23/05/2018, 15:19

Xử lý bờ ao nuôi tôm sú

Công việc xử lý đáy ao đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu hay trước mỗi vụ nuôi. Mục đích chính của việc chuẩn bị bờ ao nuôi tôm sú là tạo cho tôm nuôi có được môi trường nuôi chất lượng nước thích hợp và ổn định. Tu bổ bờ ao nuôi tôm sú – Mục đích: Sau một vụ nuôi, ...

Công việc xử lý đáy ao đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu hay trước mỗi vụ nuôi. Mục đích chính của việc chuẩn bị bờ ao nuôi tôm sú là tạo cho tôm nuôi có được môi trường nuôi chất lượng nước thích hợp và ổn định.

Tu bổ bờ ao nuôi tôm sú

– Mục đích: Sau một vụ nuôi, bờ ao nuôi tôm sú thường bị sạt lở, bị các sinh vật đào hang ẩn nấp hay có các lỗ mọi làm rò rỉ nước, vì vậy cần tiến hành tu sửa lại nhằm đảm bảo bờ ao chắc chắc, không rò rỉ và không có địch hại ẩn nấp trong bờ

– Cách tiến hành:

* Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Cuốc, xẻng

* Bước 2: Thực hiện tu bổ bờ

– Bắt diệt hết ếch, rắn, các loài động vật làm hang sống ở bờ ao

– Lấp các hang hố, lỗ mọi ở quanh bờ ao.

– Đắp lại bờ ao bị sạt lở, đảm bảo bờ chắc chắn, giữ được nước.

– Kiể m tra cống và sửa chữa lỗ mọi

Lót bạt

– Công việc trải bạt thực hiện sau khi tu sửa bờ ao.

– Mục đích của lót bạt bờ ao nuôi tôm:

+ Ngăn chặn rò rỉ nước đối với ao có nhiều nguy cơ thất thoát nước không theo mong muốn như chất đất quá nhiều cát, bị nhiều hang mọi…

+ Ngăn chặn sự phát triển của các loài rong đáy do mực nước thấp vì độ nguyên của mái bờ.

+ Ngăn cản lực nước làm xoáy lở bờ do quạt nước.

+ Giảm đáng kể lượng phèn và nước đục từ bờ chảy xuống ao trong mùa mưa.

+ Ngăn ngừa cua còng đào hang xâm nhập vào ao

– Các loại bạt lót bờ ao:

+ Tấm nhựa PVC

+ Nhựa tổng hợp PE

+ Nhựa cao cấp HDPE

+ Vải chống thấm có phủ nhựa đường. bat lot bo aobat lot bo ao

Các loại bạt khác nhau có tuổi thọ khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tếhay ao nuôi mà người nuôi lựa chọn loại bạt thích hợp. Đối với vật liệu gia cố bằng nhựa, tuổi thọ nó sẽ giảm nếu tiếp xúc với nắng nhiều, vì vậy một số địa phương dùng hai lớp xung quanh mái bờ.

Lưu ý: việc lót bạt dẫn đến tăng chi phí sản xuất, nên nếu thấy không cần thiết (ao giữ nước tốt) thì có thể không cần lót bạt.

– Cách tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư

– Cuốc, xẻng để đào rãnh ở chân bờ và trên bờ

– Bạt lót bờ ao: Tấm nhựa PVC

+ Chiều dài bạt: bằng tổng chiều dài của 4 bờ xung quanh ao (chu vi của ao) + phần ráp nối

+ Chiều rộng bạt: đảm phủ hết mái bờ ao + 20 – 30 cm chôn xuống đáy + 30-40cm phủ lên mép bờ và chôn xuống đất.

Bước 2: Dọn sạch những vật nhọn và làm phẳng bờ

Để tránh bạt bị rách và không bị nhăn, bờ ao phải được:

– Dọn sạch những vật nhọn

– Làm phẳng trước khi tiến hành trải bạt

Bước 3: Trải bạt quanh bờ ao

– Đào một rãnh sâu 20 – 25cm quanh bờ ao, sát chân bờ

– Đào một rãnh trên bờ ao cách bờ 20  – 30cm.

– Trải bạt theo chiều dài của bờ

– Kéo thẳng bạt

– Ráp mí 2 đầu nối của bạt

– Chôn mép trên và mép dưới xuống 2 rãnh vừa xẻ thật chặt. Lót bạt bờ aoLót bạt bờ ao

Lưu ý:

– Yêu cầu lót bạt:

+ Bạt phải phẳng

+ Được giữ chặt xuống đáy ao và trên bờ ao

+ Phần ráp nối chắc chắn

– Vùng chua phèn hay nuôi tôm trên cát, người ta lót bạt cả nền đáy ao. Công việc này đòi hỏi kỹ thuật hơn nên thường hợp đồng với người cung cấp bạt.

– Nếu có điều kiện có thể lót bạt kênh cấp nước.

Lót bạt bờ kênh cấp nướcLót bạt bờ kênh cấp nước Lót bạt đáy aoLót bạt đáy ao

Rào lưới quanh ao

– Mục đích: Ngặn chặn việc lây lan mầm bệnh từ các sinh vật trung gian như cua, còng, chuột… Các sinh vật này có thể bò từ ngoài vào ao nuôi và mang theo các m ầm bệnh nguy hiểm lây bệnh cho tôm nuôi như virus đốm trắng.

– Cách tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vật tư

– Lưới để rào quanh bờ ao: Dùng lưới nilon khổ nhỏ 0,6 – 0,7 tấc. Chiều dài bằng chiều dài bao quanh ao

– Cọc: cao 1 – 1,2m bằng tre hay gỗ

– Dây nylon để buộc lưới vào cọc

– Búa để đóng cọc cố định lưới

– Cuốc, xẻng để đào hố, đào rãnh chôn chân lưới

Bước 2: Thực hiện rào

– Cắm cọc: mỗi cọc cách nhau 1,2 – 1,5m

– Buộc lưới vào cọc bằng dây nylon

– Lưới rào hơi nghiêng vào phía trong ao (một góc 30º) để cua còng… không bò được vào ao

– Chôn chân lưới thật kỹ để tránh gió có thể thổi tốc lưới lên. Rào lưới quanh aoRào lưới quanh ao

Lỗi thường gặp

– Lót bạt không phẳng, chân bạt không chắc, bị thủng.

– Rào lưới không chắc, bị đổ

0