Cách chọn cừu đực giống
Nuôi cừu cho sinh sản, con đực và con cái giống đều phải được tuyển chọn kỹ, nhất là con cừu đực giống. Vì cừu đực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bầy đàn tốt sau này. Điều này cách nay cả trăm năm nông dân mình cũng đã ý thức rõ. Còn nhớ, thuở mới bắt đầu với việc nuôi cừu, người ...
Nuôi cừu cho sinh sản, con đực và con cái giống đều phải được tuyển chọn kỹ, nhất là con cừu đực giống. Vì cừu đực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bầy đàn tốt sau này. Điều này cách nay cả trăm năm nông dân mình cũng đã ý thức rõ. Còn nhớ, thuở mới bắt đầu với việc nuôi cừu, người xưa đã cố chọn nhũng con cừu đực giống thật lực lưỡng, cao to, đẹp mã lại thích nghi với phong thổ nước ta để cho phối giống với cừu cái vốn nhỏ con, ít thịt nhưng đẻ sai, nuôi con giỏi sẵn có trong nước.
Việc tuyển chọn này đâu phải chỉ trong một ngày một bữa mà được, có khi phải mất đến hàng chục năm trời. Thì đó, hàng chục giống cừu lớn con do người Pháp nhập về thời trước như các giống Mérinos d’Arles, Caussinard, Bizet, Berrichon de l;Inđre… con nào cũng to cao, nặng đến bảy tám chục kí, nhưng rốt cuộc chỉ chọn được mỗi giống Berrichon de rindre, vì vừa hợp thủy thổ, vừa tạo ra đàn con khỏe mạnh, mang những ưu điểm của cừu cha. Trong khi những giống khác, tuy cũng vạm vỡ lớn con, nhưng là cừu từ xứ lạnh nhập về nên sống èo uột, bầy con sinh ra thường bại xuội hoặc chết non, nuôi không lợi.
Do đó, trong bầy đàn mà có những con đực giống thật tốt là điều mà chủ nuôi cừu nào cũng mơ ước. Vậy, cần những tiêu chuẩn nào để chọn cho được con cừu đực tốt để làm giống?
Chọn đúng giống cần nuôi
Như quí vị đã biết, cừu có nhiều giống: có giống cao sản như Luigi Francomano, có giống vừa nhiều thịt vừa cho len tốt như cừu Border Leicester, Dorset Hornet, lại có giống cừu chuyên dụng thịt như Cotwotd ở Anh, có giống vừa tăng trọng nhanh vừa sinh sản sớm như cừu South Down. Vậy tùy vào mục đích nuôi cừu của mình mà cố chọn cho được giống cừu thích hợp để nuôi mới có lợi. Nếu không có điều kiện chọn được cừu rặc giống thì chọn cừu lai cũng được, nhưng điều cần là con lai đó cũng mang ngoại hình tương tự như cừu cha của nó.
Chọn cừu là “con một”
Do cừu mẹ chỉ đỏ có một con đực duy nhất nên cừu đực con đó vừa sinh ra đả có khối lượng cơ thể khá lớn, lại vừa được “độc chiếm” bầu sữa của cừu mẹ nên tăng trọng rất nhanh, có sức khỏe tốt.
Chọn cừu đực con từ cừu cha mẹ còn tơ
Nên chọn cừu đực con làm giống từ cừu cha mẹ còn tơ. Tơ ở đây không phải mới đẻ lứa đầu, mà từ lứa thứ hai, thứ ba mới tốt. Cừu bố và cừu mẹ tơ quá hay già quá do thể trạng yếu nên con chúng thường nhỏ con, chậm lớn và dễ mắc bệnh tật vì sức đề kháng yếu.
Nên chọn giống cừu không sừng
Cừu cũng có giống không sừng (trọc) và giống có sừng. Hiện nay, các nhà chăn nuôi cừu trên thế giới đang có xu hướng chỉ chọn nuôi giống cừu không sừng và loại bỏ dần giống cừu có sừng, như cách họ hiện nay vậy. Trước đây, nuôi cừu có sừng chủ nuôi phải cưa cụt sừng cả cừu cái lẫn cừu đực để chuồng trại giữ được lâu bền.
Bộ dạng của cừu trông hiền lành, chậm chạp chứ không nghịch ngợm, phá phách như dê, thế nhưng chung cũng thích gây hấn với nhau, nhất là vào mùa động dục của cừu cái. Bọn cừu đực thường dùng cặp sừng chắc khỏe vặn xuôi về sau tấn công nhau và dễ gây thương tật cho nhau. Một khi hai cặp sừng đó gài dính vào nhau sẽ tạo nên một thứ… đòn thế hiểm độc: hai con vật sẽ lăn kềnh ra vật lộn khiến các đầu sừng nhọn móc rách da thịt.. Đó là chưa nói đến sự nguy hiểm đối với người chăn nuôi mỗi khi cần tiếp xức với chúng.
Trong khi đó, cừu trọc thường hiền hơn, ít gây nguy hiểm cho nhau hơn.
Khả năng phối giống tốt
Chọn được cừu đực giống tốt, ngoại hình vạm vỡ là điều đáng mừng. Nhưng, nuôi đến tuổi trưởng thành mà khả năng phối giống của nó không tốt cũng phải thải loại. Hai tiếng “không tốt” ở đây bao gồm các nghĩa: sức yếu, cừu cái ít thụ thai, cừu con các lứa sinh ra không mang những đặc tính tốt của cừu bố…
Chọn tính nết
Nên chọn nuôi những cừu đực giống tính hiền, và loại bỏ những con hung dữ. Cũng nên ưu tiên chọn nuôi những cừu đực có nết ăn uông tốt, như phàm ăn và ăn uống tại máng không vương vãi.
Ngoài những đặc điểm đó ra, ta còn phải chọn kỹ phần ngoại hình của con cừu đực, theo những tiêu chuẩn sau đây:
– Đầu to vừa phải.
– Trán rộng.
– Cổ tròn, bạnh và ngắn.
– Ngực to, ức rộng.
– Bốn chân chắc khỏe, đùi và mông nở nang.
– Bụng thon nhỏ (cừu đực bụng phệ khả năng phối giống kém).
– Bìu dái không thòng, hai dái to và đều nhau mới tốt.
Tóm lại, chọn cừu đực giống rất cần đến sự kiên tâm trì chí, và luôn luôn khắt khe với sự chọn lựa của mình. Sự xuề xòa dễ dãi trong khâu chọn lựa dễ dẫn đến thất bại…