25/05/2018, 17:57

Xuất nhập khẩu xuất bản phẩm, thực trạng và giải pháp

(ĐHVH HN) - Xuất - nhập khẩu (tiếng anh là import-export) là hai nội dung trong chuỗi các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thương mại quốc tế, người ta đã nhận thấy vai trò to lớn của hoạt động xuất nhập khẩu đối với sự phát ...

(ĐHVH HN) - Xuất - nhập khẩu (tiếng anh là import-export) là hai nội dung trong chuỗi các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thương mại quốc tế, người ta đã nhận thấy vai trò to lớn của hoạt động xuất nhập khẩu đối với sự phát triển của quốc gia. Nếu việc tăng cường thương mại quốc tế được coi như là chìa khóa để "toàn cầu hoá" thì tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tốt then chốt kết nối thế giới một cách sâu rộng. Trong lĩnh vực xuất bản, xuất nhập khẩu xuất bản phẩm (XBP) cũng là hoạt động rất được quan tâm và đánh giá cao vì những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của ngành xuất bản nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.
  1. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu xuất bản phẩm
  • Góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước: Đây là vai trò vô cùng quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh XBP nói chung và hoạt động XNK XBP nói riêng. Thông qua hoạt động xuất khẩu, một lượng lớn sách báo đã được đưa ra nước ngoài, giới thiệu những hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa và những thành tựu của nhân dân Việt nam trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Góp phần tích cực vào việc tuyên truyền về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho kiều bào ở nước ngoài. Giúp cho kiều bào Việt nam ở xa tổ quốc cũng như những người nước ngoài quan tâm đến Việt nam có cơ hội nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhất về tình hình đất nước, đường lối chính sách của Đảng nhà nước.
  • Khai thác và chọn lọc các XBP nước ngoài có giá trị nhập khẩu vào Việt nam. Đáp ứng nhu cầu tri thức của xã hội: nghiên cứu khoa học, học tập và giải trí của nhân dân. Giới thiệu các tinh hoa văn hóa, khoa học kỹ thuật của thế giới vào Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu về XBP nhập khẩu của các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nguồn vốn và góp phần tăng GDP cho đất nước. Xuất nhập khẩu XBP cũng là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ đối ngoại và giao lưu về văn hóa với nước ngoài.
  • Tạo điều kiện để ngành xuất bản Việt nam có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và công nghệ xuất bản tiên tiến của các nước trên thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu XBP cũng là cơ sở tạo thêm nguồn vốn để nhập khẩu công nghệ xuất bản tiên tiến, từng bước đổi mới và tiến tới hiện đại hóa công nghệ xuất bản ở nước ta.
  • Thực hiện việc giao dịch bản quyền, ký kết các hợp đồng hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu XBP của Việt Nam ra thế giới. Mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho hoạt động xuất bản, khai thác tối đa tiềm năng xuất bản trong nước.
  • Đóng góp và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng XBP nói chung và XBP xuất khẩu nói riêng, tạo ra sức hấp dẫn của XBP Việt Nam với khách hàng. Góp phần thúc đẩy ngành xuất bản Việt nam hội nhập và phát triển.
  1. Những thuận lợi & khó khăn đối với hoạt động xuất nhập khẩu xuất bản phẩm ở Việt Nam hiện nay
  • Những thuận lợi
  • Các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu XBP và các quy định pháp luật khác có liên quan đã được ban hành khá đầy đủ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động xuất nhập khẩu XBP từng bước ổn định và phát triển. Đặc biệt là các quy định về mở rộng đối tượng tham gia hoạt động nhập khẩu XBP là “Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhập khẩu XBP vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam & phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” (Khoản 1 Điều 38 Luật Xuất bản 2012). Các quy định về thủ tục nhập khẩu XBP cũng có những thay đổi. Luật xuất bản năm 2012 còn phân quyền thêm cho các cửa khẩu được giải quyết thủ tục nhập khẩu XBP. Đây cũng là điểm mới về cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu XBP.
  • Hoạt động xuất bản trong đó có lĩnh vực xuất nhập khẩu XBP được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và coi trọng, xác định đây là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng, là “người lính gác trung thành trên mặt trận tư tưởng văn hóa”.
  • Thị trường XBP nhập khẩu được hình thành và ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, yêu nghề. Mạng lưới phát hành của nhiều đơn vị rộng khắp tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh XBP nhập khẩu. Lượng XBP được nhập khẩu về Việt nam ngày càng phong phú, đa dạng và có chất lượng.
  • Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu về các sản phẩm văn hóa tinh thần trong đó có các XBP nhập khẩu các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao để phục vụ việc giải trí, học tập, nghiên cứu và cập nhật kiến thức trên nhiều phương diện kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, luật pháp …
  • Những khó khăn
  • Hoạt động xuất nhập khẩu XBP bước đầu có sự phát triển, song chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Tình trạng sao chép và làm giả các xuất bản phẩm đã trở thành một vấn nạn khó giải quyết của ngành xuất bản nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu XBP nói riêng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu XBP. Nhiều cuốn sách có nhu cầu cao, bán chạy khi nhập khẩu về bị sao chép và bán trên thị trường với giá rẻ hơn rất nhiều so với sách nhập khẩu đặc biệt là sách học ngoại ngữ, tin học…..
  • Các văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu XBP chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, nhiều quy định còn bất cập so với sự phát triển của thực tiễn do đó chưa tạo điều kiện cho thị trường XBP nhập khẩu phát triển đúng hướng.
  • Năng lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu XBP còn hạn chế, lãi suất của ngân hàng còn cao chưa phù hợp với lĩnh vực kinh doanh sách
      3. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu xuất bản phẩm

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng các doanh nghiệp đã rất chủ động, tích cực tìm kiếm nhiều biện pháp kinh doanh có hiệu quả và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Một số đơn vị đã tích cực tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu XBP, tham gia vào các hội chợ sách quốc tế: Hội chợ sách quốc tế Kolkata - Ấn Độ, Hội chợ sách quốc tế Mỹ, Hội chợ sách quốc tế Frankfurt - Đức. Qua các hội chợ này, các doanh nghiệp kinh doanh XBP trong nước được tiếp cận và giao lưu với các nhà xuất bản nước ngoài, mở rộng cơ hội hợp tác, giao dịch bản quyền. Đồng thời góp phần thực hiện tốt đường lối thông tin, đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đáp ứng nhu cầu về XBP cho kiều bào ta ở nước ngoài.

     3.1. Tình hình xuất khẩu xuất bản phẩm
 
Xuất bản phẩm của Việt nam được xuất khẩu ra nước ngoài bằng nhiều con đường, nhiều hình thức như bán buôn, bán lẻ, bán qua mạng. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân xuất khẩu XBP đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam ra nước ngoài. (Điều 43 – Luật Xuất bản 2012).

Các XBP của Việt nam hiện nay được khẩu xuất chủ yếu sang Mỹ, các nước châu Âu (Anh, Pháp, Canada, Úc) một số nước châu Á. Thị trường các nước châu Phi, châu Mỹ và châu Á hầu như chưa có các XBP của Việt Nam do nhu cầu chưa nhiều, giá cước vận chuyển cao, các thủ tục xuất khẩu còn nhiều mới lạ, khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh XBP Việt Nam.

Đối tượng mua và tiếp nhận các XBP xuất khẩu Việt nam là các thư viện, các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức, cá nhân, các nhà sách, các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt nam ở các nước trên thế giới. Sách xuất khẩu gồm các thể loại: sách văn học, văn hóa nghệ thuật, sách về chiến tranh…. Nổi bật có các cuốn như: Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Viet Nam tradition and change, The world heritages in Vietnam, Dien Bien Phu: Rendezvous with History Vo Nguyen Giap …

Mặc dù, lượng XBP Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài tương đối ổn định nhưng vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Kim ngạch xuất khẩu xuất bản phẩm

 
  •  
Số lượng xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
  1.  
Sách (bản) Báo, tạp chí (tờ)
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
(Nguồn: Số liệu tổng kết của Cục Xuất bản - In - Phát hành)

Nguyên nhân này do nhiều lý do khách quan và chủ quan. Các doanh nghiệp chỉ chú trọng tới nhập khẩu, chứ ít quan tâm đến xuất khẩu XBP Việt nam ra nước ngoài vì hiệu quả kinh tế thấp thậm chí không có lãi do đó chưa thực sự đầu tư, nghiên cứu và tìm các biện pháp, phương thức để mở rộng thị trường ra các nước. Bên cạnh đó, hiện số lượng sách của các đơn vị trong nước xuất bản được viết bằng tiếng Anh hay dịch sang tiếng Anh còn rất ít. Chúng ta hầu như cũng chưa có tác giả đủ tầm thế giới, hay có các dịch giả đủ trình độ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với hầu hết các đơn vị xuất bản trong nước, việc bán bản quyền sách vẫn là câu chuyện quá xa vời. Bởi để có thể xuất khẩu, cuốn sách phải được dịch ra tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ phổ thông khác. Điều này cần sự đầu tư lớn, rất tốn kém. Nhưng ai sẽ đứng ra làm? Nhà nước, tác giả, hay công ty sách, nhà xuất bản? Bên cạnh đó, sách Việt nam hầu hết chưa đủ uy tín thuyết phục. Nhiều nhà xuất bản mua sách thường chú ý tới những cuốn sách phát hành với số lượng lớn từ hàng chục ngàn cho tới cả triệu bản. Trong khi đó, các đầu sách trong nước được phát hành với số lượng chỉ ở mức 5.000, 2.000, 1.000 hoặc 500 bản. Vì những lý do đó nên sách Việt nam xuất khẩu ra nước ngoài rất thiếu. Chủ yếu là sách tái bản. 1 năm chỉ có khoảng 5-6 đầu sách mới. Sức thu hút với khách hàng nước ngoài rất hạn chế.

Ngoài ra, trước đây, để khuyến khích hoạt động xuất khẩu sách báo, Nhà nước có thông tư liên tịch số 103/2001/TTLB/BTC-BVGCP-BVHTT-BNG ngày 24 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính – Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Văn hóa và thông tin – Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện trợ giá cước vận chuyển ấn phẩm văn hóa, giá vé máy bay các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp trong ngành xuất bản được hỗ trợ 50% cước phí vận chuyển sách báo xuất khẩu ra nước ngoài (2,5 – 3 tỷ / năm). Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động này được phân cấp theo địa phương, các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chưa đầy đủ, do đó doanh nghiệp xuất khẩu XBP gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp nhận khoản hỗ trợ này.

      3.2. Tình hình nhập khẩu xuất bản phẩm
 
Luật Xuất bản năm 2012, quy định về việc cấp giấy phép kinh doanh XBP nhập khẩu cũng đã có nhiều tiến bộ. Từ chỗ cả nước trước đây chỉ có một vài doanh nghiệp nhà nước được cấp giấy phép thì đến nay đã có 10 đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu XBP tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu XBP để kinh doanh ngày càng phát triển. Đó là các doanh nghiệp:
  1. Công ty CP Sách Việt Nam - SAVINA
  2. Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn - SCPC
  3. Công ty TNHH MTV XNK Sách báo Việt Nam - Xunhasaba
  4. Công ty Cổ phần PHS TP Hồ Chí Minh - Fahasa
  5. Công ty CP Sách Hà Nội - Vietbook
  6. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Văn hóa phẩm - Culturimex
  7. Công ty CP Xuất nhập khẩu và phát triển Văn hóa – C*Dimex
  8. Công ty Cổ phần bán lẻ Phương Nam - PNC
  9. Công ty Cổ phần Văn hóa Sách Việt Nam – Vina Book
  10. Công ty Cổ phần Giáo dục Đại Trường Phát
Trong các công ty trên chỉ có Công ty Xunhasaba được nhập khẩu và kinh doanh báo ngày, Công ty cổ phầnsách Hà nội được kinh doanh nhập khẩu báo và tạp chí trừ báo ngày. Các doanh nghiệp còn lại chỉ được phép kinh doanh XBP nhập khẩu. Tuy nhiên, trong số này cũng có đơn vị kinh doanh còn yếu kém và hiện hầu như không triển khai nhập khẩu XBP đó là Tổng công ty.

Các văn bản hướng dẫn quy trình thủ tục đối với việc nhập khẩu XBP để kinh doanh hay không nhằm mục đích kinh doanh ngày càng cụ thể và rõ ràng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu các XBP.

Hoạt động nhập khẩu XBP được duy trì thường xuyên và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu XBP.

Kim ngạch nhập khẩu xuất bản phẩm


 
  •  
Số lượng nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
  1.  
Sách (bản) Báo, tạp chí (tờ)
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
(Nguồn: Số liệu tổng kết của Cục Xuất bản - In - Phát hành)

Xuất bản phẩm được nhập khẩu về Việt Nam thuộc các thể loại: sách giáo dục, sách khoa học xã hội, sách khoa học - kỹ thuật, sách y học; sách kinh tế …. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là mảng sách giáo dục

Thể loại sách nhập khẩu

 
Thể loại sách
Năm 2015
  •  
Tỷ lệ
  1.  
Năm 2016
  •  
Tỷ lệ
  1.  
Sách giáo dục
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
Sách khoa học xã hội
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
Sách khoa học - kỹ thuật
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
Sách y học
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
Sách kinh tế
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
Tổng cộng
  1.  
 
  1.  
 
(Nguồn: Số liệu tổng kết của Cục Xuất bản – In – Phát hành)

Các sách này phần lớn được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản, các nhà cung cấp sách lớn trên thế giới như Oxford, John Wiley & Sons, Mc Graw – Hill, TeNeues Publishing Group, Pearson Education…. Và từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Singapore, Malaysia …..Sự đa dạng về thể loại sách nhập khẩu là tương đối phù hợp và đáp ứng được cơ bản nhu cầu của khách hàng trong nước, góp phần đưa tri thức tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu XBP thời gian qua vẫn tồn tại một số hạn chế. Một số đơn vị chưa chấp hành tốt, còn sai sót trong viêc thực hiện đăng ký danh mục XBP nhập khẩu. Việc thẩm định nội dung XBP nhập khẩu chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến một số XBP được nhập khẩu không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt nam, bị thu hồi và buộc tiêu hủy. Nhiều sách nhập khẩu đặc biệt là sách học ngoại ngữ bị làm giả và bán tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ xuất bản phẩm nhập khẩu chỉ ở các thành phố lớn, nơi có mặt bằng dân trí khá cao, tập trung nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng như Hà nội, TP HCM, Đà nẵng, Huế …
      
       4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xuất bản phẩm
 
      4.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
 
Nâng mức trợ cước lên 60 - 70% và mở rộng đối tượng, danh mục XBP được hưởng trợ cước để khuyến khích việc xuất khẩu sách báo ra nước ngoài. Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện giúp các doanh nghiệp xuất khẩu XBP nhanh chóng tiếp cận được khoản trợ cước này, thúc đẩy việc đưa XBP, báo và tạp chí của Việt nam ra nước ngoài, đến với nhiều quốc gia trên thế giới.

Nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý nhà nước. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thị trường xuất bản phẩm nhập khẩu và xử lý nghiêm các vi phạm để lập lại trật tự thị trường, nâng cao uy tín và hình ảnh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu XBP nói riêng và ngành Xuất bản Việt nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế.

Tiếp tục thực hiện đề án tham gia Hội sách quốc tế của ngành Xuất bản Việt nam giai đoạn 2011 – 2020. Triển khai mô hình xã hội hóa, phối hợp cùng các đơn vị trong ngành cùng tham gia tổ chức gian hàng và các hoạt động phụ trợ khi tham gia tại Hội chợ sách quốc tế, tạo cơ hội cho các đơn vị phát hành trong nước được tiếp cận và giao lưu với các NXB nước ngoài, mở rộng cơ hội hợp tác, giao dịch bản quyền. Đồng thời góp phần thực hiện tốt đường lối thông tin, đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm cho kiều bào ta ở nước ngoài.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xuất nhập khẩu xuất bản phẩm nhằm nâng cao ý thức chính trị, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu XBP cho các đơn vị tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu xuất bản phẩm.

        4.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xuất bản phẩm
 
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: Đây là một hoạt động cần thiết đối với mọi doanh nghiệp vì thị trường không phải là bất biến mà luôn biến động. Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước giúp doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu XBP nắm bắt được những thông tin cần thiết, đáp ứng tốt nhất nhu cầu XBP nhập khẩu của khách hàng trong nước cũng như xuất khẩu kịp thời XBP Việt nam cho đối tác nước ngoài.

Nâng cao chất lượng các sản phẩm sách. Áp dụng một cách thống nhất theo đúng chuẩn và đúng quy cách trong việc sử dụng mã ISBN bởi ISBN được coi như tấm hộ chiếu để sách vươn ra thế giới.

Tích cực tham gia các dịp hội chợ, triển lãm sách; các chương trình hợp tác, giao lưu sách trong và ngoài nước để tuyên truyền, quảng bá và tiếp thị cho XBP và doanh nghiệp. Quan tâm hơn nữa đến việc nghiên cứu tìm các biện pháp, phương thức để mở rộng thị trường ra các nước và phát triển khách hàng. Tìm kiếm các XBP có giá trị để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu thông tin, nghiên cứu học tập, nâng cao kiến thức và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Tham gia làm trong sạch thị trường kinh doanh XBP. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước trong việc đăng ký danh mục và thẩm định nội dung XBP nhập khẩu. Không phát hành các XBP không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp… theo quy định của pháp luật.

Danh mục tài liệu tham khảo:
  1. Nguyễn Xuân Thanh - Xuất nhập khẩu xuất bản phẩm và phương thức quản lý
  2. Báo cáo tổng kết của  Cục Xuất bản – In – Phát hành các năm 2014, 2015, 2016
  3. http://thanhnien.vn/van-hoa/gian-nan-xuat-khau-sach-viet-758799.html
  4. http://giaoducthoidai.vn/van-hoa/sach-viet-giac-mo-vuot-bien-lon-3194892-b.html


Bài: ThS. Nguyễn Thúy Linh
Khoa Xuất bản-Phát hành

 
0