23/05/2018, 15:19

Dự trữ và chế biến một số loại thức ăn cho trâu bò

Thức ăn cho trâu bò có thể dựa vào nguồn cỏ ở địa phương hoặc bà con nông dân chế biến dựa trên các biện pháp như phơi khô, ủ chua hay làm bánh dinh dưỡng. Dự trữ dưới hình thức phơi khô Phơi khô và bảo quản cỏ Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp protein, gluxit, vitamin và ...

Thức ăn cho trâu bò có thể dựa vào nguồn cỏ ở địa phương hoặc bà con nông dân chế biến dựa trên các biện pháp như phơi khô, ủ chua hay làm bánh dinh dưỡng.

Dự trữ dưới hình thức phơi khô

Phơi khô và bảo quản cỏ

Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp protein, gluxit, vitamin và chất khoáng chủ yếu cho trâu bò đặc biệt là vào vụ đông Xuân. Hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng trong cỏ khô có sự khác nhau rất rõ rệt và tùy thuộc vào thành phần thực vật của cây cỏ, điều kiện đất đai và khí hậu, loại và liều lượng phân bón sử dụng, thời gian thu hoạch cỏ, tình trạng thời tiết lúc cắt cỏ và kỹ thuật phơi, sấy. Giai đoạn phát triển thực vật lúc thu hoạch cỏ để phơi khô cung ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần hoá học của nó. Theo mức độ thành thục và già đi của cây, hàm lượng xenlaloza trong cỏ tăng lên, còn hàm lượng protein, vitamin và chất khoáng lại giảm xuống.

Đối với các loại cỏ bộ đậu (cỏ Stylo, cỏ Medicago và cỏ ba lá,…) tốt nhất là thu hoạch vào giai đoạn có nụ hoa và khi đó hàm lượng protein trong cỏ khô cao nhất, cỏ thu hoạch từ những nơi đất màu mỡ chứa nhiều caroten hơn đất cằn cỗi. Vì vậy, đối với những nơi cằn cỗi cần bón thêm phân đạm cho cỏ. Trong thành phần cỏ khô có chứa nhiều loại cây bộ đậu thì lượng caroten càng phong phú.

Điều đáng chú ý nữa là hàm lượng vitamin D trong cỏ khô. Chúng ta đều biết là trong cây xanh không có vitamin D nhưng lại có ergosterin. Khi phơi nắng, dưới ảnh hưởng của tia cực tím, ergosterin tạo thành vitamin D. Cỏ sấy khô nhân tạo hầu như không có vitamin D. Rõ ràng là, nếu cỏ khô giàu vitamin A thì lại rất nghèo vitamin D và ngược lại, vì ánh sáng mặt trời phá huỷ vitamin A và thúc đẩy quá trình tạo thành vitamin D. Nếu cỏ khô bị mưa thì hàm lượng vitamin A và D trong đó giảm rõ rệt, và trong trường hợp này cho dù trâu bò được cung cấp số lượng lớn cỏ khô vẫn không thể thoả mãn được nhu cầu của chúng.

Điều kiện cơ bản để thu được cỏ khô chất lượng tốt và giảm tổn thất các chất dinh dưỡng là sau khi thu hoạch phải phơi (sấy) khô nhanh chóng. Thời gian phơi (hoặc sấy) càng ngắn thì hàm lượng nước trong cỏ càng giảm (đến mức tối thiểu), quá trình sinh lý và sinh hoá gây ra tổn thất lớn chất dinh dưỡng trong đó sẽ nhanh chóng bị đình chỉ. Phơi khô trong điều kiện thời tiết tốt, tổn thất vật chất khô trong cỏ khoảng 30 – 40%, còn trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, tổn thất lên tới 50 – 70%.

Cỏ khô là hình thức dự trữ thức ăn thô xanh rẻ tiền, dễ làm và dễ phổ biến trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta. Tuy nhiên, để có được loại cỏ khô chất lượng tốt lại không đơn giản, ở nước ta, mùa có điều kiện cho cây cỏ phát triển và chất lượng cỏ tốt lại hay có mưa. Ngược lại, trong mùa khô dễ làm cỏ khô thì chất lượng cỏ lại giảm sút. Vì vậy, trong mùa mưa, muốn làm cỏ khô chất lượng tốt thì phải chú ý theo dõi diễn biến thời tiết, có kế hoạch chu đáo về nhân lực, phương tiện thu cắt, vận chuyển, nơi cất giữ.

Trong năm, thời gian cắt cỏ phơi khô tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch, là lúc cỏ mới ra hoa, có sản lượng và thành phần dinh dưỡng cao. Tránh phơi quá nắng cỏ sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin. Trong khi phơi cỏ chưa khô hoặc lúc có mưa nên gom cỏ thành đống, nếu có thể thì tìm cách che phủ giữ cho cỏ khỏi mất phẩm chất, cỏ khô phẩm chất tốt vẫn giữ được màu xanh, thân, cuống và lá đều mềm và có mùi thơm dễ chịu.

Bảo quản cỏ khô bằng cách đánh thành đống như đống rơm, nén chặt và có mái che mưa. Nếu có điều kiện thì xây dựng nhà kho dự trữ cỏ khô. Muốn tăng sức chứa của nhà kho thì bó cỏ thành bó (tốt nhất là dùng máy đóng bánh cỏ khô) để xếp được nhiều và khi cần lấy ra cho trâu bò ăn cũng thuận tiện.

Phơi khô và bảo quản rơm lúa

Rơm là phụ phẩm của các cây lương thực như lúa nước, lúa cạn (lúa đồi, lúa cốc), mì, mạch. Nó là nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của trâu bò vùng đồng bằng, trung du, miền núi nước ta.

Ở nước ta có thể cấy được nhiều vụ lúa nên trong năm ta có thể thu được 2 – 3 vụ rơm rạ. Rơm chiêm thu hoạch vào tháng 5 – 6, rơm mùa: 9 – 10, rơm lúa xuân: tháng 3 – 4 và rơm thu: 7 – 8. Phổ biến nhất là rơm vụ lúa mùa. Vì vào vụ mùa là lúc thời tiết thuận lợi chờ việc phơi rơm. Ngược lại, vụ chiêm việc thu hoạch và phơi rơm không thuận lợi vì thời tiết hay có mưa, rơm dễ bị thối mốc, chất lượng dinh dưỡng giảm sút rõ rệt.

Rơm phơi được nắng thì màu vằng tươi và có mùi thơm, trâu bò thích ăn. Rơm bị vấy bùn đất và phân thì chất lượng bị giảm và con vật không thích ăn.

So với một số loại thức ăn tươi xanh, rơm là loại thức ăn có giá trị đơn vị thức ăn và năng lượng trao đổi cao hơn, nhưng rơm lúa thường cỏ tỷ lệ chất xơ cao (31-33%), ít protein (từ 2,2 đến 3,3%) và rất ít chất béo (1 – 2%). Rơm thường nghèo vitamin và khoáng.

Cách bảo quản rơm cũng tương tự như bảo quản cỏ khô; đánh thành đống ngoài sân, vườn hoặc thành bó dự trữ trong kho.

Chế biến và dự trữ dưới hình thúc ủ ướp (ủ chua)

Ủ chua cây ngô

Ủ chua là một kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh. Kỹ thuật bao gồm việc cắt cây thức ăn vào giai đoạn mà nó có giá trị dinh dưỡng cao, thái nó thành những mẩu nhỏ, nén vào một hố ủ, và phủ hố này bằng đất để tránh nước (mưa) và không khí lọt vào. Tại đây thức ăn trải qua quá trình lên men, quá trình này cho phép bảo quản tốt thức ăn và làm cho nó trở nên dễ dàng đồng hoá. Những phần cứng của thân cây bị mềm ra và biến đổi trong quá trình lên men.

Thực chất của ủ chua là quá trình lên men yếm khí khi trong hố ủ có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Khi trong khối thức ăn và trong hố ủ có nhiều không khí, quá trình lên men thối xuất hiện và tăng cường. Điều đó giải thích tại sao chúng ta cần phải nén khối thức ăn cẩn thận để loại hết không khí tồn tại trong các khe giữa các mẩu cây thức ăn.

Kỹ thuật ủ chua có thể áp dụng cho tất cả các loại cây thức ăn. Chất lượng của thức ăn ủ chua phụ thuộc chẳng những vào kỹ thuật ủ mà còn phụ thuộc vào nguyên liệu đem ủ: loại cây thức ăn, giai đoạn thu cắt cây thức ăn….Đối với ngô, việc ủ chua là phương pháp bảo quản được chỉ dẫn nhiều nhất. Đây là phương pháp tốt nhất để bảo quản giá trị dinh dưỡng của ngô dùng làm thức ăn gia súc. Việc ủ chua cây ngô không khó khăn và phức tạp.

Ủ chua cây ngô

Để ủ chưa cần xây một hố ủ bằng gạch, có trát ximăng, với kích thước các chiều tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, khối lượng thức ăn có sẵn, quy mô đàn gia súc. Trong điều kiện chăn nuôi trâu bò nông hộ nên xây một hoặc hai hố ủ với thể tích 1,5m3 (1m x 1m x 1m5). Có thể xây hố ủ trên mặt đất hoặc chìm một phần trong đất, tuỳ theo vùng và tuỳ theo độ cao của mức nước bề mặt. Nhưng phải lưu ý tuyệt đối tránh đáy hố bị chìm trong nước hoặc ẩm ướt.

Một hố ủ thể tích 1,5m³ có thể tiếp nhận toàn bộ sản lượng của một sào ngô cây làm thức ăn gia súc và sẽ cho ra khoảng 700 kg thức ăn ủ chua. Trong trường hợp trồng ngô rau (ngô bao tử), thì cần phải có hai sào để chất đầy vào hố ủ 1,5m.

Thu hoạch cây ngô để ủ chua

Thời điểm cắt ngô để ủ chua, được xác định tuỳ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có mặt trong toàn bộ cây ngô. Thời điểm lý tưởng để cắt ngô ủ chua là khi có 50% số bắp trên thửa ruộng và hạt đạt tới giai đoạn chín sáp.

Khi thu hoạch ngô để ủ chua, cần thu hoạch toàn bộ số bắp, không bỏ riêng ra ngoài. Bởi vì hạt có chứa đường, tạo thuận lợi cho quá trình lên men. Nếu chỉ ủ chua những cây ngô không bắp sẽ không cho ra loại thức ăn ủ chua có chất lượng tốt.

Để xác định thời điểm lý tưởng, thích hợp cho việc cắt ngô ủ chua, có thể áp dụng một phương pháp đơn giản như sau: bắt đầu từ khi ngô hình thành bắp, tliến hành thăm ruộng ngô đều đặn ( cứ cách nhau 3 – 4 ngày thăm một lần): đi trên mảnh ruộng theo hai đường chéo. Cứ sau 10 bước chân thì mở một bắp ra và dùng móng tay ép các hạt ngô. Mỗi sào ruộng thử 10 bắp và nếu có 5 bắp thấy bột sền sệt, nửa đặc nửa lòng và không có dịch chảy ra thì đó là giai đoạn lý tưởng cắt ngô để ủ. Nếu có ít hơn 5 bắp ở vào giai đoạn “cắt được’”lại tiến hành quan sát 3 hoặc 4 ngày sau đó.

Kỹ thuật ủ chua

Sau khi cắt ngô cần phơi dưới nắng khoảng nửa ngày, làrn cho cây thức ăn bị mất nước và khô đi một chút. Đó là một yếu tố thuận lợi cho việc ủ chua thành công. Nhưng cũng lưu ý là đừng phơi quá khô trước khi thái nhỏ và đưa vào hố ủ.

Để xác định trạng thái lý tưởng của ngô, người ta đề xuất một phương pháp đơn giản như sau; khoảng 4 – 6 giờ sau khi cắt, lấy ngẫu nhiên 3 hoặc 4 lần lá ngô rải phơi trên cánh đồng hoặc trên sân (mỗi lần một lá) nắm chặt trong lòng bàn tay. Sau đó mở bàn tay ra và quan sát các nếp trên lá: nếu các nếp đổ lại các đường không rõ ràng và ẩm (khi đó độ ẩm của ngô khoảng 65 – 70%) nhưng không rỉ nước hoặc lá không bị gẫy nát thì đó là trạng thái lý tưởng để thái ngô đem ủ.

Bước tiếp theo là tiến hành băm, thái ngô cây thành những mẩu nhỏ 3 – 5cm (trong trường chăn nuôi trâu bò quy mô trang trại nên dùng máy thái). Sau đó chất thức ăn vào hố ủ. Để bảo đảm nén cho tốt, chỉ chất vào hố ủ mỗi lớp thức ăn dày 10 – 15cm rồi tiến hành nén ngay bằng cách dậm chân lên hoặc dùng đầm. Có thể áp dụng cách đơn giản sau đây để theo dõi và đánh giá mức độ nén thức ăn: trước khi cho mỗi lớp thức ăn vào hố, vạch vào mãi trong hố và đánh dấu khoảng cách 15cm từ dưới lên; sau khi cho thức ăn vào hố đến vạch đã đánh dấu thì đầm nén cho tới khi lớp thức ăn tụt xuống 4 – 5cm. Kiểm tra việc đầm nén và thấy là đã nén tốt, khi khoảng cách từ vạch đánh dấu tới bề mặt lớp thức ăn bằng bề rộng bốn ngón tay khép lại (không tính ngón tay cái).

Cứ làm như vậy cho đến khi hố ủ đầy.

Cần phải lưu ý nén lên toàn bộ bé mặt hố ủ: nén lên các mép xung quanh hố, nén các góc hố và nén phần giữa hố. Thường xảy ra hiện tượng là chỉ nén cách mép hố khoảng 10cm. Điều đó dẫn đến hiện tượng thối rữa phần thức ăn ở xung quanh các mép và gây ra tổn thất lớn.

Việc băm thái, chất vào hố, nén và đóng hố ủ cần phải được tiến hành trong cùng một ngày.

Cho thêm rỉ mật

Trong các loài cây thức ăn nhiệt đới, lượng đường thường không đủ để sản sinh ra đủ lượng axít lactic, làm chua cho toàn khối thức ăn. Do vậy, cần bổ sung thêm đường để tạo thuận lợi cho quá trình lên men lactic.

Dùng một ô-doa có dung tích 10 lít, lấy 5 lít rỉ mật hoà vào 5 lít nước sạch, tưới đều cho mỗi lớp 15cm thức ăn đã thái nhỏ và đã chất vào trong hố ủ trước khi nén dậm lên. Cần định liệu tưới 10 lít dung dịch rỉ mật đều cho cả hố ủ.

Đóng hố ủ

Sau khi toàn bộ thức ăn đã được nén chặt tới miệng hố tiến hành cắm các thanh gỗ hoặc tre xung quanh để nâng độ cao thêm 30cm. Các thanh này được cắm theo phương thẳng đứng, sát mép hố và sâu xuống khoảng 15 – 20cm, thanh nọ cách thanh kia 15 – 20cm. Rải rơm dọc theo các thanh gỗ và lại chất tiếp thức ăn thái nhỏ lên đỉnh hố, rồi dậm nén chặt. Khi lớp thức ăn này đã được nén, có độ dày 20 – 30cm bên trên miệng hố, thì tiến hành đóng hố ủ lại bằng cách phủ một lớp rơm (độ dày 5cm) lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớp đất dày (tối thiểu 30cm) lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ. Lớp đất này có tác dụng ngăn cản không khí và nước mưa thấm vào trong hố ủ đồng thời giúp cho việc nén thức ăn được tốt hơn.

Cần che hố ủ bằng nilông, bằng tôn hoặc bằng tấm lợp fibrô ximăng để tránh nước mưa.

Một vài ngày sau khi đóng hố ủ, lớp đất hình chóp trôn đỉnh hố bị lún xuống, cần tạm dỡ mái ra và cho thêm đất để đạt độ cao 30cm trên miệng hố.

Mở hố ủ và sử dụng thức ăn ủ chua cho trâu bò

Khoảng 72 giờ sau khi đóng hố ủ, hiện tượng lên men dừng lại. Cây thức ăn chuyển thành thức ăn ủ chua. Khi đó bắt đầu một thời kỳ ổn định, kéo dài khoảng 6 – 7 tuần lễ. Thức ăn ủ chua này có thể sử dụng cho trâu bò ăn bắt đầu từ tuần thứ 8.

Một khi đã mở hố ủ và sử dụng thức ăn ủ chua cho trâu bò, cần sử dụng liên tục cho đến khi hết. Sau mỗi lần lấy thức ăn ra cần che đậy hố lại để tránh mưa nắng.

Cũng có thể tiến hành ủ chua, loại cây ngô chín sữa – chín sáp và đã thu hết bắp (trong trường hợp trồng ngô lấy bắp đem bán non) bằng kỹ thuật như trên, chỉ khác là phải sử dụng lượng rỉ mật lớn hơn: 10 lít cho hố ủ 1,5m³ (chứ không phải là 5 lít).

Hoặc đối với loại cây ngô đã thu hết bắp khô: đó là trường hợp trồng ngô lấy hạt. Thực tế, nhiều vùng ở nông thôn trồng ngô với mục đích này và bỏ lại lượng thân và lá ngô rất lớn, chủ yếu dùng phơi khô và đun nấu, rất lãng phí. Chúng ta cũng có thể ủ chua loại cây ngô sau khi thu hoạch hạt bằng kỹ thuật như trên. Nhưng cần lưu ý là phải ủ chua vào chính ngày thu bắp, không phải phơi thêm gì cả. Trước khi thái cây và lá ngô, cần loại bỏ bớt một số lá già, khô phần dưới gốc cây. Lượng rỉ mật cần thiết cho một hố ủ 1,5m³ là 10 lít.

Ủ chua cỏ

Có thể áp dụng kỹ thuật ủ chua đối với cỏ tự nhiên, cỏ trồng (cỏ voi, cỏ sả…) hoặc dây lạc tươi. Nên cắt cỏ vào giai đoạn inrớc khi ra hoa. Nếu cỏ quá non, chứa nhiều nước, khó ủ. Cũng không chờ cỏ quá già. Đối với cỏ trồng, nên cắt sau 45 ngày. Cũng có thể ủ chung nhiều loại cỏ với nhau.

Trong ủ chua cỏ, cần chú ý một số vấn đề sau đây:

– Thái cỏ dài khoảng 3 – 4 cm. Khi cỏ càng khô thì càng phải thái nhỏ, vì như vậy mới dễ nén và dễ lên men.

– Phơi tái cỏ để có độ ẩm 65 – 70% (là độ ẩm thích hợp nhất). Cỏ mới cắt thường có độ ẩm cao (75 – 85%), đặc biệt là cỏ hoà thảo. Kiểm tra độ ẩm của cỏ theo cách đơn giản sau:

Nắm đầy một nắm cỏ đã thái nhỏ trong lòng bàn tay rồi từ từ thả tay ra, xem xét trạng thái cỏ trong lòng bàn tay để suy ra độ ẩm của cỏ:

Nếu thấy có dịch chảy theo kẽ ngón tay: độ ẩm khoảng 75 – 85% -> không thích hợp để ủ.

Khi mở tay ra, nắm cỏ vẫn giữ nguyên hình dạng, tay ướt: độ ẩm khoảng 70 – 75% -> phơi thêm.

Khi mở tay ra, nắm cỏ từ từ nở ra, tay không bị ướt: độ ẩm 65 – 70% -> độ ẩm thích hợp để ủ.

Khi mở tay, nắm cỏ bung ra: độ ẩm < 60% -> cỏ đã hơi bị khô.

– Trong trường hợp cắt cỏ gặp thời tiết xấu và không thể phơi được, có thể xử lý bằng cách băm nhờ rơm hoặc bã mía, trộn đều và ủ chung với cỏ.

– Bổ sung rỉ mật đường: một hố ủ 1,5m³ bổ sung 5 lít rỉ mật đường – đối với những loại cỏ nhiều đường như cỏ voi và 10 lít rỉ mật đường – đối với loại cỏ ít đường như cỏ sả.

Kỹ thuật xử lý rơm lúa

Đối với trâu bò, rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng. Tuy nhiên, rơm khô có giá trị dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn. Vì vậy, nên chế biến rơm để tăng khả năng tiêu thụ và tỷ lệ tiêu hoá rơm. Ta có thể xử lý rơm trước khi cho trâu bò ăn bằng các biện pháp sau: xử lý rơm lúaxử lý rơm lúa

Kiềm hoá

Băm rơm rạ thành mẩu 6 – 10cm, rải đều trên mặt sàn sạch, cứng và phẳng. Dùng nước vôi pha loãng 1% (1kg vôi sống hoặc 3kg vôi tôi hoà trong 100 lít nước) tưới lên rơm (cứ 1kg rơm + 6kg nước) để một ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi mới cho trâu bò ăn. Có thể hứng lấy nước vôi để dùng tiếp. Nếu lúc đầu trâu bò chưa quen ăn nên cho ăn lẫn với rơm vẩy nước, sau đó tăng dần lượng rơm tưới nước vôi. Để giảm bớt mùi nồng của vôi và để trâu bò thích ăn hơn, nếu có điều kiện thì trước khi cho trâu bò ăn nên trộn rơm với rỉ mật và urê (3kg rơm đã kiềm hoá +

0,5kg rỉ mật + 20g urê).

Ủ rơm với urê

Có thể ủ rơm với urê theo tỷ lệ: cứ 1 tấn rơm khô cần 40kg urê và 800 – 1000 lít nước (tỷ lệ urê 4% và nước so với rơm là 1/1).

Cần xây một hố ủ, tốt nhất là xây kiểu hai vách đối diện nhau, trên nền xi măng. Dung tích hố ủ tuỳ theo lượng rơm cần ủ.

Pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết. Trải rơm theo các lớp dày 20cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chăn dậm nén cho chặt. Cứ làm như vậy cho đến khi hết rơm và hết nước. Cuối cùng, dùng một tấm ni lông phủ lên trên miệng hố, sao cho thật kín để không khí và nước mưa bùn ngoài không lọt vào và khí amoniac bồn trong không bay ra.

Sau khi ủ 7 – 10 ngày có thể lấy rơm ra cho trâu bò ăn. Lấy lượng vừa phải theo như cầu từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố.

Yêu cầu rơm ủ urê phải mềm, mùi thơm nhẹ, màu vàng gần với màu tự nhiên của rơm trước khi ủ, không bị đen và không có nấm mốc.

Nhìn chung, trâu bò thích ăn loại rơm này và ăn được nhiều hơn so với rơm không ủ. Tuy nhiên, lúc đầu có thể có một số trâu bò không thích ăn, ta phải tập cho chúng bằng cách cho ăn từng ít một và tăng dần lên. Cũng có thể cho ăn chung với các loại thức ăn khác.

Ủ rơm với urê và rỉ mật

Tỷ lệ rơm, urê, nước cưng giống như trên, nhưng có cho thêm 40kg rỉ mật cho 1 tấn rơm.

Khi cho thêm rỉ mật, giá trị dinh dưỡng của rơm tăng lên, rơm có mùi thơm, ít hăng hơn và trâu bò thích ăn hơn.

Phương pháp ủ tương tự như trên, lưu ý hoà tan đều cả urê và rỉ mật trong nước.

Kỹ thuật làm bánh dinh dưỡng

Bánh dinh dưỡng là một dạng chế biến các sản phẩm công – nông nghiệp. Thành phần chủ yếu của bánh dinh dưỡng gồm: rỉ mật (cung cấp năng lượng), urê (cung cấp đạm), các chất khoáng, các chất độn bao gồm đá vôi, ximăng (dùng làm chất kết dính) và vỏ lạc xay nhỏ, bột bã mía, rơm nghiền…(làm chất đệm cho bánh xốp).

Yêu cầu của bánh dinh dưỡng:

– Bảo đảm có các thành phần cần thiết, cung cấp các chất dinh dưỡng cho trâu bò.

– Có độ cứng thích hợp, không bị vỡ khi vận chuyển.

-Trâu bò thích ăn.

Các công thức làm bánh dinh dưỡng (Theo Viện KH NN miền Nam) Các công thức làm bánh dinh dưỡngCác công thức làm bánh dinh dưỡng

Cách làm như sau:

Trộn đều các thành phần nêu trên, lưu ý đến độ ẩm của hỗn hợp: nếu dùng tay nắm lại, khi mở bàn tay ra hỗn hợp không bị rã rời, tạo được hình trong lòng bàn tay là được. Cho hỗn hợp vào khuôn và ép thành bánh.

0