23/05/2018, 15:31

Cây bí ngô

còn gọi là: Bí Đỏ, Bí rợ, Bí tử, là cây thân cỏ, sống hàng năm, thường bò lan rất dài trên mặt đất, có nhiều tua cuốn phân nhánh. Lá to và dáp, có năm thuỳ. Thân lá đều có nhiều lông rậm. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc đơn độc ở nách lá, hình chuông, màu vàng hoặc vàng có điểm đỏ. Thường thường ...

còn gọi là: Bí Đỏ, Bí rợ, Bí tử, là cây thân cỏ, sống hàng năm, thường bò lan rất dài trên mặt đất, có nhiều tua cuốn phân nhánh.

Lá to và dáp, có năm thuỳ. Thân lá đều có nhiều lông rậm. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc đơn độc ở nách lá, hình chuông, màu vàng hoặc vàng có điểm đỏ. Thường thường hoa cái nở sớm hơn hoa đực. Khi mới hình thành, quả bí non có một lớp lông tơ dày ở ngoài vỏ để hô hấp và chống đỡ với ngoại cảnh, đến khi quả già thì lớp lông sẽ rụng đi và vỏ quả trở lại trơn láng. Quả to, hình cầu dẹt, bên ngoài có lớp vỏ non mềm và khi già cứng lại. Cùi quả (thịt) dày, có màu sắc khác nhau tuỳ theo giống; có giống lúc già màu vàng (bí ngô), có giống màu đỏ (bí rợ). Ruột quả chứa nhiều hạt màu trắng dẹt, hình trái xoan. Bí ngô là một loại cây rất nhiều dạng, với nhiều giống trồng khác nhau.

Bí ngô gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, ngày nay được trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới trên thế giới để làm rau xanh và làm thức ăn cho động .

Ở nước ta, bí ngô được trồng nhiều ở các vùng đất bãi ven sông, đất soi bãi, đất trồng màu, trên các nương rẫy. Đặc biệt bí ngô được đồng bào các dân tộc Mán, H’ Mông ở các vùng rẻo cao Đông Bắc, Tây Bắc trồng rất nhiều.

Bí ngô dùng cho người và các động ăn đều rất tốt.

Có thể hái các ngọn non và hoa làm rau xanh cho người hoặc để nuôi lợn.

Trong quả bí ngô, có nhiều loại vitamin như vitamin A (80mg/100g cùi quả), B1 (20mg/100g), B2 (150 mg/100g), B6 P.P.C chứa nhiều caroten; ngoài ra, còn có nhiều Fe, đặc biệt giàu pectin có tác dụng hấp thụ thức ăn và thải hồi chất độc, nhất là chất chì, ra khỏi cơ thể. Vì vậy, quả bí ngô là một loại thức ăn rất dễ tiêu, mát, thường được thái nhỏ đem xào (với tỏi), nấu canh hoặc hầm nhừ với đậu xanh và gạo nếp ăn rất bổ; bí ngô còn được dùng làm mứt ăn trong dịp tết Nguyên Đán.

Hạt bí ngô rang ăn trong các buổi liên hoan cưới xin (thay hạt dưa); hạt có tác dụng trừ giun. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây bí ngôThành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây bí ngô

Ngoài việc sử dụng cho người ăn, ở những nơi trồng nhiều, nhất là ở các vùng núi cao, còn dùng quả bí ngô thay rau xanh cho lợn ăn rất tốt. Lợn nái được ăn bí ngô, con đẻ ra khỏe mạnh, chóng lớn. Lợn thịt nuôi bằng bí ngô chóng béo. Ở một số địa phương, bí ngô còn được sử dụng làm thức ăn bồi dưỡng cho trâu bò cày và bò sữa.

Cách chế biến bí ngô rất đơn giản. Thông thường, người ta bổ quả bí ra, thái miếng to, bỏ vào nấu với cám hoặc rau cho lợn ăn. Bí nấu rất nhanh nhừ, nát nhuyễn ra, lại có vị ngọt, lợn rất thích ăn. Về mùa hè, trời nóng bức nên cho lợn ăn bí sống vào buổi trưa vì bí thơm mát và ăn bí lai nhuận tràng, ở nhiều nơi còn ủ bí lên men cho lợn ăn vừa ngon, vừa mau lớn. Cách ủ như sau: Chọn quả bí già, cắt trên miệng bằng cái bát, tán nhỏ một cái men rượu rắc vào trong một rồi đậy miệng cắt lại để cạnh bếp. Ba ngày sau mở ra, bí có mùi thơm chua như mùi rượu nếp, cho lợn nái chửa đẻ, nuôi con và lợn con mới cai sữa ăn rất tốt. Hoặc có thể ủ bí hỗn hợp với bèo: Bí ngô băm nhỏ, nấu chín trộn với bèo đã rửa sạch và bỏ rễ, để đem ủ lên men; cứ một lớp bí và bèo lại rắc một lớp men, độ năm ngày thì lại lấy ra trộn lẫn với rau tươi nấu cho lợn ăn. Đối với trâu bò, có thể nấu cháo bí ngô cùng với cám hoặc ngô, khoai, sắn cho ăn trong những ngày chúng phải làm việc nặng nhọc; đặc biệt đối với trâu bò sữa, bí ngô có ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng sữa hàng ngày.

Bí ngô là một loại cây dễ trồng, ưa đất thoát nước, không chịu được ngập nước nhưng cũng kém chịu hạn. Có thể trồng thuần hoặc trồng xen với ngô.

cay bi ngo

Thời vụ, trồng tốt nhất là tháng 12, tháng giêng, thu hoạch vào tháng 5, tháng 6.

Nếu trồng ở bãi hay ở ruộng thì sau khi cày bừa hoặc đào hốc xong phải đánh rạch, vén luống theo hướng Đông Nam, luống rộng từ 1,5 đến 2m, trên luống cuốc từng hốc tròn có đường kính khoảng 0,5m, sâu 0,3 – 0,4m, hốc cách hốc 2m. Bón mỗi hốc từ 2 đến 5 kg phân chuồng ải trộn với đất. Trồng ở nương rẫy, không cần làm luống mà chỉ cuốc hốc như trồng sắn, nếu là nương mới đốt thì chọn chỗ nhiều tro cuốc hốc để trồng thì tốt hơn.

Hạt giống nên chọn những hạt to, mẩy và ngâm với nước tro, bồ hóng rồi ủ trong một hai ngày, xong đem gieo mỗi hốc 5 – 6 hạt, lấp một lớp đất mỏng, trên cùng phủ rạ, lá mùn hay tro.

Khi bí mọc tốt, chọn để lại mỗi hốc 2 – 3 cây tốt, còn nhổ đi. Trồng khoảng hơn một tháng thì làm cỏ, vun đất vào gốc. Khi dây bí dài 1 – 2m nên ngắt ngọn để cây ra nhiều nhánh; giữ lại nhánh tốt, khoẻ, tỉa bớt nhánh yếu, nhỏ. Khi bí ra hoa, nên ngắt bớt lá, vừa có thêm rau xanh nuôi lợn, vừa tạo điều kiện cho nhánh phát triển mạnh, quả nhiều và to.

Chú ý làm giàn cho dây bí leo, nếu để cho dây bí bò lan ra ruộng thì chú ý vén và đặt cho dây bò đều. Khi ra quả, cần chú ý dùng rơm rạ hoặc cỏ khô lót dưới quả để tránh hiện tượng thối quả.

Bí ngô cho năng suất rất cao. Trung bình một hecta bí ngô trồng ở ruộng đạt khoảng 12 – 14 tấn quả, nếu trồng ở vườn bãi có thể đạt 20 tấn/ha. Năm nào được mùa bí, có thể thu hoạch được 30 tấn/ha quả.

Thu hoạch bí ngô về, để nơi mát, khô ráo thì có thể để dành bí ngô trong nhiều tháng.

0