23/05/2018, 15:31

Chuẩn bị thức ăn cho kỳ đà

Bài viết trình bày nội dung cơ bản về nhận biết các loại thức ăn, lựa chọn, tính lượng thức ăn, bao gói, bảo quản thức ăn cho kỳ đà thịt, giúp bạn chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại, chất lượng thức ăn cho kỳ đà thịt theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Xác định nguồn thức ăn Kỳ đà là loài bò sát ăn ...

Bài viết trình bày nội dung cơ bản về nhận biết các loại thức ăn, lựa chọn, tính lượng thức ăn, bao gói, bảo quản thức ăn cho kỳ đà thịt, giúp bạn chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại, chất lượng thức ăn cho kỳ đà thịt theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Xác định nguồn thức ăn

Kỳ đà là loài bò sát ăn thịt và ăn tạp, chúng có thể ăn nhiều loại động vật và côn trùng khác nhau, kỳ đà thường thích săn bắt và ăn những con mồi sống, nhưng với con mồi chết kỳ đà cũng ăn được. Thức ăn của kỳ đà là cóc, ếch, nhái, gà, vịt, tôm, cá, cua, chuột, ốc, chim chóc, thịt động vật các loại, hay thịt thứ cấp, có thể dùng phụ phẩm động vật để giảm chi phí (đầu gà, phủ tạng động vật, gà vịt chết, heo con ngộp, da heo,…). Những loài côn trùng cũng là thức ăn của kỳ đà như: sâu bọ, cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, hoặc có thể tập cho kỳ đà ăn trứng gia cầm. Thức ăn của kỳ đàThức ăn của kỳ đà

Nuôi kỳ đà thịt từ khi nở đến 3 tháng nên cho kỳ đà ăn nhiều loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao (thịt gà, dế, thịt bò, gan bò, chuột con…) và phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau để kỳ đà phát triển tốt. Sau 3 tháng tuổi chủ nuôi có thể cho kỳ đà ăn thêm phủ tạng, phổi, lòng heo…để giảm chi phí thức ăn. Phải tập cho kỳ đà ăn thịt chín để dễ tìm nguồn thức ăn và dễ bảo quản thức ăn, kỳ đà ít bệnh.

Trong tự nhiên, kỳ đà thường leo lên các cây cao để tìm đến các tổ chim để nhấm nháp chim non và trứng chim. Nó cũng đào bới các bãi sông suối để tìm ăn trứng rùa, ba ba kể cả trứng của đồng loại nó.

Nuôi kỳ đà chỉ cần cho ăn những thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm. Trong tự nhiên, chính vì ăn uống với thức ăn đa dạng như vậy kỳ đà được coi là thành viên có ích cho con người như tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng. Kỳ đà tìm thức ăn ngoài tự nhiênKỳ đà tìm thức ăn ngoài tự nhiên

Khi nuôi kỳ đà không đưa mồi nhiều vào chuồng và phải thường xuyên phân loại vì lý do:

– Không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con.

– Dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí, chán ăn và gây ô nhiễm.

– Trưởng thành không đồng đều.

– Ảnh hưởng đến chất lượng và giảm số đầu con.

– Ngăn ngừa cắn nhau, tránh thất thoát. Phát hiện kịp thời và cách ly bệnh để điều trị.

Kỳ đà rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt kỳ đà thường hay ăn và uống nước vào chiều tối, nên phải thay nước hàng ngày. Một con kỳ đà trưởng thành uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy nước trong máng lúc nào cũng phải đầy đủ để chúng uống tự do. Nước dùng cho kỳ đà uống là thứ nước sạch ta dùng như nước máy, nước mưa, nước giếng. Mỗi ngày ta nên thay nước mới và trước đó cần phải cọ rửa máng cho sạch sẽ.

Lưu ý: Trước khi vào chuồng nuôi phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu, tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng.

Tính toán lượng thức ăn cần thiết cho cả đàn. Lượng thức ăn cần cho một kỳ đà sinh sản bằng 3 – 5% trong lượng cơ thể, 3 ngày cho ăn một lần. Nếu nuôi kỳ đà với số lượng nhiều, để chủ động nguồn thức ăn cho kỳ đà, người nuôi cần liên hệ thu mua các sản phẩm như:

– Cá vụn, cá dư ở các chợ (đón mua vào giờ tan chợ) về trữ ở tủ đông.

– Trứng gà vịt bị ấp sát, hay gia cầm con dị tật, yếu sức,…

– Nội tạng gia súc, gia cầm phế phẩm (vốn là thứ kỳ đà thích ăn) về rữa sạch trữ đông hoặc luộc chín và trữ đông.

– Nuôi dế (đẻ quanh năm)

– (lấy trứng và thịt)

– , nhái

– Nuôi cá đồng như cá lóc, cá rô,… Nuôi ếch làm thức ăn cho kỳ đàNuôi ếch làm thức ăn cho kỳ đà

Khi đã chủ động được đầy đủ nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà, chúng ta mới dám mạnh dạn tăng bầy đàn.

Chế biến thức ăn

– Kiểm tra lại toàn bộ thức ăn.

– Nếu thức ăn được bảo quản lạnh phải rã đông và làm cho bớt lạnh thức ăn. Loại bỏ những thức ăn kém chất lượng

– Làm nhỏ thức ăn cho phù hợp với tuổi và trọng lượng của kỳ đà. Nếu thức ăn quá lớn thì những kỳ đà nhỏ không ăn được hoặc khi ăn được thì kỳ đà cũng khó tiêu hoá dẫn tới tiêu chảy hay chướng bụng.

– Nếu cho kỳ đà ăn những phụ phẩm động vật thì nên tuyển chọn những phụ phẩm còn mới, ít bệnh tích, cắt bỏ những phần hư hỏng thối nát. Nếu là ruột của động vật phải loại bỏ hết phân trong lòng ruột. Tốt nhất là tậ p cho kỳ đà ăn những phụ phẩm động vật đã nấu chín, nấu chín thức sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp kỳ đà dễ tiêu hoá, nấu chín thức ăn cũng giúp người chăn nuôi bảo quản thức ăn được lâu và dễ hơn.

– Nếu cho kỳ đà ăn những loại động, côn trùng vật còn sống thì cần chuẩn bị như sau: Tuyển chọn những con mồi ít thương thật, ít bệnh tích trên cơ thể nhất là trên chuột, nguồn cung thức ăn sạch sẽ. Lưu ý trước khi cho ăn nên làm sạch thức ăn, có thể làm yếu con mồi trước khi cho ăn nhằm hạn chế con mồi làm tổn thương kỳ đà.

Trước khi cho ăn nên quét dọn chuồng trại sạch sẽ. Cho ăn vào lúc chiều tối thả mồi côn trùng, sâu bọ hay vào chuồng cho kỳ đà ăn. Trong chuồng đặt sẵn máng đựng thức ăn. Máng đựng thức ăn đặt rãi rác khắp nền chuồng không đặt tập trung một chỗ để chúng dễ ăn và kỳ đà không cạnh tranh mồi với nhau.

Về đêm kỳ đà hay bò ra “sân chơi” uống nước rồi nằm luôn trong máng uống hay bể tắm nên chiều tối phải thay nước, dội chuồng sạch sẽ để phòng bệnh.

Thức ăn cho kỳ đà con

Kỳ đà con mới nở thả vào chuồng úm (có khăn sạch để giử ấm, nên thay khăn 2 ngày 1 lần). Cho uống nước pha vitamin C.

Qua ngày thứ hai, tách chúng nuôi trong chuồng riêng, ta tập cho chúng ăn uống. Thức ăn là thịt bò xắt nhỏ hoặc cào cào (ngắt bỏ hết chân), dế, cá con, cá biển, ếch, nhái băm nhỏ bỏ vào để kỳ đà ăn. Trung bình 50 con kỳ đà con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 1 kg nhái con. Có con tự biết ăn mồi đựng trong đĩa trẹt, nhưng có con phải đút mồi vào miệng mới chịu ăn.

Trong tuần lễ đầu, mỗi ngày ta cho kỳ đà con ăn khoảng bốn năm bữa, cứ cách vài ba giờ một bữa. Qua tuần sau số bữa ăn trong ngày được bớt lại dần. Thức ăn ưa thích của kỳ đà con (dế) Thức ăn ưa thích của kỳ đà con (dế)

Kỳ đà con rất háu ăn, và nhờ thế mà chúng mau lớn. Chúng chỉ cần chủ nuôi chăm sóc một tháng đầu. Từ tháng thứ hai trở về sau, ta có thể nuôi chúng trong lồng như cách nuôi kỳ đà lớn vậy.

Nếu số lượng kỳ đà con nhiều, ta nên lựa ra những con cùng lứa để nuôi chung, như vậy con khỏe, con lớn không ăn tranh hết mồi của con nhỏ, con yếu.

0