23/05/2018, 15:20

Xây dựng ao nuôi cua biển

Ao nuôi cần phải được đắp bờ, làm cống cấp và thoát nước, làm kênh, trà cho cua trú ẩn, làm đăng để cua không bò ra ngoài. Đắp ao nuôi Lựa chọn diện tích ao Diện tích ao phụ thuộc vào quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên,… diện tích ao được thiết kế sao cho có thể xây dựng được gò ...

Ao nuôi cần phải được đắp bờ, làm cống cấp và thoát nước, làm kênh, trà cho cua trú ẩn, làm đăng để cua không bò ra ngoài.

Đắp ao nuôi

Lựa chọn diện tích ao

Diện tích ao phụ thuộc vào quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên,… diện tích ao được thiết kế sao cho có thể xây dựng được gò trú ẩn cho cua. Diện tích ao tốt nhất là từ 300 – 1000m², độ sâu 0,8 – 1,2m. Ao nuôi cua biểnAo nuôi cua biển

Thiết kế bờ ao

Bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt bờ 1 – 1,5m và cao 1 – 1,5m, cao hơn mức triều cường ít nhất là 0,5m.

Xung quanh bờ phải rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa và lưới cước. Đặt hơi nghiêng vào ao góc 45º.

Làm kênh trú ẩn và gò nổi

Thiết kế kênh

– Kênh trong nuôi cua thương phẩm thường chiếm khoảng 2/3 diện tích ao nuôi, kênh bao quanh gò rộng 3 – 5 m. Kênh không quá sâu, độ sâu của kênh từ 0,5 – 0,7m so với mặt đáy đầm để cua trú nóng. Đáy kênh là đáy cát bùn hoặc bùn cát, lớp bùn không quá dày từ 20 – 30 cm là thích hợp nhất.

Thiết kế gò nổi

– Trong ao hoặc đầm nên có gò đất ở giữa, gò đất được trồng các loại cây nước mặn như giá, được hoặc làm giàn bằng lá dừa để tạo nơi trú ẩn và che mát cho cua, gò đất (gò đất không chiếm quá 1/3 diện tích mặt nước).

Xây dựng cống

Thiết kế cống

– Là công tác quan trọng liên quan đến quá trình thiết kế vì địa điểm tốt hay xấu có ảnh hưởng đến tuổi thọ, giá thành công trình, khả năng cấp thoát nước, vì vậy cần chú ý:

+ Khống chế được toàn bộ khu vực cấp hay tiêu nước

+ Tim cống trùng với hướng dòng chảy để tránh hiện tượng nước đổi dòng đột ngột gây xói lở lòng kênh

+ Tranh các đoạn sông cong vì nước bị đổi hướng gây hư hỏng nền cống

+ Chọn nền thích hợp

+ Tránh các lòng sông cũ.

Xây cống

Cống ao nuôi cua biểnCống ao nuôi cua biển

Nền cống

Là phần đất nằm dưới đáy cống, gánh chịu toàn bộ trọng lượng cống và kiến trúc vật khác như cầu giao thông, người, xe cộ qua lại,…do đó nền dễ bị lún. Trong thiết kế phải tính toán để độ lún nằm trong giới hạn cho phép. Nếu đất xấu chịu tải kém phải xử lý để tăng khả năng chịu tải của nền.

Kiến trúc vật dưới cống 

+ Tấm đáy: là bộ phận nối liền giữa thân với nền cống có tác dụng truyền áp lực cảu tải trọng phân bố đều trên nền cống để tránh hiện tượng lún không đều. Ngoài ra lực ma sát giữa đáy và nền còn có tác dụng chống lại sự chuyển trượt do áp lực nước gây ra

+ Chân khay: là bộ phân nối liền giữa tấm đãy với nền và ăn sâu vào nền cống, có tác dụng kéo dài đường nước thẩm thấu làm giảm áp lực thảm thấu và tăng khả năng chống trượt của đáy cống

+ Ván cừ: là những tấm gỗ được gia công thành những cọc đóng xuống nền cống tạo thành bức tường gỗ có tác dụng như chân khay.

+ Bể tiêu năng: là bể được xây dựng liền với tấm đáy và kéo dài về phía hạ lưu. Tác dụng tiêu hao một phần dộng năng của dòng chảy khi qua cống để đảm bảo an toàn cho lòng kênh và đáy cống

+ Sân trước, sân sau: xây liền với tấm đáy ở trước và sau cống, có tác dụng chống xói lở lòng kênh, đảm bảo an toàn cho nền cống.

Xây dựng đăng chắn

Thiết kế đăng chắn

– Yêu cầu: kinh tế, an toàn, thuận lợi giao thông, thao tác, bảo dưỡng dễ dàng.

– Nguyên tắc: làm tăng diệ tích bề mặt đăng, qua đó làm tăng diện tích thoát nước. Đồng thời tăng sức chống đỡ của đăng đối với dòng nước.

– Độ sâu vừa phải: ảnh hưởng đến sức chịu đựng của đăng khi tiến hành thoát nước.

– Chất đáy cứng: đảm bảo đăng khi cắm xuống được kiên cố.

Làm đăng chắn

Giá đăng được tạo thành bởi một hệ thống cọc và nẹp tre là chỗ dựa của mành tre, bao gồm các bộ phận:

– Cọc chính: là bộ xương chính chịu ạp lực và trọng lực của mành đăng.

Cọc thấp hơn mành tre 20 – 30 cm, đóng sâu 1 – 4 m (tùy chiều cao và chất đáy).

– Cọc phụ: kích thước nhỏ hơn cọc chính, tác dụng là kẹp mành đăng và nẹp làm thành một hệ thống liên kết lực chắn không cho đăng xộc xệch. Khoảng cách giữa chính và cọc phụ 10 – 30 cm tùy theo chiều dài của mành và nẹp.

– Cọc chống: do cọc chính và cọc phụ không đủ sức chống đỡ nên có thêm cọc chống, có 2 loại cọc chống:

+ Cọc chống nước: có tác dụng đỡ lực tác động của nước (khi có quạt nước) cọc được đặt tạo với mành một góc 55º ở dưới nước.

+ Cọc chống gió: Đặt vị trí cao hơn, đặt xiên góc 45º so với mành đăng.

– Thanh ngang: là cây tre hoặc nẹp tre buộc ngang nhằm liên kết cọc chính, phụ thành một kết cấu có tác dụng truyền áp lực của nước lên mành đăng, có 2 loại thanh ngang.

+ Thanh ngang trên: đặt trên mực nước bình thường, gồm hai hàng, hàng trên cách đỉnh 20cm, hàng dưới gần mực nước bình thường.

+ Thanh ngang ngập: tùy mực nước sâu hay nông có thể một hoặc hai hàng, thanh ngang ngập cách đáy 50cm.

* Mành đăng

Là những nan tre được đan thành từng tấm. Tác dụng để ngăn giữ cua. Kích thước mành tùy thuộc vào kích cỡ cua, trên mành có 2 – 3 loại nan tre. Mành được dệt bằng dây guộc, gai. Cự li hai hàng 20 – 30 cm. hàng guộc đầu cách đầu nan 5cm. Mành tre cao hơn mực nước lớn nhất 30cm

0