23/05/2018, 15:30

Khẩu phần ăn của lợn rừng

đực giống như thế nào? Người chăn nuôi có thể tham khảo bảng khẩu phần sau: Thời gian Khẩu phần Thời gian chờ phối Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn/ngày chia làm 3 lần. Trong ngày phối giống Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn/ngày chia làm ...

đực giống như thế nào?

Người chăn nuôi có thể tham khảo bảng khẩu phần sau:

Thời gian Khẩu phần
Thời gian chờ phối Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn/ngày chia làm 3 lần.
Trong ngày phối giống Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn/ngày chia làm 3 lần +02 quả trứng chín hoặc 100 g bột cá tốt hoặc 50 g bột sữa không kem.
Sau phối giống Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn/ngày chia làm 3 lần.

cái sinh sản như thế nào?

Người chăn nuôi có thể tham khảo bảng khẩu phần sau:

Thời gian Khẩu phần
Suốt thời gian mang thai Thức ăn xanh tự do + 1 kg thức ăn tinh phối trộn/ngày chia làm 3 lần.
Trong khi đẻ 0,2 – 0,5 lít nước muối loãng ấm
Nuôi con Thức ăn xanh tự do + 1 kg thức ăn tinh phối trộn/ngày chia làm 3 lần
Sau tách con Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn/ngày. Chia làm 2 lần.

Khẩu phần ăn của lợn sơ sinh và hậu bị như thế nào?

Người chăn nuôi có thể tham khảo các bảng khẩu phần sau:

Đối với lợn sơ sinh

Thời gian Khẩu phần
24 h đầu tiên sau khi ra đời Bú sữa đầu
15 ngày đầu tiên – 1 tháng tuổi Bú mẹ tự do + Bắt đầu ăn thức ăn dặm (cám gạo quệt ngang mõm hoặc liếm láp thức ăn thừa của mẹ,…). Cho ăn 0,01 – 0,08kg/con/lần. Mỗi ngày 3 – 4 lần + Đá liếm tự do.
1,5 tháng tuổi Bú mẹ tự do + ăn tự do các thức ăn thường ngày như cám, củ,… do con người cung cấp.
2 tháng tuổi Cai sữa

Đối với lợn hậu bị

Thời gian Khẩu phần
2 – 6 tháng tuổi Thức ăn xanh ăn tự do + 0,5 kg cám gạo hoặc ngô nấu chín/bữa trưa. Các bữa còn lại cho ăn tự do thức ăn xanh.
6 – 8 tháng tuổi Thức ăn xanh ăn tự do + 0,5 kg cám gạo hoặc ngô nấu chín/bữa trưa + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn bổ sung/bữa trưa. Các bữa còn lại cho ăn tự do thức ăn xanh.

Chăm sóc lợn rừng đực giống như thế nào?

Lợn đực giống phải được nuôi trong chuồng rộng rãi, thoáng mát, không bị gió lùa, mưa tạt, không bị trơn trươt hay quá nhám, gồ ghề dễ làm hỏng móng, ngã què chân lợn rừng và nhất thiết phải có sân chơi rộng (sân cỏ hoặc sân cát) để lợn vận động. Không nuôi chung nhiều lợn đực trong cùng 1 ô để tránh chúng tấn công nhau.

Ghuồng lợn đực phải gần khu lợn cái tơ chờ phối hoặc lợn nái sữa (đã đẻ và đang nuôi con) chờ phối để mùi đực kích thích lợn cái động dục và mùi lợn cái động dục kích thích tính hăng của lợn rừng đực.

Tắm mát hoặc cho lội nước thường xuyên để làm mát cơ thể, đảm bảo sự sản sinh tinh trùng được thuận lọi.

Trước khi cho đi phối nên tắm rửa sạch sẽ cho lợn đực và không cho ăn quá no hoặc không cho ăn.

Đực giống sử dụng 4 – 5 năm thì loại thải vì đực già thường chậm chạp, chất lượng tinh trùng kém cho tỷ lệ đạt phối không cao.

Chăm sóc lợn rừng cái khi mang thai như thế nào?

Chuồng phải được quét dọn sạch và sát trùng cẩn thận từ trước 5 – 7 ngày. Chuồng nền đất nhưng lót rơm khô, cỏ khô, bao bố sạch để lợn con có thể đứng lên ngay được như trong tự nhiên. Mặt khác, chuồng được lót cẩn thận sẽ giúp cho lợn con khi nằm bú không bị lạnh bụng, trầy xước cuống rốn và cổ chân trước.

Chỉ nên 1 – 2 người thường xuyên chăm sóc con lợn đó mới vào chuồng đỡ đẻ cho lợn. Không cho người lạ, thú lạ như chó, mèo,… vào theo để tránh làm lợn rừng cái hoảng sợ hoặc rất hung dữ dễ có phản ứng tự vệ điên cuồng, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm, dễ đẩy tỷ lệ tử vong của lợn con tăng cao.

Chăm sóc lợn rừng cái khi đẻ và nuôi con như thế nào?

Vì lợn rừng mẹ rất khéo đẻ và nuôi con nên sự can thiệp của người nuôi phải hết sức khéo léo. Việc theo dõi để có thể hỗ trợ kịp thời những ca đẻ khó là rất cần thiết nhưng người hỗ trợ cho lợn mẹ phải là người mà đã làm quen và gần gũi hàng ngày với nó.

Thường thì cứ 15 – 20 phút lợn mẹ đẻ 1 lợn con. Đôi khi cũng có trường hợp, lợn đẻ liên tiếp rồi ngưng nghỉ một thời gian rồi mới tống nhau ra ngoài.

Nếu đẻ bình thường thì trong vòng 3 – 4 giờ là lợn đẻ hết số con và hoàn tất việc tống nhau thai ra sau cùng. Nếu nái còn cong đuôi thì còn sót con hoặc nhau nên người chăn nuôi hết sức chú ý để có biện pháp can thiệp. Chỉ khi lợn mẹ nằm yên cho con bú, đuôi thõng xuống thì khi đó cuộc sinh đẻ mới hoàn tất.

Cho lợn mẹ uống nước muối loãng ấm. Cố gắng cho con lợn con nào ra trước bú trước để kích thích sự sản xuất Hoocmon Oxytocin (có tác dụng xuống sữa, thải sữa),… Chính Oxytoccin khi đến thành tử cung sẽ kích thích co bóp đẩy các bào thai còn lại ra ngoài và quá trình đẻ nhanh chóng được hoàn tất và trọn vẹn.

Trong thời gian lợn con còn bú mẹ thì nên bố trí ổn định chuồng ổ đẻ của bầy lợn, không thay đổi người chăm sóc, để lợn mẹ tự do chăm sóc và dậy dỗ bầy con và cho lợn mẹ ăn thêm nhiều thức ăn chứa sắt như bí ngô, rau xanh tươi,…

Lợn rừng cũng giống lợn nhà là không tích trữ sữa trong bầu vú mà chỉ tiết sữa khi có kích thích của lớn con tác động thần kinh lên đầu vú. Thời gian tiết sữa của lợn mẹ rất ngắn (25 – 30 giây) nên lợn con thường phải bú từ 15 – 20 lần/ngày. Cũng vì đặc điểm sinh lý này mà người chăn nuôi phải hết sức chú ý giữ yên tĩnh nơi nuôi mẹ con lợn rừng vì nếu có tiếng động, ồn ào lớn và nhiều sẽ gây phản xạ ngưng tiết sữa của lợn mẹ, lợn mẹ nóng giận, xuất hiện phản ứng bảo vệ con sẽ rất không tốt cho sức khỏe của lợn mẹ và lợn con.

Lợn rừng mẹ khi sinh con rất giữ con, giấu con nên khó tiếp cận. Vì vậy, ngay từ khi chăm sóc lợn mẹ mang thai đã phải để ý cách làm quen, thân thiện để có thể chăm sóc mẹ con lợn rừng được như ý muốn. Người chăm sóc lợn con phải là người đã rất quen thuộc, thân thiết với lợn mẹ. Nếu để người lạ sờ vào lợn con, có thể lợn con đó sẽ bị lợn mẹ cắn chết do ngửi thấy mùi lạ.

Chăm sóc lợn rừng con sơ sinh như thế nào?

Sau khi sinh 30 – 60 phút, lợn con có thể đứng dậy ngay và mỗi con tìm con mình một bầu vú mẹ nhất định. Sau nửa tháng chúng đã có thể theo mẹ đi ra ngoài tập kiếm ăn. Từ 1,5 – 2 tháng tuổi, lợn con đã cứng cáp và lúc này có thể cai sữa và tách đàn để nhập lợn mẹ vào đàn nái, nhập con vào đàn hậu bị.

Chú ý theo dõi để đảm bảo cả đàn lợn con bú được đủ sữa đầu vì sữa đầu rất tốt, đậm đặc, nhiều protein và đặc biệt là loại protein Gamma Globulin (một loại kháng thể) đảm bao cho lợn con đủ sức đề kháng trong những ngày đầu đời. Sữa đầu chỉ được sản xuất trong 24 h đầu tiên và lợn con cũng hấp thụ tốt nhất sữa đầu trong vòng 24 h sau khi được sinh ra. Có thể có những con yếu, không đứng vững để đi tìm vũ mẹ thì người chăn nuôi phải can thiệp, bế nhẹ nhàng lợn con đặt vào bầu vú còn trống để lợn con này được bú sữa đầu.

Để lợn con tập làm quen với thức ăn dặm thì cho thêm lượng thức ăn viên của lợn đẻ vào máng cho lợn rừng mẹ ăn, lợn mẹ sẽ ăn thừa và khi đó khuyên khích lợn con ra liếm máng ăn sau khi con mẹ ăn xong. Hoặc nấu chín các loại bột ngũ cốc, bột các loại đậu, bổ sung sữa khô, bột cá, bột xương,… rồi quệt vào mõm cho lợn con liếm láp hoặc cho thức ăn vào máng riêng để trong khoang chuồng lợn con để lợn mẹ khỏi ăn.

Để cung cấp thêm sắt nhằm chống thiếu máu cho lợn con nên tiêm 1ml Destran Fe vào cơ bắp ở cổ hoặc ở mông lợn con ở 2 – 3 ngày tuổi. Nếu dùng thuốc nội thì tiêm 2 lần vào 2 thòi điểm 3 và 13 ngày tuổi.

Trong trường hợp không có thuốc thì có thể cải thiện bằng cách dùng than hoạt tính (than củi) tán thành bột, đất sét đỏ, bột gạch đỏ nung lên nặn thành viên đặt rải rác trong chuồng cho lợn con liếm láp.

Tiêm phòng vacxin thương hàn vào 21 ngày tuổi, vacxin lở mồm long móng vào 30 – 45 ngày tuổi, vacxin dịch tả vào 40 – 45 ngày tuổi, vacxin và vacxin đóng dấu (tụ dấu) vào 50 – 60 ngày tuổi theo quy định của thú y.

Cung cấp nước trong chăn nuôi lợn rừng như thế nào?

Lợn rừng không chịu được nóng nên tiêu thụ nước rất nhiều bằng nhiều hình thức như uống, đầm mình, tắm,… Hơn nữa, nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt, trao đổi chất, xúc tiến mọi phản ứng hóa học trong cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng, chất cặn bã và sản xuất sữa. Do vậy, cung cấp nước trong chăn nuôi lợn rừng rất quan trọng.

Lượng nước trung bình cho lợn uống mỗi ngày bằng khoảng 7 – 12% trọng lượng hoặc từ 2,5 – 5 lít nước cho 1 kg thức ăn khô; tùy theo thời tiết.

Lượng nước tiêu thụ cao nhất trong ngày đối với lợn con là 3 lít, lợn choai là 5 lít, lợn đực, lợn nái sinh sản là 9 – 15 lít.

Ngoài ra, chủ trang trại còn phải tính nước thay thế trong các hồ, vũng, ao cho lợn đầm mình và tắm.

Nước uống cho lợn rừng phải sạch, mát. Có thể dùng các thiết bị núm uống hoặc bể, máng uống riêng biệt trong chuồng hoặc nơi cố định trong trang trại.

0