23/05/2018, 15:19

Phòng ngừa và chữa bệnh cho cừu

Cừu cũng thường mắc những chứng bệnh giống như trâu bò và dê, gồm có những bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh đường tiêu hóa và nhiều bệnh thông thường khác. Có những bệnh rất nguy hiểm khiến cừu chết hàng loạt trong một thời gian ngắn, nếu không được chữa trị kịp thời, như các bệnh , ...

Cừu cũng thường mắc những chứng bệnh giống như trâu bò và dê, gồm có những bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh đường tiêu hóa và nhiều bệnh thông thường khác.

Có những bệnh rất nguy hiểm khiến cừu chết hàng loạt trong một thời gian ngắn, nếu không được chữa trị kịp thời, như các bệnh , lở mồm long móng… Nhưng, những bệnh này đã có thuốc tiêm phòng rất hữu hiệu, lại rẻ tiền.

Có những bệnh khi cừu mắc phải, nếu chậm trong việc chữa trị, cừu bệnh cũng không qua khỏi, mà nếu có cứu sống được thì chủ nuôi cũng tốn hao nhiều tiền của và thời gian chăm sóc. Tuy vậy, nếu khâu giữ vệ sinh chuồng trại và thức ăn nước uống được ta thực hiện chu đáo hàng ngày thì cũng ngăn ngừa, cũng chặn đứng được một cách hữu hiệu những bệnh này.

Để phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm mà cừu thường mắc phải như lở mồm long móng, , ta nên tiêm phòng bằng vaccinc 6 tháng một lần, tức một năm hai lần… như vậy sẽ yên tâm.

Bệnh Lở mồm long móng

Bệnh Lở mồm long móng do một loại siêu vi trùng gây ra và lây lan rất nhanh từ cừu bệnh sang cừu mạnh trong một khu vực rộng lớn, nếu ta không có hiện pháp ngăn chặn kịp thời ngay khi phát giác nơi có cừu hệnh. Một khi bệnh đã lây lan trên diện rộng thì khó ngăn chặn dược. Đây là bệnh truyền nhiễm mà trâu bò, dê cừu thường mắc phải.

Cừu mắc bệnh này thân nhiệt lên đến 41 độ c khiến cừu buồn bã bỏ ãn, nằm bẹp một nơi. Các niêm mạc mũi, miệng, nướu răng, lưỡi nổi lên nhiều mụt nhỏ bằng mút đũa. Sau vài ngày những mụt này lở loét khoét sâu vào da thịt khiến cừu bệnh đau nhức, chỉ chảy nước dãi chứ không ăn uống được.

Đã thế, giữa các kẽ chân, móng chân cũng nổi mụt. Khi mụt lở loét, móng chân bị long ra khiến cừu đau đớn tột độ không thể đi đứng được.

Khi phát hiện trong chuồng có cừu mắc bệnh lở mồm long móng, ta nên tách ngay ra nuôi riêng để tránh lây bệnh sang các cừu mạnh trong bầy. Do chưa có thuốc đặc trị nên theo kinh nghiệm dân gian, chỉ làm khô mặt các mụt loét bằng cách chà rửa nước muối, nước khế, nước cốt chanh nhiều lần trong ngày. Sau đó bôi thuốc đỏ hay thuốc xanh để sát trùng.

Các móng chân của cừu bệnh cũng trị theo cách vừa kể, và băng kín lại cho mụt lở mau lành.

Bệnh Lở mồm long móng có thể ngăn ngừa được bằng cách cho cừu chích ngừa vaccine cứ 6 tháng một lần.

Bệnh Chướng hơi dạ cỏ

Sở dĩ gọi là bệnh Chướng hơi dạ cỏ là do cừu ăn quá nhiều cỏ ướt, hoặc ăn phải thức ăn đã hôi mốc, thiu thối

nên dạ cỏ của nó mới đầy hơi, trương cứng lên, khiến con vật đi đứng không vững, cuối cùng phải nằm vật xuống, mắt trợn trừng như sắp chết, môi tím tái, hơi thở nặng nhọc và bốn chân khều lia lịa như bơi. Nếu không chữa trị kịp thời cừu bệnh sẽ chết vài ba giờ sau đó.

Dân gian có nhiều cách để chữa trị bệnh chướng hơi này:

– Dùng nùi gie khô hoặc nắm rơm khô chà xát mạnh trên khu vực dạ cỏ để kích thích sự nhu động dạ cỏ.

– Un rơm khô với mớ cỏ tươi, lá sả tươi làm cho khói xông lên, sau đó quạt nhẹ cho luồng khỏi đó xông thẳng vào mũi cừu bệnh để nó bị sặc, nhờ đó hơi mới xì ra và bụng xẹp dần.

– Dùng muối hột rang thật nóng rồi bọc vào túm giẻ, sau đó chà xát mạnh khắp bụng cừu…

Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách mà bụng cừu vẫn trướng to, thì phải dùng cái trocart chọc vào chỗ lõm bên hông trái cho hơi bên trong thoát ra từ từ…

Như vậy, mọi cách chữa trị đều nhằm vào việc làm sao để lượng hơi ứ trong dạ cỏ của cừu được tống hết ra ngoài càng nhanh càng tốt.

Ngay sau khi bụng xẹp, cừu sẽ đứng lên và… tiếp tục ăn cỏ.

Bệnh đau mắt

Cừu thường bị bệnh đau mắt do vi khuẩn Mycoplasma gây ra. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng của cừu nhưng nếu không kịp thời chữa trị dễ dẫn đến mắt kéo màng, gây lòa. Và từ đó con vật sẽ ốm yếu dần do không thấy đường ăn uống.

Khi cừu mới nhuốm bệnh, kết mạc ở mắt hơi đỏ, sau đó mắt sưng tấy lên khiến cừu bệnh không thể mở mắt to như trước được.

Nếu không chữa trị, bệnh sẽ nặng hơn, kết mạc mắt đỏ hơn, rồi giác mạc bị phủ một phần hay toàn màng trắng, khiến mắt cừu gần như bị mù, đến nỗi không còn thấy đường ăn uống.

Trường hợp bệnh nhẹ: hàng ngày rửa mắt cừu bằng nước muối, sau đó dùng thuôc nhỏ mắt thông thường của người để nhỏ mắt 4 đến 5 lần mồi ngày. Nếu trường hợp bệnh chuyển nặng, phải nhỏ dung dịch Sulfat kẽm 10 phần trăm vào mắt đau ngày vài ba lần cho đến khi lành hẳn bệnh.

Với cừu bệnh, hàng ngày ta nên cung cấp thức ăn nước uống đầy đủ tại chỗ cho chúng.

0