23/05/2018, 15:19

Xây dựng ao nuôi tôm sú

Sau khi công việc xác định tiêu chuẩn và lên sơ đồ ao nuôi đã hoàn tất thì tiến hành thi công xây dựng ao nuôi tôm sú. Thời gian xây dựng ao nên làm vào mùa khô. Việc xây dựng ao đúng yêu cầu kỹ thuật từ các bước như cắm tiêu, xây dựng đáy, xây dựng bờ, xây dựng cống là công việc quan trọng ...

Sau khi công việc xác định tiêu chuẩn và lên sơ đồ ao nuôi đã hoàn tất thì tiến hành thi công xây dựng ao nuôi tôm sú. Thời gian xây dựng ao nên làm vào mùa khô.

Việc xây dựng ao đúng yêu cầu kỹ thuật từ các bước như cắm tiêu, xây dựng đáy, xây dựng bờ, xây dựng cống là công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả của cả quá trình nuôi.

Cắm tiêu

– Cắm tiêu là đánh dấu xác định vị trí các công trình sẽ xây dựng

– Trước khi thi công ao nuôi cần phải cắm cọc tiêu theo sơ đồ đã thiết lập

– Giúp thi công thuận lợi

– Thi công đúng

Cách tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

+ Liềm, dao, cưa

+ Bản thiết kế

+ Thước dây

+ Cọc cọc bằng gỗ, bằng tre dài 1m

+ Búa , cuốc, xẻng, dao, búa

Bước 2: Vệ sinh khu vực cắm tiêu

+ Chặt, phát quang các cây nhỏ trên khu đất

+ Dọn cây lớn: cưa cây, nhổ gốc cây để khi đào dắp thuận tiện, ao không bị rò rỉ

Bước 3: Thực hiện cắm cọc tiêu

Với mặt cắt ao nửa đào nửa đắp, cắm cọc như sau:

– Đóng cọc xác định trung tâm chiều rộng cố định của ao (điểm A) và cắm cọc

– Đóng cọc xác định điểm chân bờ đào (điểm B)

AB = ½ chiều rộng đáy

– Đóng cọc xác định điểm chân bờ đắp (C)

AC = ½ chiều rộng đáy + hệ số mái bờ x độ sâu đào

– Đóng cọc xác định điểm mặt bờ (D)

AD = ½ chiều rộng đáy + hệ số mái bờ x độ sâu đào + hệ số mái bờ x độ sâu đắp

– Đóng cọc xác định điểm E và F

AE = chiều rộng đáy + hệ số mái bờ x độ sâu đào + hệ số mái bờ x độ sâu đắp + chiều rộng đỉnh bờ

AF = chiều rộng đáy + hệ số mái bờ x độ sâu đào + hệ số mái bờ x 2độ sâu đắp + chiều rộng đỉnh bờ

– Yêu cầu cắm tiêu: Đúng vị trí, chắc chắn, dễ thấy Cắm cọc tiêu xây dựng aoCắm cọc tiêu xây dựng ao

Xây dựng ao

Xây dựng ao là công việc cần nhiều nhân công, máy móc, thiết bị vật tư và có kiến thức về xây dựng nên thường thuê mướn là chủ yếu.

Chuẩn bị máy móc, vật tư, nhân công

– Máy ủi, máy súc máy ủi đào aomáy ủi đào ao

– Nhân công xây dựng ao

– Cuốc, xẻng…

– Vật liệu xây dựng: gạch, đá…

Xây dựng đáy

– Đáy ao phải được gia cố đầm đáy, chống thấm, nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát từ 8º– 10º.

– Với ao có hệ thống ống Siphon: đáy ao hình lòng chảo có độ dốc khoảng 1% nghiêng vào rốn ao, nơi đầu ống Siphon ở giữa ao

– Khi đào ao chú ý cấu trúc địa chất của vùng đất, nếu có tầng phèn tiềm tàng nông, độ sâu ao nên nằm trên tầng phèn

Xây dựng bờ

Sơ đồ mái bờ aoSơ đồ mái bờ ao Hình A: đất mềm; Hình B: đất cứng

– Đắp bờ ao chắc chắn, đảm bảo giữ được nước và chịu đựng được sóng gió khi mưa bão.

– Chiều cao bờ ao: tối thiểu phải đạt 2,0m – 2.7m để giữ được nước trong ao nuôi từ 1,5m – 2,2m. Nếu bờ ao thấp, mực nước trong ao thấp, gặp những ngày nắng nóng tôm sẽ bị sốc nhiệt, đồng thời phèn và kim loại nặng được giải phóng gây chết hàng loạt tôm trong ao.

– Nên đắp bờ ao cao hơn mặt nước thiết kế của ao nuôi tối thiểu 0,5m.

 

– Độ dốc của bờ phải phù hợp với chất đất (1:1 hoặc 1:1,5)

– Gia cố bờ ao nuôi cần thiết trong các trường hợp dưới đây: Cấu trúc đất phổ biến vùng nuôi tôm thâm canhCấu trúc đất phổ biến vùng nuôi tôm thâm canh

+ Đất bị phèn

+ Đất chứa nhiều vật chất hữu cơ (như đất ở những vùng ngập mặn)

+ Đất cát có độ thẩm lậu cao và bị chất thải xâm nhập vào nhiều

+ Trong thực tế sản xuất, do chí phí gia cố bờ ao cao nên thường ít dùng cho ao mới mà thường thực hiện sau khi bị thất mùa

– Vật liệu thường dùng gia cố bờ ao là:

+ Đầm nén bằng đất sét

+ Kè đá, đổ bê tông kè mái phía trong ao nếu chất đất khi gặp nước bị tan rã, dễ bị xói lở

+ Trải bạt (tấm nhựa PVC), nhựa tổng hợp PE, nhựa cấp cao HDPE xung quanh ở những đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ.

+ Vải chống thấm có phủ nhựa đường Gia cố bờ aoGia cố bờ ao

Xây dựng cống

Cống đơn giản

– Cống đơn giản thường sử dụng ở ao nuôi hộ gia đình và những ao nhỏ.

– Loại cống đơn giản thường có tiết diện: hình tròn, hình vuông, hình tam giác hay hình chữ nhật. Cống thoát đơn giảnCống thoát đơn giản

– Vật liệu làm cống: tre, gỗ, ống kim loại, ống bê tông đúc sẵn hay bộng dừa.

– Kích thước của tiết diện cống thay đổi tùy theo khối lượng nước và yêu cầu thời gian cấp tiêu nước Cống cấp đơn giảnCống cấp đơn giản

– Cao trình đáy cống:

+ Cống cấp nước: đặt ngang với mực nước yêu cầu thấp nhất trong ao

+ Cống thoát hay cống điều tiết: có thể đặt sát đáy ao. Miệng cống luôn  gắn một tấm lưới để ngăn tôm thoát ra ngoài.

– Hai đầu cống nhô ra khỏi bờ ao 30 – 50cm để tránh xói lở bờ.

– Ưu điểm của cống đơn giản: chi phí thấp, dễ thi công, phù hợp với ao nhỏ

– Nhược điểm của cống đơn giản: dễ hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn, phải sửa chữa thường xuyên Cao trình cống cấp nướcCao trình cống cấp nước

Cống kiên cố

– Được xây dựng ở những ao có diện tích lớn

– Sử dụng ống bê tông đúc sẵn, có bệ đỡ vững chắc và cửa cống có thiết bị đóng mở.

Cống ván phai

* Nền cống:

– Có tác dụng giữ cho cống ổn định, bền vững

– Bệ cống phải xây trên nền đất vững chắc, được đầm nện kỹ, có thể đóng thêm cừ tràm từ 16 – 25cây/m².

– Sau khi đóng cừ và đầm nện kỹ, lót một lớp bê tông đá 4 x 6 dày từ 10 – 20cm cho nền được vững chắc.

– Bệ cống có thể xây bằng gạch hay đúc bằng bê tông mác 150 – 200kg/cm².

* Ống cống:

– Nên dùng loại ống bê tông đúc sẵn có thể có lưới thép hoặc không.

– Cường độ chịu nén của cống phải đạt 150 – 200kg/cm².

– Ống cống thường không đủ chiều dài, vì vậy khi đặt ống cống thường chú ý đến các khớp nối cho chắc.

– Thường ngay tại khớp nối, xây một lớp gạch để giữ chắc và bít các khớp nối.

– Đường kính ống cống tùy thuộc khối lượng nước của ao và yêu cầu thời gian cấp tiêu nước. Thông thường thời gian tiêu cạn một ao mất khoảng 2 -3 giờ.

– Ưu điểm: thao tác dễ

– Nhược điểm: chi phí cao

Cống bậc thang

– Nền cống và ống cống cũng giống như cống ván phai nhưng thân cống được thiết kế theo hình bậc thang để lên xuống thao tác dễ dàng và có thể khống chế mực nước trong ao theo độ sâu thích hợp.

– Số lượng bậc cống: có thể thay đổi từ 3-5 bậc tùy theo yêu cầu của ao

– Thân cống: có thể làm bằng gạch xây hay đúc bê tông, cường độ chịu lực không nhỏ hơn 100kg/cm².

– Nắp cống: thiết kế theo hình nón cụt để giữ được nước, được đúc bằng bê tông, trên nắp có khoen sắt để dễ mở.

– Ưu điểm: thao tác dễ cống bậc thangcống bậc thang

Cống ba lỗ

– Nền cống và ống cống ba lỗ cũng giống như cống ván phai nhưng thân cống xây kín thành một hình trụ vuông tiết diện 50 x 50cm, tường dày 10cm, xây bằng gạch hay đúc bê tông.

– Bề mặt cống hướng về phía ao được thiết kế làm ba lỗ tròn với đường kính 20-25cm. Trên mặt cũng có một lỗ cống.

– Thông thường thiết kế cống ba lỗ để quản lý mực nước ao theo ba mức nước.

– Ưu điểm: dễ thao tác, điều chỉnh mực nước thuận tiện

– Nhược điểm: chi phí cao

Cống siphon

– Là cống thoát chất thải ra ao xử lý chất thải

– Ở những ao nuôi tôm công nghiệp lượng chất thải rất lớn nên nhất thiết phải có hệ thống cống Siphon

– Cống Siphon đặt từ giữa ao (rốn ao) dẫn qua bờ ao ra mương thoát nước để Siphon chất thải ra ao thải.

– Ống Siphon thường làm bằng nhựa P.V.C

– Đường kính ống 200 – 220 mm, miệng ống giữa ao được bịt kín, đoạn ống giữa ao được khoan lỗ để hút chất thải ra khỏi ao nuôi

  Hệ thống siphon trong aoHệ thống siphon trong ao

Xây dựng mương

– Xây dựng mương cấp và thoát nước riêng biệt

– Chiều rộng mương gấp 2 lần tổng khẩu độ cống

– Mương cấp nước chủ yếu bằng bơm nước hoặc tự chảy nên thường được đặt cao hơn mặt bằng đáy ao

– Mương thoát nước nên thấp hơn nơi thấp nhất của đáy ao ít nhất 50cm để có thể tháo được nước.

Lỗi thường gặp

– Cắm cọc, tiêu sai

– Mặt đáy ao không bằng phẳng, hơi dốc

– Nước không thoát ra ngoài hết.

– Xây dựng không cân đối, lưu tốc nước quá lớn

0