23/05/2018, 15:30

Cây bí đao

còn gọi là: Bí Phấn, Bí Xanh, là cây thân cỏ, sống hàng năm, bò leo nhờ các tua cuốn phân 2 – 4 nhánh ở nách lá. Lá có cuống mập, phiến hình thân tròn, dài và rộng 10 – 25cm, xẻ thuỳ ít hoặc nhiều, có lông cứng ở cả hai mặt. Hoa đơn tính, cùng gốc, to màu vàng, hoa đực mọc đơn độc. Quả to, ...

còn gọi là: Bí Phấn, Bí Xanh, là cây thân cỏ, sống hàng năm, bò leo nhờ các tua cuốn phân 2 – 4 nhánh ở nách lá.

Lá có cuống mập, phiến hình thân tròn, dài và rộng 10 – 25cm, xẻ thuỳ ít hoặc nhiều, có lông cứng ở cả hai mặt. Hoa đơn tính, cùng gốc, to màu vàng, hoa đực mọc đơn độc. Quả to, nạc, hình trụ, có thể dài tới 60 – 90cm, đường kính 25cm, nặng từ 6 – 9kg hoặc hơn nữa, màu xanh sẫm; khi non vỏ có nhiều lông dài, khi già có lớp sáp màu trắng; hạt dẹt, nằm ngang, màu trắng vàng.

Bí đao được trồng ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Á và miền đông châu Đại Dương.

Ở nước ta, bí đao được trồng phổ biến khắp mọi nơi, nhất là ở quanh các thành phố, thị xã.

Bí đao là một loại rau xanh có nhiều vitamin, dễ chế biến và bảo quản, được nhiều người ưa thích.

Trong các bữa ăn của bà con ta, chúng ta thường thấy những bát canh bí, những đĩa nộm tươi ngon hay đĩa lòng gà xào bí… Trong ngày tết nguyên đán cũng không thể thiếu món mứt bí đao. Còn nhiều hình thức chế biến bí làm thức ăn ngon, tuỳ theo từng địa phương. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của quả bí đaoThành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của quả bí đao

Sau khi người ta dùng phần thịt quả để ăn, còn lại phần ruột dùng làm thức ăn cho lợn.

Bí đao dễ trồng, có năng suất cao, có thể để dành được quanh năm. Kinh nghiệm trồng bí của nhân dân ta cho thấy rằng đất nào cũng có thể trồng được bí, trừ chân ruộng không thoát nước. Người ta có thể trồng bí trong vườn, ngoài ruộng đậu đỗ, ruộng khoai sọ, trên gò, đống, mô.

Chúng ta thường gặp hai giống bí đao chính là bí đá và bí gối.

Giống bí đá quả nhỏ, thuôn dài, vỏ xanh, khi già vỏ xanh xám và cứng, hầu như không có phấn trắng ở ngoài. Giống bí này dày cùi ít ruột, ăn ngon; dây bí nhỏ hơn dây bí gối, năng suất thường thấp hơn bí gối.

Bí gối quả to, khi quả già thì vỏ thường có lớp sáp trắng bao bọc. Giống bí này dầy cùi nhưng ruột tương đối to; dây bí dài, to và cho năng suất cao, trung bình mỗi dây từ 8 đến 12 quả.

Điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta thích hợp cho bí sinh, trưởng. Ở các các tỉnh phía Bắc, một năm có thể trồng hai vụ: vụ xuân trồng từ đầu tháng 2 trở đi và vụ thu trồng từ tháng 8 trở đi.

Không nên đánh lại vì làm như vậy cây sẽ thiếu sức sống hoặc chết. Nhân dân ta có câu tục ngữ “bầu trồng, bí gieo”, là xuất phát từ yêu cầu trên, bảo đảm cho cây dai sức, sai quả.

Bí đao ưa phân chuồng vì vậy cần bón nhiều loại phân này. Khi cây đã lên ngọn, cần giữ độ ẩm cho cây được tốt. Nếu trồng trong vườn, cần bắc giàn cho bí để bảo đảm đủ ánh sáng. Nếu trồng ngoài đồng, có điều kiện cũng nên bắc giàn hoặc đánh luống cho thoát nước. Chú ý không để quả nằm dưới rãnh nước. Ở ngoại thành Hà Nội, ngoài những ruộng dành riêng trồng bí, bà con còn trồng bí xen kẽ với dưa gang, khoai sọ, hành tỏi …vẫn đạt năng suất cao. Hợp tác xã Đào Xuyên (Gia Lâm, Hà Nội) có kinh nghiệm cắm cọc ngăn quanh bờ ruộng trồng màu, vừa giữ được trâu bò, vừa thả thêm bí, mỗi vụ thêm được hàng trăm quả một sào.

Khi quả to, cần buộc dây làm gióng đỡ quả, khỏi bị đứt dây. Khi quả đã già, trên mặt quả có lớp sáp trắng (phấn trắng) thì ta ngắt bí đem về. Muốn để dành, nên để nơi mát, khô ráo bằng cách bắc gióng và xếp bí lên. Chú ý không để chồng lớp này lên lớp khác. Bảo quản như vậy, có thể để dành bí trong nhiều tháng.

Trong mấy năm gần đây, các hợp tác xã ở quanh các thành phố thị xã đã trồng nhiều bí xanh, góp phần đáng kể trong việc tăng thêm nguồn rau xanh cho người và các động , nhất là trong thời gian giáp vụ, và dự trữ cho những ngày mưa bão lớn.

0