23/05/2018, 15:32

Chuẩn bị con giống trong nuôi kỳ đà thịt

Nhận biết đặc điểm các giống Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn nhiều, có thể dài 2,5 – 3m, nặng khoảng 10kg. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm, mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi ...

Nhận biết đặc điểm các giống

Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn nhiều, có thể dài 2,5 – 3m, nặng khoảng 10kg.

Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm, mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón toè rộng, mặt dưới ngón có các nút bám để con vật dễ leo trèo. Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang và săn bắt mồi.

Theo sách đỏ Việt Nam (2012), ở Việt Nam có 2 loài kỳ đà: Kỳ đà hoa và kỳ đà vân 2 loài kỳ đà2 loài kỳ đà

Đặc điểm nhận dạng kỳ đà hoa

Kỳ đà hoa có cơ thể dài đến 2,5m; con cái có cơ thể nhỏ hơn con đực. Đây là loài thằn lằn có kích cỡ lớn nhất thuộc họ kỳ đà Varanidae ở nước ta.

Đầu thuôn dài, cổ dài, mõm dài và hơi dẹp có hai lỗ mũi hình bầu dục ở vị trí gần mõm hơn là gần mắt. Kỳ đà hoa trưởng thànhKỳ đà hoa trưởng thành

Lưỡi dài mảnh, đầu lưỡi chẻ đôi; lưỡi luôn luôn thò ra thụt vào qua khe miệng như lưỡi rắn. Cơ thể to dài, còn đuôi dẹp bên, sống đuôi rất rõ.

Cá thể trưởng thành thân có màu nâu vàng lục.

Những hoa văn ở cá thể non trở nên ít rõ và càng khó phân biệt ở những cá thể già.

Cá thể non có :

– Lưng màu đen với những vết vàng nhỏ và to hình tròn xếp theo hàng ngang

– Mõm có những vạch ngang rất rõ trên các vảy môi. Có một đường đen đi từ mắt đến thái dương. Kỳ đà hoa lúc nhỏKỳ đà hoa lúc nhỏ

Đặc điểm nhận dạng kỳ đà vân

Có cơ thể dài đến 2m, kích thước và hình dáng tương tự như kỳ đà hoa.

So với kỳ đà hoa:

– Lưng có màu xám hay nâu nhạt với những đốm vàng nhỏ rải rác

– Các chi có những vết màu đen nhạt nằm theo chiều ngang và có những vân đen

Lưng kỳ đà vân màu nâu nhạtLưng kỳ đà vân màu nâu nhạt

– Bụng có nhiều vân nâu xám và vàng.

– Đuôi kỳ đà vân không dẹp bên như kỳ đà hoa.

– Lỗ mũi là một khe xiên có vị trí gần mắt hơn đầu mõm. Lưng kỳ đà vân có màu xámLưng kỳ đà vân có màu xám Lỗ mũi kỳ đà hoa gần mõm Lỗ mũi kỳ đà vân gần mắtLỗ mũi kỳ đà hoa gần mõm Lỗ mũi kỳ đà vân gần mắt

  Phân biệt kỳ đà vân và kỳ đà hoa qua mặt bên và mặt dưới đầu.Phân biệt kỳ đà vân và kỳ đà hoa qua mặt bên và mặt dưới đầu. Hình A, B: Mặt dưới và mặt bên của đầu kỳ đà vân và kỳ đà hoa

Ở Việt Nam, kỳ đà vân được nuôi phổ biến hơn kỳ đà hoa vì có giá trị thương mại cao hơn. Kỳ đà vân có thể sinh sản và ấp nở nhân tạo.

Xác định tiêu chuẩn chọn giống

Khi chọn kỳ đà giống để nuôi thịt, người chăn nuôi cần chú ý:

– Chọn giống để nuôi.

– Chọn con giống: Tình trạng sức khoẻ, trọng lượng .

– Nguồn gốc con giống.

– Giấy tờ chứng nhận (không phải động vật hoang dã).

Chọn giống

– Chọn giống kỳ đà vân để nuôi vì có giá trị thương mại cao hơn kỳ đà hoa.

– Chọn kỳ đà con khoẻ mạnh, lanh lẹ. Trọng lượng bình quân 300 – 350gam/con (3 con/kg).

– Chọn nơi cung cấp con giống có uy tính, có giấy chứng nhận của Chi cục kiểm lâm địa phương cho phép chăn nuôi loài động vật này.

Kỳ đà lớn nhanh, sau 1 năm nuôi có thể đạt trọng lượng 3,5 – 4kg/con. Khi kỳ đà đạt trọng lượng 1,8 – 3,5kg/con nên xuất bán, nếu để lớn hơn 4kg/con, thịt của kỳ đà dai nên giá trị kinh tế giảm và bán không được giá.

0