23/05/2018, 15:17

Những giống cừu tốt được nuôi nhiều trên thế giới

Nhiều nước trên thế giới, các giống cừu rừng được thuần hóa dần thành cừu nhà trong khoảng hơn hai thế kỷ nay. Nhiều quốc gia thích nuôi cừu hơn dê, không hẳn là do tính cừu hiền lành, không phá phách như dê, mà thực sự cừu là rất có ích cho đời sống của con người. Được hiết, trên thế giới ...

Nhiều nước trên thế giới, các giống cừu rừng được thuần hóa dần thành cừu nhà trong khoảng hơn hai thế kỷ nay. Nhiều quốc gia thích nuôi cừu hơn dê, không hẳn là do tính cừu hiền lành, không phá phách như dê, mà thực sự cừu là rất có ích cho đời sống của con người.

Được hiết, trên thế giới hiện nay có đến 914 giống cừu khác nhau. Trong khi đó tại Mỹ có 35 giống và phổ biến nhất là các giống Hampshtre, Rambouillet, Dorset, Suffolk, Dall, Barbary, Barbado…

Giống cừu Hampshire: giống này có xuất xứ tại Anh và là giống nổi tiếng tại nước này. Cừu Hampshire lớn con và được xem là giống cừu thịt nổi tiếng nhất và được nuôi nhiều nhất. Giống này có mặt đen và lông mịn ở chân. Bộ lông trôn mình ngắn, nhưng cũng nặng từ 6 đến 8 cân Anh. Hampshire Hampshire

Giống cừu Rambouillet: giống này được nuôi phổ biến nhất tại Mỹ. Chúng được phát triển từ đàn cừu có lông mịn dài và đẹp của Tây Ban Nha và Pháp. Giống Rambouillet có kích thước trung hình, mặt trắng và lông mịn ở chân. Riêng bộ lông dày và mịn của chúng cũng cân nặng trên dưới 5kg.

Giống cừu Dorset: giống cừu này có xuất xứ từ miền Nam nước Anh, và được nhập vào Hoa Kỳ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nghĩa là mới chỉ hơn 100 năm nay. Đây là giống cừu mặt trắng, lông ngắn, thân mập mạp, kích thước trung bình và nổi tiếng nuôi con giỏi. Giống này cũng có bộ lông dày và cân nặng từ 5 đến 8 cân Anh (khoảng trên dưới 3kg).

Giống cừu Suffolk: giống cừu này được nuôi rộng rãi tại nước Anh và lần đầu tiên được du nhập vào Mỹ là năm 1888 cho đến những thập niên đầu của thế kỷ 20. Đây là giống cừu lớn con, đầu không lông, mặt đen và chân cũng đen. Tại Mỹ, giống cừu Suffolk được lai giống phổ biến, và tạo ra được những nòi cừu lai vừa lớn con vừa mau tăng trọng. Giống cừu DorsetGiống cừu Dorset

Giống cừu Dall: giống cừu này lúc đầu chỉ có cái tên mộc mạc là cừu Trắng, nhưng sau được nhà động vật học người Mỹ tên là W.H.Dall có công thuần dưỡng nên chúng được mang tên ông. Trong đời sống hoang dã chúng thường sống thành bầy nhỏ từ năm đến mười con, ăn cỏ, lau lách mọc ở các đầm lầy. Chúng cũng sống ở các vùng cao như triền núi đá dốc. Vào mùa đông chúng rút vào các hốc núi để trú đông, tránh xa những vùng đồng bằng, nơi thức ăn hiếm dần.

Đây là giống cừu lớn con (con đực nặng khoảng 90kg, con cái khoảng trên dưới 60kg), có bộ lông trắng, thân rắn chắc, mắt vàng, tai tương đối nhỏ, đôi sừng to và cong, mũi đen, móng chân đen.

Giống cừu Barbary: giống cừu này có tên khoa học là Ammotragus Lervia, thuộc bộ Artiođactyla Auodads, có xuất xứ ở các ngọn đồi vùng Sahara và cư trú ở tất cả các vùng núi Bắc Phi châu. Như vậy, Barbary trước là giống cừu hoang dã ở Bắc Phi, nó có hình dáng giống dê. Vào cuối những năm 1800, cừu Barbary được du nhập vào Âu châu, trong đó có Đức và Ý.

Mãi đến năm 1900 cừu Barbary mới du nhập lần đầu tiên đến Mỹ, nhưng chỉ nuôi tại các vườn thú. Tại đây số lượng cừu sinh sôi nẩy nở càng ngày càng nhiều nên vườn thú mới bán cho các tổ chức, hoặc cá nhân để họ nuôi làm cảnh. Những người này vào những năm 1950 họ phóng thích một số lớn cừu Barbary vào thiên nhiên hoang dã ở Mêhicô và Texas, từ đó số lượng cừu Barbary sống hoang dã đã phát triển mạnh ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ.

Cừu Barbary khá lớn con, con đực có trọng lượng gần 150kg, trong khi con cái chỉ nặng khoảng 60kg. Nhìn chung giống này có màu lông chủ yếu là nâu, tuy nhiên các vùng cằm, cổ, ngực và bên trong cặp chân trước lại được bao phủ với lớp lông dài màu trắng, mới nhìn qua nhiều người lầm tưởng đây là giống cừu có râu như dê. Cả con đực lẫn con cái cừu Barbary đều có cặp sừng cong về phía sau, và đầu sừng chĩa về phía cổ. Sừng cừu cái nhỏ hơn sừng cừu đực, nhưng hình dáng thì giống nhau.

Giống cừu này ăn các loại cỏ và các bụi cây thấp nhỏ. Có điều đặc biệt là vào mùa đông, chúng ăn cỏ là chính, và các mùa còn lại trong năm chúng lại thích gặm nhấm các loại cây nhỏ là chủ yếu.

Mùa sinh sản của giống cừu Barbary kéo dài từ tháng ba đến tháng mười, cừu mẹ mang thai 160 ngày và thường chỉ đẻ 1 con. Chỉ những cừu cái già mới đẻ 2 con.

Đây là giống cừu có bản tính hung dữ, cả cừu đực lẫn cừu cái đều giống nhau. Trong mùa sinh sản, các cừu đực thường choảng nhau chí tử bằng cách lao đầu vào nhau, móc sừng vào nhau rồi xoay thân mình to kềnh vật lộn với nhau khiến đầu sừng móc vào da thịt trông ghê rợn.

Tại Mỹ, một thời giống cừu Barbary được nuôi để dùng cho việc săn bắn mang tính thể thao. Còn dân du mục của vùng sa mạc Sahara thì sống lệ thuộc vào giống cừu này nhờ thịt, lông, sừng và da…

Mãi gần đây giống cừu này mới được chuyển qua nuôi thương mại tại Mỹ, nhiều nhất là ở Texas…

Và sau đây là một số giống cừu tốt được nuôi nhiều trên thế giới:

Giống cừu Pelibuey: do được nhiều nơi chọn nuôi nên giống cừu này được mang nhiều tên khác như Carnevo de pelo de huey, Cuban Hatry, Cubano Rojo, Peliguey, Tabasco…

Pelibuey là hậu duệ của giống West African Pwarf và được người ta tìm thấy ở Cuba, vùng duyên hải của Mêhicô và các địa phương khác trong vùng vịnh Caribê.

Sắc lông của giống cừu này từ màu nâu pha vàng lợt đến nâu, nâu xẫm, màu đỏ, màu trắng, màu kem, có khi lang lông trắng hoặc xám.. Cừu đực ít con có sừng và có lông khoang ở cổ. Cừu cái nếu có sừng đều bị cưa bỏ. Giống này con đực cân nặng khoảng 60kg, trong khi con cái chỉ nặng hơn 30kg mà thôi.

Tuổi động dục của cừu Pelibuey là khoảng một năm rưỡi tuổi, thời gian mang thai gần 7 tháng, cừu con có sức tăng trọng nhanh, khi 4 tháng tuổi đã có thể cân được 12kg.

Giống cừu Africana: giống này còn mang những tên khác như Pelona, Camura, Red African, Rojo Africana, Colombian, Wooles, và West African. Trong đời sống hoang dã, chúng sống nhiều ở Colombia và Venezuela. Bộ lông giống cừu này màu nâu, nhưng cũng có những con lông nâu pha vàng lợt, hoặc từ màu đỏ anh đào đến lông màu đỏ đậm.

Giống cừu Africana có trọng lượng khoảng 55kg ở cừu đực và 30kg ở cừu cái. Để tránh nguy hiểm cho người chăn, dù đã được thuần hóa lâu năm, cả cừu đực lẫn cừu cái đều bị cưa cụt sừng.

Giống cừu Brazilian Somali: giống cừu này còn mang những tên khác như Somali Brasileivo, hay Rabo gordo.

Giống cừu này có xuất xứ từ vùng Blackhead Persian rồi cho giao phối với cừu địa phương mà ra. Năm 1939, Brazil đã nhập từ West Indies bốn cặp cừu giống và đem về nuôi để lấy lông là chính.

Giống này có bộ lông màu trắng, chỉ lông đầu màu đen. Thân mình chúng tương đối nhỏ, khi nuôi cả cừu đực và cừu cái đều bị cưa cụt sừng.

Ở Brazil giống này được đánh giá là dễ nuôi, lại có tỷ lệ tử vong thấp nhất so với nhiều giống cừu khác trong giai đoạn sơ sinh đến ba bốn tháng tuổi.

Giống cừuBlackhead Persian: có nguồn gốc ở các vùng khô cằn miền đông Phi châu (Somalia). Đây là một trong những giống cừu có mông to (cho nhiều thịt) nên được nhiều nơi chọn nuôi.

Ở Nam Phi, người ta được biết giống cừu này với tên gọi Swart Koppersie, còn ở Brazil nó mang tên Somali Brasiletra. Giống cừu này có thân mình phủ lông trắng, lông đầu màu đen, thể trọng trung bình (đực 50kg và cái khoảng 30kg), cừu con lớn nhanh, ba tháng tuổi có thể cân nặng hơn 12kg.

Có những giống cừu rất nổi tiếng và được nhiều nước trên thế giới chọn nuôi. Đó là những giống:

– Cừu Leicester là giống lớn con, nhiều thịt và cũng là giống cho len nổi tiếng.

– Cừu Border Leicester cũng mang những đặc điểm tốt như giống Leicester.

– Cừu Lincohn và Cotwold là giống cừu lớn con, cho nhiều thịt và cho len giá trị.

Ngoài ra nhiều nước trên thế giới cũng chuộng nuôi những giống cừu có sức tăng trọng nhanh, sinh sản sớm, cho thịt nhiều và len tốt như cừu Shropshtre Down, South Down, Dorset Horned…

Giống cừu sữa cao sản Luigi Francomano (trong hình) hiện đã và đang được nuôi phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.

0