Phân loại thức ăn cho cá theo nguồn gốc
Thức ăn cho cá, tựu trung, gồm 2 loại: Thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Thức ăn cho cá tự nhiên Thức ăn tự nhiên là những vật chất có sẵn trong các thủy vực nước, được cá sử dụng làm thức ăn; bao gồm: Mùn bã hữu cơ là sản phẩm phân giải từ các vật chất hữu cơ (như xác chết các ...
Thức ăn cho cá, tựu trung, gồm 2 loại: Thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
Thức ăn cho cá tự nhiên
Thức ăn tự nhiên là những vật chất có sẵn trong các thủy vực nước, được cá sử dụng làm thức ăn; bao gồm: Mùn bã hữu cơ là sản phẩm phân giải từ các vật chất hữu cơ (như xác chết các sinh vật, tảo, vật chất hữu cơ do con người vứt xuống thuỷ vực); thực vật thuỷ sinh (các loại vi tảo, rong, cỏ nước); động vật (phù du, vi sinh vật, tôm, cá con, giun, trai, ốc, giáp xác, côn trùng…). Thức ăn tự nhiên phong phú hay không là do con người tác động: Khi bón phân vào thuỷ vực, các muối dinh dưỡng được vi sinh phân huỷ, khoáng hoá phân bón tạo thành. hinh thanh thuc an cho ca
Thức ăn nhân tạo
Định nghĩa thức ăn nhân tạo
Thức ăn nhân tạo là các loại thức ăn do con người cung cấp trực tiếp cho cá nuôi, đó là các loại thức ăn không cần qua khâu “khoáng hoá” trung gian để trở thành tảo hay vi khuẩn hoặc sinh vật khác làm thức ăn cho cá, mà là các loại thức ăn cá có thể trực tiếp sử dụng. So sánh các yếu tổ chính giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo (viên)
Nguồn: H.R. Schmittou; M.C.Cremer và Zhang Jian 1998
Giới thiệu một số loại thức ăn nhân tạo
– Thức ăn thô: là thức ăn có tỉ lệ chất xơ cao trên 20% như: các loại bã sắn, rau, bèo.
– Thức ăn tinh: là thức ăn có tỉ lệ chất xơ thấp dưới 20% như các loại: cám gạo, ngô, sắn, thóc, khô dầu,…
Dựa theo tính chất hoàn chỉnh của thành phần thức ăn, người ta chia thức ăn thành: thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp.
– Thức ăn đơn: là thức ăn chỉ gồm một thành phần như: các loại bột: sắn, bột gạo, bột ngô; cám gạo…
– Thức ăn đạm: gồm các loại thức ăn giàu đạm như: đỗ tương, bánh dầu (khô lạc, khô đậu tương), bột cá,…
– Thức ăn hỗn hợp: là thức ăn được phối trộn, gồm khá đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cơ bản: chất đạm, hydrat cac bon, chất béo, vitamin, muối khoáng…, đáp ứng gần đầy đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cá. Trong thức ăn hỗn hợp, chỉ tiêu quan trọng nhất là hàm lượng chất đạm (protein) chứa trong thức ăn. Thức ăn có hàm lượng đạm càng cao, có giá trị dinh dưỡng càng cao, và giá thành cũng cao tương ứng.
Theo Irma, 1983; Richard và Church, 1988. (Trích từ Tôn Thất Sơn, 2005) thức ăn được phân loại theo nguồn gốc, gồm:
– Thức ăn xanh: Các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi.
– Thức ăn thô khô.
– Thức ăn ủ xanh: Cây ngô tươi, cỏ voi, rau ủ xanh.
– Thức ăn giàu năng lượng: Các loại thức ăn có hàm lượng protein thô < 20%, xơ thô < 18% và TDT > 70% như: Hạt cốc (ngô, gạo, cao lương…), sản phẩm phụ ngành xay xát; củ quả (sắn, khoai, bí đỏ…); thức ăn giầu protein nguồn gốc thực vật (hạt họ đậu) và phụ phẩm công nghiệp chế biến (khô dầu = bánh dầu)
– Thức ăn giầu vitamine.
– Thức ăn bổ sung khoáng (bột vỏ sò, bột xương), các chất khoáng vi lượng..
– Thức ăn bổ sung vitamine.
– Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng (chất chống mốc, chống ôxy hoá, tạo mùi, tạo mầu).
– Thức ăn giầu năng lượng:
+ Thức ăn giầu protein có nguồn gốc động vật (bột cá, bột thịt, bột máu, sữa bột, giun, ốc, cá tạp, cá vụn.).
+ Thức ăn giầu protein có nguồn gốc thực vật (hạt cây họ đậu), phụ phẩm công nghiệp chế biến (khô dầu các loại)
+ Nấm men, tảo biển, vi sinh vật.
Các loại nguyên liệu thường dùng để chế biến thức ăn cho cá gồm:
+ Nhóm nguyên liệu tươi có nguồn gốc động vật bao gồm cá tạp, ốc, tôm tép, trứng gia cầm, nhộng tằm tươi, giun…
+ Nhóm nguyên liệu tươi, có nguồn gôc thực vật như rau, bèo, cỏ, lá xanh các loại.
Nhóm nguyên liệu tươi thường được chế biến cho cá ăn ngay trong ngày như trộn rau muống, rau khoai với cám nấu chín cho cá ăn hoặc ủ lên men rồi cho ăn, cũng có khi cho ăn ngay, trực tiếp.
+ Nhóm nguyên liệu khô có nguồn gốc thực vật bao gồm các loại hạt, như ngô, thóc gạo, đậu tương, sắn, cám (gạo, mỳ)…
+ Nhóm nguyên liệu khô có nguồn gốc động vật bao gồm các loại như: bột cá, bột thịt, bột đầu tôm, bột xương, bột nhộng tằm, bột máu, bột vỏ sò..
Các loại nguyên liệu trên có thể cho cá ăn trực tiếp riêng lẻ gọi là thức ăn đơn như khi cho cá ăn bột ngô, bột sắn, hay cám gạo…
Khi 2 hay nhiều nguyên liệu này được trộn lại với nhau theo tỷ lệ nhất định rồi mới cho cá ăn thì gọi là thức ăn chế biến (tổng hợp), thí dụ khi trộn bột ngô với bột cá hoặc khô lạc…
Các loại nguyên liệu khô thường được sơ chế (nghiền nhỏ), phơi khô, cho cá ăn dần như bột ngô, cám gạo, bột sắn: Khi cho cá ăn mới trộn thêm bột cá, khô đậu tương hoặc khô lạc. Phương pháp tiên tiến nhất là chế biến thức ăn dạng viên nén, sấy khô để dùng dần.
Trong nuôi cá, thông thường cá giống chỉ chiếm 10% – 15% vốn đầu tư, còn 60% – 80% chi phí là thức ăn thì hiệu quả mới cao. Bởi vậy: Nếu chỉ chú ý chi phí cá giống nhưng không cho cá ăn, hoặc cho ăn không đủ ắt cá sẽ lớn chậm, hao hụt nhiều, hiệu quả kinh tế thấp. Trong việc dùng thức ăn nhân tạo, khi phối trộn nhiều loại bao giờ cũng tốt hơn chỉ dùng một loại, vì mỗi loại thức ăn chỉ chứa một số dưỡng chất nhất định; khi dùng nhiều loại, chúng sẽ bổ sung cho nhau về mặt dinh dưỡng; bằng cách phối trộn nhiều loại, có thể tiết kiệm tới 20% chi phí. Cách chế biến như sau: các loại thức ăn (thóc, cám, ngô, sấn, đỗ tương, bột cá nhạt…) nghiền nhỏ và trộn theo tỷ lệ (thông thường: 30% bột ngô + 30% cám +10% bột cá +10% thóc nghiền + 20% bột đỗ tương rang). Nếu có điều kiện, nên ủ men trước khi cho ăn. Tuy nhiên, tuỳ theo đối tượng nuôi mà điều chỉnh thích hợp.