23/05/2018, 15:30

Cây chuối

là cây có thân rễ, dạng củ ngắn, chứa chất bột, nằm ngầm trong đất, từ đó mọc lên các lá rất to. Các bẹ lá to, ôm lấy nhau thành một thân giả hình trụ cao tới 2 – 3m mà ta vẫn gọi là thân chuối. Phiến lá hình thuôn, to dài tới 2m, có gân giữa rất lớn và nhiều gân bên song song. Khi cây trưởng ...

là cây có thân rễ, dạng củ ngắn, chứa chất bột, nằm ngầm trong đất, từ đó mọc lên các lá rất to.

Các bẹ lá to, ôm lấy nhau thành một thân giả hình trụ cao tới 2 – 3m mà ta vẫn gọi là thân chuối. Phiến lá hình thuôn, to dài tới 2m, có gân giữa rất lớn và nhiều gân bên song song. Khi cây trưởng thành thì từ thân rễ mọc lên cuống cụm hoa xuyên qua thân giả mà lộ ra ở ngọn và mang một cụm hoa có hình đầu đạn. Cụm hoa dạng bông này có nhiều lá bắc, màu đỏ tía, xếp thành ba dãy dọc và nhiều lá bắc, màu đỏ tía, xếp thành ba dãy dọc và úp lên nhau. Ở kẽ mỗi lá bắc có khoảng 20 hoa xếp thành một nải hai tầng. Ở giữa cụm hoa là hoa lưỡng tính, ở gốc là hoa cái còn ở ngọn là hoa đực, Quả mọng, dài, có nhiều cạnh, chứa nhiều bột, khi chín màu vàng; các hạt nằm lẫn trong thịt quả thường tiêu giảm. Sau khi buồng quả đã chửi thì các bộ phận ở trên mặt đất của cây sẽ khô dần đi và tàn lụi.

được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới trên thế giới, là loại cây điển hình của vùng nhiệt đới ẩm. Do đã được trồng từ lâu đời nên có rất nhiều giống khác nhau. Chuối là nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của một số nước ở châu Mỹ và châu Phi.

Ở nước ta, chuối được trồng phổ biến khắp mọi nơi. Hầu như không có gia đình nông dân nào không có chuối ở gần nhà, ở chung quanh vườn. Ở nhiều địa phương, chuối được trồng tập trung trên diện tích lớn, đặc biệt là ở miền đông Nam bộ, có từng dãy đồi chuối mênh mông. Trồng xen trong vườn chuốiTrồng xen trong vườn chuối

Có rất nhiều giống trồng khác nhau, phân biệt ở hình dạng của quả, độ dày và màu sắc của vỏ quả, mùi vị và màu sắc của thịt quả. Có thể kể ra một số giống thường gặp. Ở Bắc bộ, có các giống: Chuối tiêu, chuối tây, chuối lá, chuối mật, chuối ngự, chuối mắn, chuối hột, chuối cơm, chuối ống bụt, chuối mỏ giang… Ở Trung bộ, có chuối cau, chuối tiêu, chuối mật lá, chuối mật móc, chuối mật mọi, chuối cau quảng, chuối tà nùng, chuối chác…Ở Nam bộ có chuối sứ, chuối cau, chuối mật, chuối chà, chuối hột, chuối lá, chuối tiêu hương, chuối xiêm,v.v…

Trừ chuối hột, còn các giống chuối trồng thường không có hạt. Chuối sinh sản chủ yếu bằng chồi do củ chuối (thân củ) đẻ ra. Ở điều kiện khí hậu của nước ta, chuối ra hoa kết quả quanh năm, tuy nhiên, tuỳ theo mùa mà giống chuối này hay chuối nọ ăn ngon hơn. Ở các tỉnh phía Bắc, trong mùa hè nóng bức, chuối tây ăn ngon nhất, nhưng từ mùa thu trở đi thì chuối tiêu lại ăn ngon hơn.

Nhìn chung, chế độ nhiệt thích hợp nhất đối với sinh trưởng của chuối là 10° – 30°c, vì vậy các vùng núi cao như Sapa (Lào Cai), Sình Hồ (Lai Châu), Đà Lạt (Lâm Đồng) không trồng được chuối. Tuy nhiên cũng tùy theo giống mà khả năng chịu lạnh của chuối có khác nhau; theo kinh nghiệm của các dân tộc miền núi thì các giống chuối lá, chuối hột có khả năng chịu lạnh hơn các giống chuối khác vì vậy hai giống này được trồng nhiều ở các vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

Chuối là một cây ưa đất ẩm, ít chịu được khô hạn. Thiếu nước hoặc đất khô quá, cây mọc chậm hoặc không mọc được, do đó muốn ở đất phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật riêng biệt. Tuy nhiên, cũng tuỳ theo giống mà khả năng chịu hạn của chuối cao hay thấp. Ở các tỉnh phía Nam có một số giống chuối có khả năng chịu bạn cao nên được trồng bạt ngàn ở các đồi miền đông Nam bộ.

Do không nắm được đặc điểm này, nên trong mấy năm trước đây, một số nông trường ở phía Bắc đã đưa những giống chuối trồng ở đồng bằng, vốn không có khả năng chịu hạn, lên trồng ở các vùng đồi núi (điển hình là khu kinh tế Thanh Sơn, Vĩnh Phú). Kết quả là chuối bị mắc bệnh sinh lý và chết lụi hàng loạt và khu kinh tế phải chuyển hướng sang trồng dứa.

Về phương diện chất đất, chuối ưa đất nhẹ, nhiều màu, dễ thoát nước.

Chuối là loại quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Quả chuối có hương vị ngọt thơm, có giá trị dinh dưỡng cao, ăn dễ tiêu hoá. Quả chuối xanh chứa 19% tinh bột, khi chín chứa 16 – 20% gluxit, 1,2% tinh bột, 0,6% lipit, 1,32% protein. Trong 100g quả chuối có 8mg canxi, 28mg lân, 0,6 mg sắt, 0,12 mg caroten, 0,04 mg vitamin Bu 0,05 mg vitamin B2, 0,07 mg vitamin pp và 6 mg vitamin c.

Chuối xếp vào thùng gỗChuối xếp vào thùng gỗ

Ngoài tác dụng ăn tươi là chủ yếu, quả chuối còn dùng làm nguyên liệu để chế biên bột chuối,mứt chuối, rượu chuối, tương chuối, kẹo chuối… nhiều nước châu Á dùng bột chuối ăn thay một phần lương thực. Quả chuối xanh, hoa chuối, thân chuối non dùng làm rau ăn.

Thân lá chuối có thể dùng làm thức ăn cho trâu bò, dê và lợn, nhất là cho lợn. Bèo, thân chuối, cám… đã là những thức ăn nuôi lợn cổ truyền của nhân dân ta.

Theo kết quả phân tích, lá chuối chứa 1,7% protein, 5,2% lipit, và cứ 7kg lá chuối có giá trị bằng một đơn vị thức ăn. Thân chuối chứa ít protein và lipit hơn, phải 12kg thân chuối mới được một đơn vị thức ăn.

Tuy giá trị dinh dưỡng của thân lá chuối không cao, nhưng cây chuối vẫn đóng một vai trò đặc biệt vì dễ trồng, có thể trồng xen ở các hàng rào, bờ đê, vừa lấy quả cho người ăn, vừa lấy thân để nuôi lợn, nhất là chuối sống được quanh năm, là nguồn dự trữ thức ăn xanh vô tận của đàn lợn trong bốn mùa, đặc biệt là trong mùa đông, lúc mà các loại thúc ăn khác khan hiếm.

Thân chuối chưa ra hoa có chứa một ít đường xaccaroza, chứa ít chất tanh hơn thân cây chuối đã ra hoa hoặc đã già. Do đó, khi chuối chưa ra hoa, các động thích ăn hơn cây chuối đã ra hoa. Độ ngon của thân chuối cũng còn phụ thuộc vào giống chuối, cụ thể là thân chuối tiêu hơi đắng nên lợn không thích ăn bằng thân chuối tây. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây chuốiThành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây chuối

Thân cây chuối non có thể dùng trực tiếp thay rau, bèo nuôi lợn. Thân cây chuối già, khi sử dụng muốn tăng giá trị dinh dưỡng thì nên thái mỏng, giã nhỏ cho vào vại ngâm, khi cho lợn ăn, trộn vối cám gạo hay các loại thức ăn có chất bột.

Còn củ chuối cũng có thể dùng làm bỗng để nuôi lợn thay cám.

Ngoài thân chuối, người ta còn dùng những quả chuối nhỏ, kém phát triển và vỏ chuối để làm thức ăn cho động được chúng ưa thích. Thành phần hoá học của quả chuốiThành phần hoá học của quả chuối

Vỏ chuối chiếm khoảng 30 – 45% trọng lượng của quả, có hàm lượng gluxit là 65% (của chất khô), hàm lượng đường toàn phần là 22%. Ngoài ra, trong vỏ chuối còn có nhiều loại vitamin trong 100g chất khô có 160mg caroten, 138mg vitaminC, 6mg axitnicotinic, 3mg vitaminE …

Mặc dù ở nước ta, cây chuối sống xanh tốt quanh năm và lúc nào ở các chợ cũng có chuối bán, nhưng để cây phát triển tốt, nên trồng chuối vào cuối xuân. Chọn những cây con mập, có hình búp măng cao trên 1m, lá còn ít và nhỏ. Nên trồng ở chỗ đất ẩm, thoát nước tốt. Đào hố sâu 50 – 55cm, rộng 60cm; bỏ phân, rác, mùn, bùn ao cho đầy hố. Lấy thuổng đánh đứt cây con ra, chú ý tránh làm thân cây và củ bị xây xát. Cắt hết rễ, xén bớt những lá lớn, rắc tro vào gốc cho khô rồi đem trồng. Sau khi trồng, nêu không gặp mưa, thì cần tưới nước cho chuối chóng mọc. Trồng ở đất đồi dốc, không tưới nước được thì phủ rác mùn hoặc các loại lá vào gốc chuối để giữ ẩm cho đất. Thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch quả chín, dài ngắn tuỳ thuộc vào chất đất, lượng phân bón và giống chuối trồng, nói chung khoảng từ 12 đến 18 tháng.

0