải quyết được thức ăn cho cá với giá thành hạ, dễ làm. Điểm cần chú ý là phải tính toán cân đối để đáp ứng đủ sô’ lượng, chất lượng, thời vụ và hạ giá thành.

Người ta đã tổng kết:

– Công nghệ nuôi cá bằng phân bón – nuôi sinh thái, nuôi quảng canh (bản chất là nuôi bằng thức ăn tự nhiên), năng suất cá nuôi thường 3 đến 5 triệu/ha/năm với cá truyền thống, đến 7 triệu/ha/năm với đối tượng nuôi là rô phi.

– Nuôi cá bằng phân bón kết hợp bổ xung thức ăn tình đơn lẻ (cám, bột ngô, bã bia…), năng suất đến 15 triệu/ha/năm, với đối tượng nuôi là cá truyền thống, không quá 15 triệu/ha (khi đối tượng nuôi là rô phi đơn tính).

– Muốn nuôi cá đạt năng suất trên 20T/ha/năm phải nuôi bằng thức ăn chế biến, được phối trộn nhiều loại nguyên liệu và xử lý môi trường (quạt nước, sục khí), đối tượng nuôi phải là rô phi đơn tính).

Việc sử dụng nguyên liệu và chế biến thức ăn cho tôm cá, nên dùng những loại rẻ tiền, dễ kiếm ngay tại địa phương:

– Các tỉnh vùng duyên hải, nơi có những cảng cá; nên tận dụng nguồn cá tạp để chế biến thức ăn: cá tạp được xay nhỏ, trộn với gạo xay nghiền nhỏ (hoặc ngô, bột sắn (sau khi xử lý lên men), cám rồi nắm lại, tốt nhất cho qua máy đùn tạo viên rồi phơi (sấy) khô dùng dần. Các tỉnh vùng đồng bằng, nên dùng nguyên liệu như kể trên, nguồn protein bổ sung, là ốc bươu vàng, ếch nhái, tốt nhất là nuôi giun (quế hay ) nghiền nhỏ, trộn với nhau. Các tỉnh trung du và miền núi; nơi có ưu thế về đất rộng, nên trồng cỏ, trồng cây keo dậu để giải quyết thức ăn cho cá. Và đối tượng chính cũng nên là cá trắm cỏ.

– Rèn luyện, thay đổi thói quen ăn mồi ở cá: Hiện nay, ở vùng duyên hải, có nhiều đối tượng cá nuôi kinh tế như cá bông bớp, cá song, cá vược. Các đối tượng này được cho ăn bằng cá tạp tươi sống. Công nghệ nuôi như vậy, có 2 điều đáng lo ngại: Môi trường nước dễ bị nhiễm bẩn và thức ăn cho cá không phải lúc nào cũng có được, sẽ dẫn tới sự phát triển kém bền vững và khó triển khai mở rộng. Để khắc phục, cần phải thay đổi tính ăn của cá sang ăn mồi chế biến (viên nổi hay chìm tuỳ loài). Việc thay đổi thói ăn của cá phải từ khâu cá giống. Nếu cá giống mua về, chưa biết ăn thức ăn viên, cần phải rèn luyện: Để cá nhịn đói, sau cho cá xay (mà không cho cá vụn tươi sống), sau đó tăng dần “chất độn” trong thức ăn lên. Quá trình này cần có thời gian (1 – 2 tháng). Đã có trường hợp nuôi cá vược bằng cá tạp, bắt cá nhịn đói cả tuần, sau cho thức ăn viên ngay, chúng bỏ ăn luôn. Cá có thói quen trong sử dụng thức ăn khá bền vững. Phá vỡ thói quen này để thành lập thói quen khác là khó khăn, lâu dài, kiên nhẫn. Ngay như khi nuôi cá trắm cỏ, nếu đang cho ăn cỏ tự nhiên, chuyển sang cho ăn bằng rau muống (mặc dù “ngon” hơn, nhưng chúng cũng bỏ ăn vài ngày mới quen được, đến khi quay lại cho ăn cỏ sau vài tháng cho ăn rau, chúng cũng phải quen dần!

0