25/05/2018, 17:57
Sử dụng phương pháp thuyết trình nhằm nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh viên
(ĐHVH HN) - Trong môi trường học tập và làm việc hiện nay, kỹ năng thuyết trình đóng một vai trò rất quan trọng. Đây được xem là một trong những hình thức nói trước đám đông phổ biến nhất và cũng là cách hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin hay ý tưởng. Đặc biệt, trong bài viết này, thuyết trình ...
(ĐHVH HN) - Trong môi trường học tập và làm việc hiện nay, kỹ năng thuyết trình đóng một vai trò rất quan trọng. Đây được xem là một trong những hình thức nói trước đám đông phổ biến nhất và cũng là cách hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin hay ý tưởng. Đặc biệt, trong bài viết này, thuyết trình còn là hoạt động được sử dụng nhằm nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh viên.
1. Kỹ năng thuyết trình
1.1. Định nghĩa
Trong cuốn từ điển Oxford (2005), thuyết trình được định nghĩa là bài nói chuyện ngắn của một người với một nhóm người để giới thiệu và mô tả một chủ đề cụ thể, ví dụ như một sản phẩm mới, số liệu của công ty hay chiến dịch quảng cáo, v.v…
Tuy nhiên, đây là một định nghĩa hẹp. Trên thực tế, bài thuyết trình có thể được cung cấp bởi nhiều người, và không nhất thiết phải ngắn gọn, cũng không nhất thiết là một buổi ‘nói chuyện’ vì chúng có thể là video hoặc Internet, v.v…
Trong khuôn khổ bài viết này, hoạt động thuyết trình được hiểu như là một phương pháp để thực hành nói trong lớp học tiếng Anh, giúp sinh viên trình bày các khái niệm, ý tưởng, các vấn đề mới hoặc tổng kết những tri thức mà họ đã thu lượm được một cách có hệ thống.
1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại kỹ năng thuyết trình như dựa vào mục đích sử dụng (purposes) hay dựa vào cách thức tiến hành (manners of delivery). Sau đây là các hình thức thuyết trình phổ biến nhất cùng với mục đích và cấu trúc tổ chức của chúng do Whatley (2001) phân loại.
1.2.1. Trình bày thông tin (Informative Presentation)
Người trình bày đưa ra các dự án hoặc sự kiện, trình bày mọi thứ đang diễn ra hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm, quy trình, nội quy, điều lệ hay sự vận hành, hoạt động, v.v…Đối với loại thuyết trình này, có thể chọn một trong các cấu trúc tổ chức sau đây: thời gian, địa điểm, nhân quả, v.v...
1.2.2. Hướng dẫn (Instructional Presentation)
Mục đích của hoạt động thuyết trình là đưa ra hướng dẫn cụ thể về một kiến thức mới hay một kỹ năng mới.
1.2.3. Kích thích (Arousing Presentation)
Mục đích của bài thuyết trình dạng này là làm cho mọi người nghĩ về một vấn đề hoặc tình huống nhất định, đặc biệt phải khơi dậy cảm xúc và trí tuệ của khán giả để họ có thể tiếp thu được quan điểm của người trình bày. Do vậy cần sử dụng ngôn ngữ sinh động cùng với sự nhiệt tình trong bài thuyết trình.
1.2.4. Thuyết phục (Persuasive Presentation)
Hình thức thuyết trình này nhằm thuyết phục người nghe chấp nhận đề xuất của bạn về các giải pháp cho một vấn đề, một cuộc bàn cãi hay một cuộc tranh luận. Để thành công trong bài thuyết trình dạng này, bạn phải trình bày sự việc một cách logic, có bằng chứng và kèm cảm xúc để lôi kéo người nghe đồng ý với quan điểm của bạn.
1.2.5. Đưa ra quyết định (Decision-making Presentation)
Trong bài thuyết trình dạng này, người trình bày giới thiệu các ý tưởng, các đề xuất và lập luận để thuyết phục khán giả thực hiện các yêu cầu của mình. Ngoài ra, bạn phải nói rõ để người nghe hiểu họ phải làm gì và làm như thế nào.
1.3. Các giai đoạn tiến hành
Các giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện một bài thuyết trình bằng tiếng Anh được Marmiene (2006) đưa ra như sau:
Giai đoạn chuẩn bị (Preparation stage)
Theo Seely (2000) thì việc chuẩn bị cẩn thận và kỹ lưỡng là chìa khóa mang lại thành công cho một bài thuyết trình. Sinh viên được yêu cầu bắt đầu việc nghiên cứu của họ bằng việc tư duy mọi thứ mà họ biết về chủ đề, ghi chép, thu thập càng nhiều thông tin về chủ đề càng tốt. Trong giai đoạn này, sinh viên cũng sẽ phân công ai là người đảm nhiệm từng phần cụ thể trong bài thuyết trình cùng với thời gian và nguồn tài liệu họ có thể cần tới.
Giai đoạn thu thập và sắp xếp tài liệu (Material collection and arrangements stage)
Sinh viên tìm kiếm thông tin (trong sách báo, tài liệu, Internet, v.v…), lựa chọn, vạch ra ý tưởng, thảo luận theo nhóm, tiến hành ghi chép lại. Sinh viên liên lạc với giáo viên để lựa chọn nguồn tài liệu, trình bày ý tưởng và đề cương của bài thuyết trình. Giáo viên sửa chữa, tư vấn và phê duyệt đề cương.
Giai đoạn diễn tập (Rehearsal stage)
Sinh viên cần sắp xếp trước hoạt động, chuẩn bị sẵn đề cương và thực hành toàn bộ bài thuyết trình trước ở nhà.
Giai đoạn trình bày (Delivery stage)
Sinh viên trình bày bài thuyết trình trước khán giả. Để đạt hiệu quả cao, sinh viên không chỉ cần kỹ năng Nói mà còn cả kỹ năng giao tiếp trong khi trình bày.
Giai đoạn bổ sung (Follow-up stage)
Sinh viên đặt câu hỏi để chia sẻ thông tin và thảo luận những vấn đề họ có thể gặp phải hoặc cần cải thiện trong bài thuyết trình. Sau đó, sinh viên có thể được yêu cầu viết nhận xét ngắn gọn về các bản trình bày. Bằng cách này, bài thuyết trình được chuyển thành các bài tập dạng viết (written assignments).
Giai đoạn đánh giá và tự đánh giá (Evaluation and assessment stage)
Cũng như bất cứ một công việc nào khác, bài thuyết trình cần phải được công nhận và đánh giá. Phần việc này có ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập của sinh viên. Nó cho phép sinh viên ghi lại những gì họ đã học được về bài thuyết trình, ví dụ như chỉnh sửa lại chủ đề họ đã được nghe hoặc để ôn lại từ vựng.
2.
Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên
Hiện nay, ở các lớp tín chỉ với sĩ số trên 50 sinh viên/ lớp, các em không mấy hào hứng với các giờ học tiếng Anh, đặc biệt là giờ học Nói. Tình trạng phổ biến là sinh viên học rất thụ động, chỉ một số ít tham gia học tập tích cực, số đông còn lại thiếu năng động, sức ì lớn, học tập riêng lẻ nên khả năng phát hiện và xử lý những vấn đề ngôn ngữ chưa thực sự nhanh nhạy. Đáng ngạc nhiên là việc học tiếng Anh của phần lớn sinh viên giống như việc học các môn lý thuyết
1. Kỹ năng thuyết trình
1.1. Định nghĩa
Trong cuốn từ điển Oxford (2005), thuyết trình được định nghĩa là bài nói chuyện ngắn của một người với một nhóm người để giới thiệu và mô tả một chủ đề cụ thể, ví dụ như một sản phẩm mới, số liệu của công ty hay chiến dịch quảng cáo, v.v…
Tuy nhiên, đây là một định nghĩa hẹp. Trên thực tế, bài thuyết trình có thể được cung cấp bởi nhiều người, và không nhất thiết phải ngắn gọn, cũng không nhất thiết là một buổi ‘nói chuyện’ vì chúng có thể là video hoặc Internet, v.v…
Trong khuôn khổ bài viết này, hoạt động thuyết trình được hiểu như là một phương pháp để thực hành nói trong lớp học tiếng Anh, giúp sinh viên trình bày các khái niệm, ý tưởng, các vấn đề mới hoặc tổng kết những tri thức mà họ đã thu lượm được một cách có hệ thống.
1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại kỹ năng thuyết trình như dựa vào mục đích sử dụng (purposes) hay dựa vào cách thức tiến hành (manners of delivery). Sau đây là các hình thức thuyết trình phổ biến nhất cùng với mục đích và cấu trúc tổ chức của chúng do Whatley (2001) phân loại.
1.2.1. Trình bày thông tin (Informative Presentation)
Người trình bày đưa ra các dự án hoặc sự kiện, trình bày mọi thứ đang diễn ra hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm, quy trình, nội quy, điều lệ hay sự vận hành, hoạt động, v.v…Đối với loại thuyết trình này, có thể chọn một trong các cấu trúc tổ chức sau đây: thời gian, địa điểm, nhân quả, v.v...
1.2.2. Hướng dẫn (Instructional Presentation)
Mục đích của hoạt động thuyết trình là đưa ra hướng dẫn cụ thể về một kiến thức mới hay một kỹ năng mới.
1.2.3. Kích thích (Arousing Presentation)
Mục đích của bài thuyết trình dạng này là làm cho mọi người nghĩ về một vấn đề hoặc tình huống nhất định, đặc biệt phải khơi dậy cảm xúc và trí tuệ của khán giả để họ có thể tiếp thu được quan điểm của người trình bày. Do vậy cần sử dụng ngôn ngữ sinh động cùng với sự nhiệt tình trong bài thuyết trình.
1.2.4. Thuyết phục (Persuasive Presentation)
Hình thức thuyết trình này nhằm thuyết phục người nghe chấp nhận đề xuất của bạn về các giải pháp cho một vấn đề, một cuộc bàn cãi hay một cuộc tranh luận. Để thành công trong bài thuyết trình dạng này, bạn phải trình bày sự việc một cách logic, có bằng chứng và kèm cảm xúc để lôi kéo người nghe đồng ý với quan điểm của bạn.
1.2.5. Đưa ra quyết định (Decision-making Presentation)
Trong bài thuyết trình dạng này, người trình bày giới thiệu các ý tưởng, các đề xuất và lập luận để thuyết phục khán giả thực hiện các yêu cầu của mình. Ngoài ra, bạn phải nói rõ để người nghe hiểu họ phải làm gì và làm như thế nào.
1.3. Các giai đoạn tiến hành
Các giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện một bài thuyết trình bằng tiếng Anh được Marmiene (2006) đưa ra như sau:
Giai đoạn chuẩn bị (Preparation stage)
Theo Seely (2000) thì việc chuẩn bị cẩn thận và kỹ lưỡng là chìa khóa mang lại thành công cho một bài thuyết trình. Sinh viên được yêu cầu bắt đầu việc nghiên cứu của họ bằng việc tư duy mọi thứ mà họ biết về chủ đề, ghi chép, thu thập càng nhiều thông tin về chủ đề càng tốt. Trong giai đoạn này, sinh viên cũng sẽ phân công ai là người đảm nhiệm từng phần cụ thể trong bài thuyết trình cùng với thời gian và nguồn tài liệu họ có thể cần tới.
Giai đoạn thu thập và sắp xếp tài liệu (Material collection and arrangements stage)
Sinh viên tìm kiếm thông tin (trong sách báo, tài liệu, Internet, v.v…), lựa chọn, vạch ra ý tưởng, thảo luận theo nhóm, tiến hành ghi chép lại. Sinh viên liên lạc với giáo viên để lựa chọn nguồn tài liệu, trình bày ý tưởng và đề cương của bài thuyết trình. Giáo viên sửa chữa, tư vấn và phê duyệt đề cương.
Giai đoạn diễn tập (Rehearsal stage)
Sinh viên cần sắp xếp trước hoạt động, chuẩn bị sẵn đề cương và thực hành toàn bộ bài thuyết trình trước ở nhà.
Giai đoạn trình bày (Delivery stage)
Sinh viên trình bày bài thuyết trình trước khán giả. Để đạt hiệu quả cao, sinh viên không chỉ cần kỹ năng Nói mà còn cả kỹ năng giao tiếp trong khi trình bày.
Giai đoạn bổ sung (Follow-up stage)
Sinh viên đặt câu hỏi để chia sẻ thông tin và thảo luận những vấn đề họ có thể gặp phải hoặc cần cải thiện trong bài thuyết trình. Sau đó, sinh viên có thể được yêu cầu viết nhận xét ngắn gọn về các bản trình bày. Bằng cách này, bài thuyết trình được chuyển thành các bài tập dạng viết (written assignments).
Giai đoạn đánh giá và tự đánh giá (Evaluation and assessment stage)
Cũng như bất cứ một công việc nào khác, bài thuyết trình cần phải được công nhận và đánh giá. Phần việc này có ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập của sinh viên. Nó cho phép sinh viên ghi lại những gì họ đã học được về bài thuyết trình, ví dụ như chỉnh sửa lại chủ đề họ đã được nghe hoặc để ôn lại từ vựng.
2.
Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên
Hiện nay, ở các lớp tín chỉ với sĩ số trên 50 sinh viên/ lớp, các em không mấy hào hứng với các giờ học tiếng Anh, đặc biệt là giờ học Nói. Tình trạng phổ biến là sinh viên học rất thụ động, chỉ một số ít tham gia học tập tích cực, số đông còn lại thiếu năng động, sức ì lớn, học tập riêng lẻ nên khả năng phát hiện và xử lý những vấn đề ngôn ngữ chưa thực sự nhanh nhạy. Đáng ngạc nhiên là việc học tiếng Anh của phần lớn sinh viên giống như việc học các môn lý thuyết