Các phương pháp điều trị bệnh cho ba ba
Bệnh đường ruột Nguyên nhân do vi trùng: Salmonella Typ SPP và Basidiobolus Ranamum, trực trùng amíp… con đường xâm nhập chủ yếu thức ăn, nước uống. Triệu chứng ăn ít ỉa chảy từ ít tới nhiều và có máu, vật kém ăn hoặc không ăn, lở miệng, lưỡi và ruột. Bệnh tích: Xuất huyết từ ít tới ...
Bệnh đường ruột
Nguyên nhân do vi trùng: Salmonella Typ SPP và Basidiobolus Ranamum, trực trùng amíp… con đường xâm nhập chủ yếu thức ăn, nước uống.
Triệu chứng ăn ít ỉa chảy từ ít tới nhiều và có máu, vật kém ăn hoặc không ăn, lở miệng, lưỡi và ruột.
Bệnh tích: Xuất huyết từ ít tới nhiều và lở loét đường tiêu hóa, nặng nhất là ở mạnh tràng, trực tràng có nhiều mụn lởm chởm, dó là di chứng ký sinh của trực trùng amíp.
Điều trị:
Xử lý nguồn nước bằng Genmicid B tỷ lệ 4cc/m³ nước hoặc Povidone – 125 tỷ lệ 5cc/m³ nước.
Trộn vào thức ăn Oxytetracylin 10 – 30gr/kg thức ăn hoặc chích 20mg/con có trọng lượng 1kg, chích Chloramphenycol 15 – 20mg/kg thể trọng cho đến khi khỏi bệnh. Thời gian xử lý nước liên tục 6 – 7 ngày.
Đồng thời cải thiện thức ăn giảm hoặc ngưng hẳn chất chứa nhiều dầu mỡ (lipid). Bớt đạm từ 1/5 – 1/4 khẩu phần và tăng tinh bột, cho ăn chín trở lại khi nào khỏi bệnh thì cho ăn sống và khẩu phần tăng dần đạm, mỡ như cũ.
Bệnh đường hô hấp
Nguyên nhân: Do nhiễm bởi Mycobacterium, Aspergilus và Pasterella Typ SPP cả 3 loại vi trùng này lúc nào cũng có sẵn trong thức ăn nước uống và tồn tại ngoài thiên nhiên. Mỗi khi cơ thể con vật yếu, môi trường xấu là diều kiện tốt cho chúng xâm nhập.
Triệu chứng: Con Ba ba thường thở khò khè hoặc khó thở, chảy nước mũi, nước mắt, con vật kém ăn, hoạt động chậm chạp bơi lội kém hoạt bát, mỗi con mỗi nơi, không giành ăn như bình thường, tìm cách chui rúc, nằm phơi nắng la liệt, có con nằm một chỗ tới chết. Mặt nước gần như yên lặng.
Bệnh tích: Đường hô hấp viêm dính đầy dịch nhầy, xuất huyết hoặc tụ huyết, có con viêm 1 – 2 lá phổi, hoặc phù nề, phổi bị xẹp và chai, con vật không thở được dẫn đến tê liệt và chết.
Điều trị:
– Dùng thuốc xử lý lòng hồ Genmicid B liều dùng 1 muỗng canh/20 lít nước, pha sẵn, tháo nước cạn rải nước có thuốc này khắp đáy hồ sau 1 giờ cho nước vào trở lại rồi thả những con khỏe mạnh trở lại nuôi bình thường. Nếu không tháo nước thì cho 4cc Genmicid vào 1m³ nước không cần vớt Ba ba ra cũng có hiệu quả tốt. Nhưng tốt nhất là tháo cạn thay nước mới. Xử lý nguồn nước bằng Genmicid 4cc/m³ để xử lý an toàn hơn.
– Dùng nước đặc trị: Choramphenycol 15 – 20mg/kg thể trọng. Chích vào mắt, mai, dưới cổ mỗi ngày 1 lần liên tục 3 ngày, cho đến khi khỏi, Tylo 1/5cc/con/kg chích bắp thịch liên tục 3 ngày hoặc cho đến khi khỏi bệnh 6 – 7 ngày.
– Noxflox 0,1cc/kg thể trọng liên tục 3 ngày nghỉ 1 ngày dùng trở lại 3 ngày cho an toàn.
Chú ý: Bệnh này có khả năng lây nhiễm cho người điều trị, không khỏi thì hủy bỏ (đốt), không được dùng làm thực phẩm. Khi dùng các thuốc Tylo Noxflox sau khi khỏi bệnh 5 – 7 ngày mới được bán thịt (do thuốc thải chậm).
Nhiễm trùng huyết
Triệu chứng:
Ba ba biểu hiện ăn càng ngày càng ít, đi đến không ăn hoàn toàn bơi lội ngả nghiêng ngả ngửa, tìm nơi nằm yên, mọi hoạt động trong ao hồ mất bình thường không còn sôi động như trước đó.
Thân hình không mượt mà nữa, dưới bụng (mai dưới) khi lật ngược con Ba ba lên dầu, chân, đuôi không thụt vào mai và nhợt nhạt.
Bệnh:
Máu loãng và nhợt nhạt, cắt ngón chân máu chảy khó cầm, vì các men bị phân hủy. Các sợi tơ huyết trở thành nhớt kéo thành sợi nhợt nhạt, dưới bụng có nhiều mụn phòng dộp, chân sưng nổi mụn đỏ.
Đối với con người khi bị bệnh này cũng gây ra nhiều tôn kém và thời gian diều trị và chăm sóc kéo dài.
Còn đối với thì điều trị xét thấy không có hiệu quả. Để lâu mức độ lây lan càng nguy hại.
Hiện nay chưa có loại thuôc nào đặc trị cho chúng, mà chỉ có cách xử lý nguồn nước, sát trùng ao hồ bằng vôi bột. Tát cạn ao rải 50kg vôi/100m², phơi nắng 3 – 5mg ngày hoặc dùng Gemicid B 4cc/m³ nước, Povidone 125 5cc/m³ nước.
Diệt ngay những con bệnh (đốt) ngăn ngừa lây lan toàn đàn.
Các bệnh ngoài da
Nguyên nhân do nguồn nước nuôi quá dơ bẩn lâu ngày, tạo điều kiện cho các vật ký sinh dục khoét da thịt làm cho con vật khó chịu sinh ra ghẻ lở.
Các loại thuốc điều trị. Thả con vật vào nước có pha Matadecirine 1/15.000 từ 15 – 20 phút, ngâm liên tục 2 – 3 ngày cho đến khi con vật khỏi hẳn.
Hoặc ngâm trong thuốc tím (KMnO4) sau đó bôi xanh Bleumethylene, hoặc dùng Pividonciodin 1,25% thoa vào vết thương 15 phút rồi thả nó xuống hồ.
Đề phòng nhiễm trùng ở các vết thương lở loét sâu nên can thiệp bằng Pennicillin 50.000UI/kg thể trọng hoặc Tylo 1/5cc/kg thể trọng trong 3 ngày liền.
Bệnh rong rêu
Nguyên nhân do con vật yếu, hoạt động kém nằm sâu và lâu nơi bẩn thỉu. Các rong rêu dễ bám vào mu trên lưng làm lớp ngoài xù xì trong con Ba ba rất bẩn.
Khi các lớp rong rêu dày tự bong tróc ra dễ kéo theo lớp da chảy máu và nhiễm trùng.
Cách điều trị: nên bắt từng con, chùi hết các lớp rong rêu bám, nếu có lở loét thì dụng thuốc sát trùng mạnh bơi vào vết thương như thuốc xanh Bleumethylen.
Bệnh ký sinh trùng đường ruột
Nguyên nhân bệnh này là do các loại sán, lãi, bệnh không gây con vật chết, nhưng ăn uống kém, tăng trọng chậm, bệnh nặng cũng tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập gây ra các bệnh lý khác.
Cách điều trị mỗi tháng tẩy định kỳ 1 lần là tốt hơn điều trị, vì khó phát hiện con nào bị, con nào không bị.
Thuốc thường dùng:
Mebendazon 20mg/kg thể trọng trộn vào thức ăn cho ăn 1 lần/tháng.
Paraced-x 1 lít thuốc / 400m³ nước hòa tan trong hồ nuôi mỗi tháng 1 lần.