23/05/2018, 15:19

Tìm hiểu các giống trâu

Giống trâu nhập nội Trâu Murrah Trâu Murrah là loại trâu sông, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nó còn có tên là trâu Dehli, vì đó là trung tâm bắt nguồn của giống trâu này. Nhờ khả năng cho sữa cao nên trâu này được nuôi ở nhiều vùng khác nhau của Ấn Độ và được xuất đến nhiều nước khác nhau trên thế ...

Giống trâu nhập nội

Trâu Murrah

Trâu Murrah là loại trâu sông, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nó còn có tên là trâu Dehli, vì đó là trung tâm bắt nguồn của giống trâu này. Nhờ khả năng cho sữa cao nên trâu này được nuôi ở nhiều vùng khác nhau của Ấn Độ và được xuất đến nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Trâu Murrah có bộ sừng cong hoặc xoắn, vặn. Thân hình vạm vỡ, khung xương sâu, rộng, chân ngắn. Chúng có bầu vú rất phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, các núm vú cân đối, dễ nắm để vắt sữa và sữa xuống dễ dàng.

Con đực trưởng thành cân nặng 450 – 800kg, có thể tới 1000kg, cao vây trung bình 142cm. Con cái trưởng thành nặng 350 – 700kg, cũng có thể tới 900kg, cao vây trung bình 133cm.Tuy to lớn nhưng trâu Murrah không thích hợp cho cày kéo vì nó chậm chạp, chịu nóng kém.

Sản lượng sữa trung bình 2.600 – 2.800kg/ chu kỳ 300 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa ít nhất là 7%.

Trâu Murrah có dấu hiệu động dục đầu tiên trung bình lúc 30 tháng tuổi.

Từ năm 1971 chúng ta có nhập trâu Murrah từ Ấn Độ nhằm muc đích nuôi lấy sữa.

Qua nhiều năm nuôi tại miền Bắc (trại Ngọc Thanh – Bắc Thái) và miền Nam (Bến Cát – Sông Bé), trâu này tỏ ra dễ nuôi, ít bệnh tật, khả năng thích nghi tốt; 60% số trâu cái nhập về có khả năng đẻ năm một.

Trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, năng suất sữa một chu kỳ từ 1.500 đến 1.800kg. Tầm vóc trâu trường thành có thể lên tới 1.000kg. Trâu MurrahTrâu Murrah

Trâu Việt Nam

Trâu Việt Nam thuộc loại trâu đầm lầy. Tổ tiên của chúng là trâu rừng hiện còn tồn tại ở nhiều vùng Đông Nam Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanca. Có thể còn một số hiện đang sống ở vùng rừng núi Đông Dương.

Người Việt cổ đã sớm thuần hoá trâu rừng, bắt đầu từ hậu kỳ thời đại đá mới (cách đây 4500 năm) để giúp nghề trong lúa nước.

Trâu Việt Nam có mầu đen, có con lông trắng, nhưng tỷ lệ này ít. Sừng doãng. Một chu kỳ vắt sữa, trâu Việt Nam có thể cho 300 – 500kg sữa, với tỷ lệ mỡ sữa rất cao: 10%. Tỷ lệ thịt xẻ 42 – 45%.

Qua tầm vóc, người ta chia trâu Việt Nam thành ba loại hình:

Trâu to (trâu ngố): còn gọi là trâu Tuyên Quang, trâu Bắc Thái. Loại trâu này thường được nuôi ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Trâu cái trưởng thành có khối lượng khoảng 400kg, trâu đực 400 – 450kg, đực thiến 450kg.

Các chiều đo: con đực: cao vây: 119,31cm; dài thân chéo: 133,87cm.

con cái: cao vây: 118,45cm; dài thân chéo: 129,10cm.

Là loại trâu to con, con đực vạm vỡ, cổ phát triển, con cái to, khoẻ; có mông và thân sau phát triển nhưng hơi dốc; bầu vú tương đối phát triển.

Trâu nhỏ (trâu ré): thường được gọi là trâu đồng bằng và tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Chúng được sử dụng chủ yếu để cày kéo, phục vụ nông nghiệp. Nhưng do chế độ lao tác nặng nhọc mà chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên đa số trâu có tầm vóc nhỏ. Trâu cái có khối lượng 300 – 350kg, trâu đực: 400 – 450kg, trâu đực thiến có thể nặng tới trên 450kg. Tỷ lệ thịt của trâu này cũng thấp.

Trâu vừa: là loại trung gian giữa hai loại trên. Khối lượng cơ thể của con cái từ 350 đến 400kg, con đực = 400 – 450kg.

Theo thống kê, đến cuối năm 1995, cả nước ta có 2.963.158 con trâu. Trong 5 năm, từ 1991 đến 1995, tốc độ tăng đàn trâu trung bình là 0,76%/năm. Do sinh thái và nhu cầu sử dụng khác nhau, nên số lượng trâu phân bố không đồng đều giữa các vùng. Đàn trâu nước ta phân bố như sau: Phân bố đàn trâu nước taĐàn trâu nước ta phân bố như sau

0