23/05/2018, 15:30

Cây khoai sọ

còn gọi là , là cây có thân củ nằm trong đất. Củ chứa nhiều tinh bột, hình cầu, gồm củ cái (củ mẹ) và nhiều củ con bám xung quanh. Lá có phiến hình khiên, gốc có hình tim; cuống lá (dọc) mập, mọc đứng dài trên dưới 1m. Cụm hoa dạng bông mo, ngắn hơn dọc lá, có màu vàng nhạt; trục của cụm hoa ...

còn gọi là , là cây có thân củ nằm trong đất. Củ chứa nhiều tinh bột, hình cầu, gồm củ cái (củ mẹ) và nhiều củ con bám xung quanh.

Lá có phiến hình khiên, gốc có hình tim; cuống lá (dọc) mập, mọc đứng dài trên dưới 1m. Cụm hoa dạng bông mo, ngắn hơn dọc lá, có màu vàng nhạt; trục của cụm hoa gồm bốn phần: Phần mang hoa cái ở dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản, trên nữa là phần mang hoa đực, dài bằng hai lần phần mang hoa cái, cuối cùng không sinh sản nhọn. Quả mọng.

thu hoach khoai mon

Khoai sọ được trồng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới.

Ở nước ta, khoai sọ được trồng phổ biến khắp mọi nơi, kể cả các vùng cao, nhưng nhiều nhất là ở các vùng đồi trung du.

Khoai sọ là loại cạn, có khả năng chịu hạn mà không chịu được ngập úng, vì vậy chỉ thích hợp để trồng ở các chân đất màu. Ở các tỉnh phía Bắc, vụ trồng chính là vụ xuân, cho thu hoạch củ trước mùa mưa.

Khoai sọ là một cây củ bột có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu để lấy củ cho người ăn, dưới các hình thức luộc chín, nấu độn cơm, nấu canh, hầm với thịt, nấu chè hoặc làm bột để chế biến các loại bánh. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ khoai sọThành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ khoai sọ

Tất nhiên củ và dọc lá khoai sọ là những nguồn thức ăn rất tốt cho lợn. Trước khi thu hoạch khoảng một tháng, bà con thường tỉa bớt dọc lá để băm nhỏ nấu cám cho lợn ăn. Đến khi dỡ củ, khối lượng dọc lá thu được nhiều, lợn ăn không hết thì có thể muối chua (ủ lên men) cho lợn ăn dần hoặc băm nhỏ phơi khô làm thức ăn dự trữ.

0