23/05/2018, 15:30

Tạo nguồn đạm tươi sống nuôi ba ba

Ở các bài trước đã đề cập đến khai thác nguyên liệu trên mặt đất để chế biến thức ăn cho Ba ba như Trùn Quế, Trùn Đất và Giòi. Trong phạm vi bài này tôi muốn giới thiệu cụ thể hơn các phương pháp khai thác đất đai xây chuồng trại, nuôi dưỡng, thu hoạch và chế biến thức ăn để nuôi Ba ba. So ...

Ở các bài trước đã đề cập đến khai thác nguyên liệu trên mặt đất để chế biến thức ăn cho Ba ba như Trùn Quế, Trùn Đất và Giòi.

Trong phạm vi bài này tôi muốn giới thiệu cụ thể hơn các phương pháp khai thác đất đai xây chuồng trại, nuôi dưỡng, thu hoạch và chế biến thức ăn để nuôi Ba ba.

So với nguồn lợi nhuận Ba ba đã lớn rồi thì kế theo đó là nguồn nuôi trùn và giòi cũng không kém phần quan trọng.

Tầm quan trọng của nghề nuôi trùn và giòi

Tại sao nuôi Ba ba bạn còn phải tổ chức nuôi trùn và giòi?

Vấn đề đặt ra ở đây như bạn đã biết: Ba ba là loại sống hoang dã thích ăn tạp, trong đó nguồn đạm động vật là nhu cầu thiết yếu chiếm từ 40 – 60% trở lên trong khẩu phần ăn. Nhưng khi thiếu đạm thì Ba ba cũng không chết ngay mà chỉ giảm tăng trưởng, phát dục, sức đẻ giảm rõ rệt. Sức đề kháng bệnh tật kém…lợi nhuận của bạn chắc chắn không thu theo ý muôn.

Vậy bạn muốn nuôi Ba ba theo phương pháp công nghiệp với số lượng lớn thì xin mách rằng bạn không thể bỏ qua chương trình nuôi trùn và nuôi giòi, nếu bạn thực hiện được chương trình nuôi trùn và nuôi giòi thì bạn sẽ thấy nó có những cái lợi của việc như sau:

1/ Trước hết là bạn tận dụng và huy động toàn bộ các diện tích đất đầu thừa, đuôi thẹo trong khuôn viên trang trại của bạn từ không có giá trị để tạo ra giá trị hàng hóa.

2/ Tận dụng hết nguồn lao động dôi thừa đối vứi công nhân chăm sóc nuôi Ba ba và cả lao động phụ khác trong gia đình.

3/ Nguồn phân từ con trùn thải ra cũng khá lớn để bạn phục vụ cho trồng trọt hoặc bán cho người trồng cây kiểng (1kg phân trùn tương đương 1kg phân đạm).

4/ Phần quan trọng nhất là bạn chủ động được nguồn đạm tươi sống thường xuyên để đủ hoặc dư thừa để nuôi Ba ba. Trùn là loại thức ăn giàu đạm 1 kg trùn, giòi khô lượng đạm chiếm tới 50 – 60% và các Vitamin acid amin, khoáng.

Như vậy nếu bạn tổ chức nuôi trùn và giòi tốt, chi phí thức ăn của bạn sẽ tiết kiệm được 50 – 60% giá thành mua thức ăn.

5/ Số lượng trùn bạn nuôi thừa bạn không sử dụng nuôi Ba ba hết thì bạn còn có thể nuôi cá, gà vịt, ngan ngỗng hoặc phơi khô bán cho các nhà làm thuốc, nếu quy mô lớn còn có thể xuất khẩu.

Thị trường hiện nay, các trại giống lớn chưa đủ trùn dể cung cấp cho Ba ba, giá trùn Quế đến 140.000 – 150.000đ/ 1kg, Trùn đất và giòi cũng tương dương trùn quế.

Do những tầm quan trọng và nhu cầu thực tế dó, nếu bạn muốn nuôi Ba ba với số lượng lớn và lợi nhuận cao thì nhất thiết bạn không thể bỏ qua khâu nuôi trùn và giòi.

Kiến tạo hồ – chuồng ngôi và thu hoạch

Trong khuôn viên trang trại của bạn nơi nào trống và không có mục đích sử dụng gì khác thì bạn tổ chức khai thác để nuôi trùn và giòi, kể cả bờ bao, đường đi nội ô,nhưng phải còn tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân đi lại chăm sóc và thu hoạch để cho Ba ba ăn hàng ngày.

Nuôi trùn quế

Trùn Quế ở nam bộ còn gọi nó là trùn nước hoặc trùn chỉ, vì các loại trùn này có hình dạng giống nhau.

Kiến tạo chuồng trại

Ví dụ: Bạn có trang trại mặt ao nuôi Ba ba từ 100m² trở lên thì bạn sẽ có một số diện tích đất phụ bằng 40 – 45% để kiến tạo chuồng trại nuôi trùn và giòi là 40 – 45m².

Nghĩa là đường đi, tối thiểu bạn cũng dành mặt đường là 2m, như vậy bạn cắt ra bớt 0,5 đến 1 m để kiến tạo chuồng hố nuôi trùn và giòi.

Sau đây là các bước kiến tạo:

Phần mặt trong dựa vào tường rào chắn của hồ nuôi Ba ba.

Mặt ngoài và hai đầu hố bạn dùng Tole hoặc tấm Pirôcimăng cắt 0,5m cắm sâu xuống 0,2m còn thừa trên mặt đất là 0,3m cũng có thể xây bằng gạch cũng được.

nuoi trun que

Nền đáy bên trong nện thật chặt và bằng phẳng/ dùng tấm Simili hoặc nilon trải dưới đáy hố và mí thừa cho phủ lên thành hố. Kiểm tra kỹ không được có lỗ thủng, trùn sẽ chui ra đất hết.

Phần trên dùng mái che bằng tấm Pirô hoặc lá dừa để tránh mưa.

Mặt giáp đường đi nên dùng tấm bạt che phủ từ trên xuống và cuốn lên được. Chủ yếu là che mưa và ánh sáng.

Hỗn hợp nguyên liệu làm thức ăn cho trùn:

+ Phân bò khô 55%.

+ Rơm rác mục 30%.

+ Đất sét khô tơi vụn 10%.

+ Phân urê 5%.

Bốn thứ trộn đều đổ vào hố san bằng mặt cao 0,2m và dùng nước tưới cho có độ ẩm từ 80 – 85%.

Gắn bóng đèn 40W chiếu sáng lúc đêm hoặc khi mưa giống không cho trùn vượt ra khỏi mặt hố nuôi. Kiến tạo chuồng nuôi trùn Quế dựa vào thành hồ nuôi Ba ba (nhìn thẳng trên vào thành ao)Kiến tạo chuồng nuôi trùn Quế dựa vào thành hồ nuôi Ba ba (nhìn thẳng trên vào thành ao) Kiến tạo chuồng nuôi trùn Quế dựa vào thành hồ nuôi Ba ba (nhìn phía đầu chuồng)Kiến tạo chuồng nuôi trùn Quế dựa vào thành hồ nuôi Ba ba (nhìn phía đầu chuồng)

Nuôi dưỡng và thu hoạch

Cứ 5m² thả 1 kg trùn giống. Với số lượng phân trùn ăn đợt đầu phải 15 ngày.

Theo dõi rắn, chim chóc, ếch nhái, gà vịt v.v…vào ăn trùn. Khi nào số lượng phân trên mặt thấy nhiều cứt trùn to đùn lên nhiều thì chứng tỏ trùn đã lớn và đến ngày thu hoạch. Cũng do hết thức ăn nên trùn bò lên mặt phân.

Cách thu hoạch: dùng gạt bằng thanh tre hoặc gỗ, gạt lớp phân trên khi nào đến lớp trùn.

Thu 1 lần:

Dỡ tấm che cho ánh sáng chiếu vào mạnh hoặc thắp điện sáng, gây tiếng động cho trùn rút xuống đáy chuồng gạn bỏ hết lớp phân trùn, khi nào còn lại trùn không thì dùng 2 bàn tay dưa 10 ngón tay làm như răng lược xúc trùn và rung rung cho đất rớt ra rồi bỏ số trùn đó vào thau chậu. Nếu sợ trùn thì dùng 2 thanh tre làm như 2 cái nĩa xúc cũng dược nhưng chậm hơn bằng tay.

Thu gom từ từ ô nào sạch ô nấy, thu xong rồi đổ phân trở lại và nuôi tiếp chu kỳ sau:

Thu tỉa:

Thu tỉa hiệu quả kinh tế hơn thu 1 lần, vì thu tỉa chỉ bắt con to đi tiêu thụ, con con và trứng ấu trùng lẫn trong phân sẽ sinh trưởng mau hơn thu 1 lần.

Khi thu hoặc cũng vén rèm và gây tiếng động, chiếu ánh sáng mạnh cho trùn chui rút xuống đáy, cào lớp cứt trùn gạt bỏ để làm phân.

Sau đó nhặt từng con quảng thẳng xuống hồ cho Ba ba ăn, hoặc đưa vào xô chậu để chế biến, chọn lựa thu ngăn nào gọn ngăn đó, rồi lấp phân còn lại như cũ, đồng thời bổ xung thêm phân theo công thức chế biến sẵn cho đủ hoặc hơn số phân đã loại ra (thông thường mỗi kỳ thu là bổ sung 20 – 30%).

Nhờ thu tỉa nên sản lượng trùn tăng nhanh và mỗi tuần có thể thu 2 – 3 lần (cứ 5m² thu 1 kg trùn) mỗi tháng 5m² cho từ 10 – 15kg trùn.

Theo cách nuôi và thu trên, nếu bạn có 100m² ao hồ thì bạn đương nhiên là có 25 – 35m² diện tích nuôi trùn mỗi tháng, bạn có từ 100 – 150kg trùn cho Ba ba ăn, và có 1 lượng phân thải ra 2000 – 3000kg để trồng trọt (1kg phân trùng tương đương với 1kg phân đạm).

Thu tỉa và quẳng xuống ao cho Ba ba ăn ngay thì sẽ không là dơ nước. Trùn xuống nước còn sông tự do được 2 – 3 giờ, thời gian đó Ba ba sẽ tìm ăn hết. Số trùn còn lại sẽ sinh sản nhanh cộng với ấu trùng và trứng còn lẫn trong phân sẽ tăng nhanh chóng bù đắp số trùn đã thu hoạch, nhờ đó mà quanh năm suốt tháng lúc nào bạn cũng có nguồn dạm tươi sống cung cấp cho đàn Ba ba của bạn nuôi.

Số dư thừa ra bạn có thể chăm sóc nuôi thêm Cá hoặc gà, vịt.

Thường trị giá 1 kg trùn sống tương đương với 4 – 5kg thịt cá tươi và 5 – 10kg cám tổng hợp về giá trị sử dụng.

Chú ý: Khi thu tỉa bạn hạn chế trùn bị đứt hoặc bị thương, số trùn đó sẽ chết và làm cho chuồng nuôi bị hôi thối gây ô nhiễm muôi trường và tạo cho nguồn bệnh khác hại số trùn còn lại.

Nuôi trùn đất

Trùn đất lớn hơn trùn Quế, nhỏ hơn trùn hổ, chu kỳ sinh sản bằng 1/2 trùn quế, mật độ sống hoang dã thưa và nuôi trong chuồng trại cũng không dày dặc như trùn quế.

Đời sống của trùn đất thích hợp với đất sét hơn là đất tơi, chúng thích làm hang và chui sâu dưới đất sét.

Do đó mà cách nuôi trùn đất cũng có 1 số kiến tạo ao chuồng nuôi hơi khác hơn nuôi trùn quế.

Kiến tạo chuồng trại tạm này bạn chỉ cần.

+ Vật liệu: chỉ dùng đất và bạt, nilon.

+ Xây dựng:

Tùy diện tích đất mà kiến tạo cho hợp lý có thể xây riêng rẽ hoặc xây liên kế và lớn nhỏ khác nhau, nhưng chung quy lại là làm thế nào để tận dụng được đất và chăm sóc thu hoạch dễ dàng.

Thông thường thì xây 1,5m x 5m x (0,7 – 0,8m) là phù hợp cho 1 hồ nuôi.

Cách đào: Đào cạnh hồ ao nuôi Ba ba.

Đào sâu xuống 0,8m, nện đáy, thành lòng hồ cho thật chặt, đáy hồ có độ dốc là 1,5 dộ, 2 độ cho nước không bị ứ, đắp thành hồ cao hơn mặt đất 0,4m.

Dùng tấm Simili hoặc nilon lót kín mặt trong và mí thừa phủ lên thành hồ (thay cho ximăng).

Sau đó dùng phân hỗn hợp.

+ Phân bò khô 55%.

+ Phân rơm rác ủ mục 30%.

+ Đất tơi xốp 13%.

+ Đạm hoặc NPK, lân 2%.

Bốn thứ hỗn hợp trộn đều cho tương đôi chặt rưới nước cho có độ ẩm 80 – 85%.

Như vậy phần chuẩn bị bạn đã có 1 hố nuôi trùn đất tạm, nhưng dùng cũng khá lâu, sau 06 tháng hoặc 1 năm bạn kiểm tra lại nếu tấm lót lủng thì thay và tu bổ lại để nuôi tiếp kỳ sau.

Nếu bạn kiến tạo theo kích thước trên thì bạn có 1 hồ là 6m³. Trong 6m³ này bạn có thể thả nuôi lúc đầu là 6kg trùn giống.

Chống mưa, phần trên bạn phải làm mái che và trên mặt hồ phải có lưới hoặc dậy nhiều lá, tránh gà, vịt chim chóc vào bươi ăn trùn.

Thả trùn giống nuôi và thu hoạch

Thời gian đầu thả 1kg trùn giống/m³ và sau 6 tháng mới bắt đầu thu hoạch đợt dầu, nếu thả 2kg giống/m³ thì chỉ 3 tháng là thu hoạch.

Khi nào thấy trên mặt hố lớp phân trùn đã đến lứa thu hoạch, hoặc trùn bò lên, mặt phân nhiều thì lượng thức ăn đã hết dinh dưỡng… các hiện tượng trên đều cho phép bạn tiến hành thu hoạch tỉa để loại bớt phân trùn và rác thừa và có điều kiện bổ sung thức ăn mới cho trùn.

Cách thức thu hoạch: Khi trùn đến lứa thu hoạch dùng tay bới hết lớp phân trên mặt bỏ ra, gặp trùn đến đâu thì lựa con lớn thu bỏ vào xô, chậu, còn con nhỏ thả trở lại để nuôi tiếp, tránh làm đứt trùn hoặc làm trùn bị thương.

Đợt đầu mỗi hố bạn có thể thu 10 – 15kg. Thu xong bạn bổ sung lượng phân cho đủ trở lại và san bằng, đậy che hố lại cho an toàn.

Số phân gạn ra bạn phơi khô vô bao bón cho cây kiểng hoặc trồng cây.

Số trùn thu được bạn đưa vào chế biến với hỗn hợp thức ăn.

Tiếp theo cứ 15 ngày bạn tổ chức thu 1 đợt và các đợt về sau mỗi kỳ thu từ 4 – 5kg trùn.

Như vậy bạn chỉ nuôi 1 hồ Ba ba có diện tích mặt nước 100m² thì bạn nuôi được 2 hồ trùn đất thì mỗi năm bạn thu được (không tính lứa đầu).

24 tháng x 2 hồ X 4kg = 192kg trùn và số lượng phân thải ra phơi khô bán là 3.000 – 5.000đ/kg

Kiến tạo hồ Ximăng

Chỉ có khác hơn hồ đất là xây nổi 100%, còn cách nuôi như ở hồ đất.

Hiệu quả nuôi trùn (chỉ lấy đơn vị 100m²làm mốc tính).

Nếu bạn chỉ nuôi trong phạm vi: 100m² mặt nước hồ ao.

– Sản lượng 500 con Ba ba (2,5con/m²).

– Diện tích phụ 40 – 45m².

Trong đó:

+ Nuôi trùn quế 35m².

+ Nuôi trùn đất 12m³.

Thì bạn có sản lượng sau 12 tháng:

+ Trùn làm thức ăn tương đương 1000 kg.

+ Phân làm phân bón tăng tương dương 6.000kg.

Bệnh và kẻ thù của trùn

Thời tiết: nóng quá, lạnh quá sinh sản kém.

Nhiệt độ từ 17 – 32°c là phù hợp.

Độ ẩm: 80 – 95 độ, không được ứ nước.

Tiếng động mạnh, trùn chui rúc không lên ăn và sinh sản.

Đứt đoạn, chết thối lây bệnh cho toàn bộ hồ nuôi. Thiếu Oxy, kém sinh sản  -> chết hàng loạt. Nhiễm độc dược do thuốc trừ sâu.

Sợ ánh sáng mạnh.

Vịt gà, ngan, ngỗng, chim chóc là kẻ thù số 1. Hồ đắp đất (Nhìn mặt cắt A - A; nhìn mặt hông)Hồ đắp đất (Nhìn mặt cắt A – A; nhìn mặt hông)

(Nhìn mặt cắt A ~A; nhìn mặt hông). Hồ xi măng (Nhìn thẳng và nhìn mặt hông)Hồ xi măng (Nhìn thẳng và nhìn mặt hông)

Nuôi Giòi

Kiến tạo hố nuôi như nuôi trùn. Chỉ có khác hơn là khôi lượng của 1 hồ chỉ giới hạn từ 1m³ đến 1,5m³ là vừa và nơi kiến tạo phải xa nơi nghỉ ngơi của con người dể tránh mùi hôi.

Về mặt giá trị sử dụng con giòi cao hơn con trùn gấp vài lần.

Kích cỡ hồ 1,5m x 1m x 1,2 và được sắp xếp thức ăn cho Giòi theo các bước.

Rơm dùng làm mồi phải là rơm còn tốt và được rửa sạch, phơi khô bó gọn từng nắm và chặt bằng hai dầu. Cách bó rơm không được buộc chặt và chỉ chặt phần thừa hai đầuCách bó rơm không được buộc chặt và chỉ chặt phần thừa hai đầu

Xếp 1 lớp ở đáy hồ rồi rải nước cho ướt đẫm hoặc nhúng vào thau nước trước khi xếp. Xếp xong rải 1 lớp phân bò khô cho đều trên mặt rơm để phân bò khi có nước ngấm vào sẽ tan vào lớp rơm làm mồi cho giòi ăn.

Cứ tuần tự 1 lớp rơm, 1 lớp phân mỏng cho đến khi gần đầy hồ.

Trên mặt hố:

+ Nấu cháo bằng tấm gạo, nấu vừa loãng để nguội rồi múc cháo rưới lên lớp rơm cho nước cháo ngấm dần xuống các lớp rơm phía dưới (chú ý là cháo không dược để thiu mốc), một khối rơm nấu 2kg tấm và 20 lít nước là vừa.

+ Khi rưới nước cháo xong, dùng dầu, lòng gà, vịt hoặc ruột heo hay cá ươn bỏ trên mặt rơm 3 – 4kg (3 – 4 nhóm) để thôi nhử ruồi nhặng tới ăn và chúng sẽ đẻ trứng, khi chúng đẻ trứng và ăn hết mồi nhử thì chúng sẽ ăn tới lớp rơm trộn cháo và phân bò.

+ Độ 1 tuần dùng nước rửa cá, lươn hoặc huyết heo pha nước loãng tưới bổ xung vào hồ nhằm quyến rũ thêm ruồi nhặng, ruồi nhặng càng đông chúng đẻ trứng càng nhiều thì lớp rơm rạ phân hủy càng nhanh.

Chăm sóc và thu hoạch giòi

Xếp xong và để mồi nhử, nên có mái che chống mưa, trên mặt rơm nên đậy sơ vỉ tre thưa hay lá dừa hoặc lưới dề phòng gà vịt, chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn phá hoại.

Cứ mỗi ngày dùng nước tưới (10 lít) đề phòng lớp rơm phía dưới bị nóng. Giòi không xuống ăn hết rơm, nhiệt độ phía dưới chỉ ở mức 30 – 35°c là phù hợp cho Giòi sống.

Giòi sẽ ăn lớp rơm kế tiếp ở nhiệt độ nhỏ hơn 30°c và cứ lớp đó hết là chúng ăn lớp kế tiếp cho đến khi hết số rơm trong hồ là đến kỳ thu hoạch (vòng quay chỉ 10 – 15 ngày).

Chú ý độ ẩm: Giữ độ ẩm ở 90 – 95% không bị ngập úng. Giòi chỉ ăn trên mặt nước chứ chúng không chui xuống mặt nước: Do đó mà số lượng tưới 10 lít là vừa tạo độ ướt cho thức ăn và còn lại nước sẽ bốc hơi.

Ngoài ra, còn phải chú ý cắt đứt vòng đời của Giòi, nghĩa là không cho chúng trở thành ruồi nhặng sẽ gây nguy hiểm cho môi trường, Thời gian thu hoạch là 10 – 15 ngày, nhưng khi thấy thành hồ có nhiều kén bám chắc vào thành hồ chứng tỏ Giòi đã đến kỳ thu hoạch.

Khi thu hoạch bạn cho nước vào từ từ và vớt hết các bã rơm còn lại bằng 1 loại rổ rá thưa. Giòi chĩ nuôi lên mặt nước, lúc ấy bạn xả nước phía dưới cho cạn dần rồi cho nước vào tiếp dể rửa Giòi cho sạch rồi dùng rổ dày hớt lớp Giòi cho vào xô.

Nếu nuôi Ba ba thì bạn đưa giòi vào chế biến thay cho bột cá. Còn gà vịt, ngan ngỗng và cá thì cho ăn sống (Cho vào máng, thả vào mặt hồ).

Cần lưu ý là Giòi đưa vào xô để chế biến nên giết chết bằng nước nóng ở 70 – 80 độ dể tránh bò lung tung.

Một hồ nuôi Giòi 1,5m x 1,5m x 1,2m = 1,8m³ thì chỉ nuôi được 1,5m³ và số lượng giòi có thể thu hoạch mỗi lứa 0,5m³. Do sản lượng lớn như vậy, nên kế hoạch nuôi giòi cũng là một nhu cầu cần phải quan tâm không kém nuôi trùn. Kiểu 1 hồ nuôi giòi nhìn mặt hôngKiểu 1 hồ nuôi giòi nhìn mặt hông

0