23/05/2018, 15:20

Bệnh viêm vú ở bò sữa

Bệnh viêm vú là phản ứng viêm của tuyến vú, là bệnh phổ biến nhất, gây tổn thất và chi phí tốn kém nhất trong số các bệnh của bò sữa. Tổn thất của bệnh lớn gấp hai lần so với bệnh vô sinh và các bệnh sản khoa. Thông thường có khoảng 1/3 số bò sữa của mỗi đàn có một hoặc nhiều khoang vú bị một dạng ...

Bệnh viêm vú là phản ứng viêm của tuyến vú, là bệnh phổ biến nhất, gây tổn thất và chi phí tốn kém nhất trong số các bệnh của bò sữa. Tổn thất của bệnh lớn gấp hai lần so với bệnh vô sinh và các bệnh sản khoa. Thông thường có khoảng 1/3 số bò sữa của mỗi đàn có một hoặc nhiều khoang vú bị một dạng viêm nào đó.

Tổn thất kinh tế của bệnh viêm vú liên quan đến các khía cạnh:

– Làm giảm khoảng 10% sản lượng sữa.

– Làm giảm chất lượng sữa, người mua sữa trả giá thấp hoặc từ chối không mua sữa.

– Sau khi điều trị cục bộ, trực tiếp vào tuyến vú phải chờ đợi một thời gian trước khi có thể vắt sữa đem bán.

– Chi phí điều trị rất tốn kém (phải chi cho cán bộ thú y, chi tiền thuốc men).

– Nhiều bò cái phải loại thải sớm, trước khi đạt tới năng suất tối đa.

Những yếu tố mở đường cho bệnh

Có một sốyếu tố tạo điều kiện cho bệnh viêm vú phát triển, đó là:

– Yếu tố di truyền: có những giống bò mẫn cảm hơn đối với bệnh viêm vú.

– Cấu tạo bầu vú và núm vú: những dây chằng nâng đỡ bầu vú không vững chắc; các núm vú phình căng, gây khó khăn cho việc vắt sữa; lỗ mở của núm vú bị đẩy vào trong… là những yếu tố làm cho bầu vú dễ bị viêm.

– Tuổi của gia súc: với tuổi càng cao, sức đề kháng tự nhiên của gia súc càng giảm và bò sữa càng có nguy cơ bị viêm vú.

– Thời kỳ tiết sữa: trong thời gian hai tuần đầu tiên sau khi đẻ, bầu vú rất mẫn cảm với viêm nhiễm. Trong thời kỳ cạn sữa, bầu vú cũng mẫn cảm với yi khuẩn hơn, so với trong thời kỳ tiết sữa. Bởi vì trong thời kỳ cạn sữa, có sự giảm tiết một số protein, thêm vào đó các mầm bệnh không còn bị đào thải ra ngoài qua vắt sữa.

– Các vết thương: bản thân các vết thương tạo thành cửa xâm nhập của vi khuẩn vào tuyến vú đồng thời chứng làm giảm sức đề kháng tự nhiên của gia súc đối với tất cả các trường hợp viêm nhiễm.

Nguyên nhân dẫn đến tổn thương thường là do các thao tác thô bạo lên núm vú (ví dụ: vắt sữa không đúng kỹ thuật), kẹt núm vú khi bò đứng dậy, vắt sữa khi bầu vú trống rỗng, không lau khô bầu vú cẩn thận sau khi rửa và dẫn đến nứt nẻ da bầu vú, hoặc do bị côn trùng đốt.

– Sức đề kháng của bản thân bầu vú: bao gồm toàn bộ các thành phần, yếu tố ngăn cản việc xâm nhập và phát triển của các mầm bệnh trong tuyến vú. Đó là: sự đổi mới liên tục của các tế bào biểu mô trong ống núm vú; sự có mặt của các axit amin trong niêm mạc ống núm vú (các axit amin này có đặc tính làm kìm hãm vi khuẩn phát triển).

Bản thân việc vắt sữa đào thải ra một số lượng lớn vi khuẩn, có nguy cư gầy nên viêm vú.

Các tác nhân gây bệnh

Trong thực tế, việc nhiễm bệnh thường được thực hiện do nhiễm ĩừ môi trường bên ngoài.

Một số lượng lớn mầm bệnh có thể là nguồn gốc cúa bệnh viêm vú, quan trọng nhất là nhũng mầm bệnh thuộc 4 nhóm sau đây:

– Liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn: là các vi khuẩn thường thấy nhất trong các bệnh viêm vú.

– Các trường hợp viêm vú do vi khuẩn dạng coli: E. coli, Enterobacter, Klebsiella ít gặp hơn, nhưng sức tàn phá mô tuyến vú của chúng mạnh hơn.

– Một nhóm tác nhân gây bệnh thứ ba là các Actinomyces pyogenes. Chúng thường là nguyên nhân gây bệnh viêm vú có tính chất áp-xe. Việc viêm nhiễm thường gặp ở bò cái tơ và bò cái cạn sữa vào thời kỳ gần đẻ.

– Một số mầm bệnh khác có thể hãn hữu là nguồn gốc của bệnh viêm vú. Đó là Pasteurella, Nocardia, các bệnh nấm, các men, Mycoplasma, Leptospira, Brucella.

Triệu chứng

Biểu hiện của bệnh viêm vú rất da dạng, tuỳ thuộc vào mức độ viêm nhiêm có trầm trọng hay không.

Về mặt hình thái, thấy:

– Thay đổi nhiệt độ và mầu da của bầu vú.

– Thay đổi hình dạng của cả bầu vú hay của một khoang vú.

– Thay đổi trạng thái đặc chắc của mô bầu vú, sự gắn kết của da với mô tuyến.

– Cảm giác đau khi sờ vào bầu vú.

– Tấy sưng các hạch lâm ba ở phía trên tuyến vú.

– Triệu chứng bệnh toàn thân (sốt, ăn không ngon miệng…). Bệnh viêm vúBệnh viêm vú

Bên cạnh các thay đổi hình thái, nhận thấy có những thay đổi trong thành phần của sữa:

– Trong sữa có các hạt lổn nhổn hoặc các vết máu, đôi khi có các vết mủ

– Sữa có thể có dạng rất lòng.

Thành phần sinh hoá học của sữa cũng có thể thay đổi:

– Tăng số lượng tế bào thân thể.

– Thay đổi độ axít của sữa.

– Tăng tỷ lệ albumin.

– Thay đổi hàm lượng các chất điện giải trong sữa.

– Tăng hoạt tính của các enzym trong sữa.

Về mặt lâm sàng, có thể chia bệnh viêm vú thành những dạng: viêm vú trên cấp tính, viêm vú cấp tính, viêm vú không có triệu chứng, viêm vú mãn tính và viêm vú áp-xe.

Chẩn đoán bệnh

Trong các trường hợp viêm vú trên cấp tính và cấp tính, việc chẩn đoán bệnh rất dễ dàng và không thể nhầm lẫn được.

Chẩn đoán viêm vú không có triệu chứng lâm sàng và mãn tính khó khăn hơn và chủ yếu dựa vào số lượng tế bào thân thể trong sữa.

Sữa bình thường chứa các tế bào biểu mô và các bạch cầu (gọi chung là tế bào thân thể), trong đó bạch cầu (đa số là trung tính) chiếm 98% – 99% tổng số. Các bạch cầu (trung tính) có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ bầu vú chống lại sự viêm nhiễm. Số lượng bạch cầu trung tính và tế bào lymphô trong sữa tăng lên là đáp ứng của cơ thể đối với tổn thương hoặc chứng viêm, trong khi sự gia tăng số lượng tế bào biểu mô là hậu quả của chính tổn thương hoặc chứng viêm đó.

Số lượng tế bào thân thể tăng sinh lý vào hai tuần đầu cũng như vào cuối thời kỳ tiết sữa. Vào giai đoạn đầu tiết sữa, việc tăng lên là do các tế bào biểu mô tăng, còn về cuối giai đoạn tiết sữa là do tăng các bạch cầu. Số lượng tế bào thân thể trong sữa cũng tăng tuỳ thuộc vào số lần tiết sữa. Ở đây không còn phải là hiện tượng tăng sinh lý nữa mà là do tăng mức độ nhiễm khuẩn do số lứa đẻ tăng. Những tia sữa đầu tiên cũng chứa nhiều tế bào hơn bình thường.

Sữa bình thường, vào giữa thời gian vắt sữa chứa trong khoảng từ 100.000 đến 300.000 tế bào thân thể trong 1ml. Khi số lượng tế bào thân thể trong 1 ml sữa vượt trên 500.000 thì được xem là tăng bệnh lý. Trên con số này thì sữa có những biến đổi. Tuy nhiên, có thể tồn tại hiện tượng viêm tuyến vú trong khi sữa chứa ít hơn 500.000 tế bào/1ml.

Xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất để xác định số lượng tế bào thân thể là California Mastitis Test (CMT). Nguyên lý của xét nghiệm này dựa trên tác đồng phá huỷ màng tế bào của các loại thuốc tẩy, sau đó thuốc tẩy gắn với axit deroxyribonucleic được giải phóng ra và làm biến đổi trạng thái ban đầu của sữa, sữa trở thành một hỗn hợp nhớt (khi trong sữa có trên 500.000 tế bào/ml). Như vậy, xét nghiệm được xem là dương tính khi trong 1ml sữa có trên 500.000 tế bào. Cách tiến hành xét nghiệm rất đơn giản: trộn lẫn một vài ml sữa với lượng tương tự một loại thuốc tẩy (ví dụ: laurylsulfate sodium). Xét nghiệm này bảo đảm độ chính xác cao, có thể dễ dàng áp dụng trong điều kiện sản xuất và ít tốn kém.

Cũng có thể đếm trực tiếp số lượng tế bào thân thể, nhưng đòi hỏi có thiết bị tinh vi và chi phí lớn hơn.

Số vi khuẩn trong 1ml sữa là một chỉ số khác về tình trạng sức khoẻ của bầu vú. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng, quần thể vi sinh vật trong sữa chủ yếu đến từ da bầu vú và các núm vú, cũng như từ các dụng cụ vắt sữa không được tẩy trùng cẩn thận. Sữa từ một bầu vú bình thường chứa dưới 10.000 vi khuẩn trong 1ml.

Phòng bệnh viêm vú

Cuộc đấu tranh chống các bệnh viêm vú cần phải dựa trên cơ sở dự phòng. Bởi vì công tác điều trị đòi hòi chi phí tốn kém về thuốc men và nhân công. Hơn nữa, viêm vú ảnh hưởng lâu dài tới hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi bò sữa.

Để phòng bệnh viêm vú, cần chú ý tuân thủ các điểm sau đây:

– Khi mua bò cần chọn những con có hình dạng bầu vú và núm vú đẹp, cân đối. Không chọn những con vú quá chảy xệ, núm vú nhỏ và thụt sâu vào bên trong.

– Mỗi khi vắt sữa, chú ý kiểm tra các tia sữa đầu tiên xem có gì bất thường không: có máu, có mủ, sữa vón cục. Tốt nhất là thu những tia sữa đầu tiên vào trong một dụng cụ riêng để không làm phát tán mầm bệnh trong chuồng nuôi.

– Tuân thủ vệ sinh nghiêm ngặt việc vắt sữa: tay người vắt sữa, dụng cụ vắt sữa, các vật tư liên quan….cần được tẩy rửa sạch sẽ, cẩn thận (các nghiên cứu chỉ ra rằng, tay người vắt sữa truyền số lượng mầm bệnh lớn nhất, từ con bò cái này sang con bò cái khác).

 

– Ổ rơm lót chuồng phải sạch sẽ và khô ráo.

– Khi bầu vú hoặc núm vú bị tổn thương phải chạy chữa kịp thời.

– Nếu bầu vú và núm vú bị bẩn thì phải rửa với nhiều nước (dùng vòi phun), sau đó dùng mảnh vải mềm sạch hoặc tốt nhất là dùng khăn lau bằng giấy (loại dùng một lần) lau khô toàn bộ. Nếu bầu vú không quá bẩn thì tốt nhất chỉ cần rửa núm vú mà không cần phải rửa cả bầu vú. Cần lưu ý: một bầu vú bẩn mà khô còn hơn là một bầu vú sạch nhưng ẩm ướt.

– Trong đàn có những con bị bệnh và mắc bệnh viêm vú thì vắt sữa sau cùng.

– Ngay sau khi vắt sữa, cần sát trùng núm vú bằng cách nhúng núm vú vào một cốc nhựa có dung dịch sát trùng. Tốt nhất là dùng dung dịch Iodamam, vì dung dịch này có khả năng kết bám trên bế mặt da núm vú và lỗ ống núm vú rất tốt, tạo thành lớp màng bảo vệ núm vú. Cũng có thể dùng dung dịch hypochloride, chlorhexidine, iodophore.

– Phải tuân thủ kỹ thuật vắt sữa, vắt sữa nhẹ nhàng, không vắt bầu vú trống rỗng.

– Chuồng nuôi cần phải thông thoáng tốt, đảm bảo đủ diện tích cho mỗi đầu gia súc; điều đó tránh cho bầu vú không bị xây sát và núm vú không bị kẹt.

– Trong khả năng có thể, cần tránh nhốt cùng một nơi những bò cái đã cạn sữa và những con đang tiết sữa.

– Có các biện pháp chống côn trùng (ruồi, muỗi…) hữu hiệu.

– Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh cho bầu vú bị nhơ bẩn do phân quá lỏng.

– Hàng tháng tiến hành kiểm tra bằng Caliphomia Mastitis Test, với việc sử dụng dung dịch Teepol (= 3% laurylsalfate sodium).

– Điều trị các bệnh viêm vú lâm sàng theo các quy tắc và các bệnh viêm vú không có triệu chứng lâm sàng vào thời điểm cạn sữa.

– Sau khi cho bò cạn sữa, bơm thuốc mỡ kháng sinh (nên dùng loại Mastijet Fori) trực tiếp vào tất cả các ống núm vú.

Điều trị bệnh

Trong các trường hợp viêm vú lâm sàng, cần tiến hành 3 hoạt động sau:

+ Vắt thải sữa thường xuyên:

Có thể vắt, thải sữa bằng cách dùng kim thông vú để thải sữa hoặc dùng tay vắt sữa ra. Vắt, thải sữa giúp loại bỏ được mủ và những mảnh mô tế bào lẫn trong sữa. Tuy nhiên, cần chú ý tiến hành thao tác nhẹ nhàng, để tránh làm tổn thương thêm các mô.

Trong trường hợp viêm vú catarrhale, việc sử dụng oxyioxin cũng rất tốt: tiêm 30 đến 50 đvqt oxytoxin vào tĩnh mạch, làm giảm lượng sữa tồn dư trong bầu vú. Tuy nhiên, không nên tiêm oxytoxin khi các mô đã bị teo hoặc xơ hoá, vì oxytoxin không có tác dụng gì cả. Cũng không nên tiêm thuốc này cho gia súc bị phù thũng và những con dữ dằn. Bởi vì ở những con này, tác động của adrenalin sẽ triệt tiêu hiệu quả của oxytoxin.

+ Sử dụng kháng sinh:

Khi điều trị bằng kháng sinh, cần phải chú ý đến việc chọn loại kháng sinh và chọn cách đưa kháng sinh đó vào cơ thể bò sữa.

Để quyết định chọn loại kháng sinh nào, dùng cách nào để đưa nó vào cơ thể, điều cơ bản là phải biết giống vi khuẩn gây bệnh và sự mẫn cảm của nó đối với kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, vi khuẩn không mẫn cảm thì chẳng những bệnh không khỏi mà còn gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn và gây tổn thất kinh tế rất lớn.

Ở những gia súc khi mà chỉ thấy có các tổn thương khu vực thì tác nhân gây bệnh thường là liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn. Các vi khuẩn dạng coli thường gây nên các chứng viêm vú diện rộng hơn. Cũng có thể xảy ra trường hợp là không phân lập được một loại vi khuẩn nào cả. Điều đó có thể được giải thích là các vi khuẩn bị các bạch cầu trung tính nuốt hoặc nồng độ vi khuẩn quá thấp. Mặt khác, cũng cần phải lưu ý, khi tác nhân gây bệnh là một mycoplasma hoặc một virút thì sẽ không thể phát hiện được chúng nếu sử dụng các phương pháp vi khuẩn học kinh điển.

Nếu các vết thượng cư trú lâu trong vú thì tốt nhất là điều trị cục bộ. Điều quan trọng là phải biết được các loại kháng sinh mà vi khuẩn tác nhân gây bệnh mẫn cảm, cũng như nồng độ ức chế tối thiểu. Các liên cầu khuẩn thì mẫn cảm với penicilline-G. Ngược lại, một phần lớn các tụ cầu khuẩn hình thành penicillinase và trong trường hợp nhiễm loại này thì cần sử dụng các kháng sinh không bị penicillinase phân huỷ. Khi nhiễm với các tụ cầu khuẩn, nên sử dụng các kháng sinh trên cơ sở cloxacilline, oxacilline, dicioxaciiline, licomycine, erytromycine, kanamycine, bacitracine.

Nếu viêm nhiễm do liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn gây ra, nên sử dụng phối hợp pcnicillinc-G và một trong các kháng sinh kể trên. Việc sử dụng phối hợp một kháng sinh có tác dụng diệt và một kháng sinh có tác dụng kìm hãm không có ý nghĩa lớn.

Gần như tất cả các vi khuẩn dạng coli mẫn cảm với polymixine.

Actinomyces pyogenes mẫn cảm với phần lớn kháng sinh có phổ rộng, Tuy nhiên các kháng sinh rất khó vào được các áp-xe.

Các hình thức dùng thuốc:

Đối với viêm nhiễm cư trú lâu trong tuyến vú, thường chỉ cần áp dụng phương pháp điều trị trực tiếp vào vú là đủ. Ngược lại, nếu như gia súc trở nên ốm yếu, thì bắt buộc phải phối hợp điều trị cục bộ với tiêm kháng sinh.

Trong thực tế, thường áp dụng 2 lần điều trị kháng sinh vào bầu vú cách nhau 24 giờ. Lần thứ nhất, thực hiện sau khi vắt sữa (hoàn toàn) vào buổi tối, ngày tiếp theo lại vắt kiệt sữa, sau đó điều trị liều kháng sinh thứ hai vào khoang vú bị bệnh. Nếu không khỏi thì tiếp tục kéo dài điều trị theo cách này, tuỳ theo mức độ cần thiết.

Một điều nữa cũng rất quan trọng là phải tôn trọng thời gian chờ đợi, trước khi cung cấp sữa cho nhà máy. Bởi vì sữa có chứa các tồn dư kháng sinh không thể đem sử dụng để chế biến sữa chua, hay phomát.

+ Điều trị triệu chứng:

– Có thể tiến hành điều trị kháng viêm kết hợp với điều trị kháng khuẩn.

– Thường xuyên rửa bầu vú bằng nước lạnh.

– Trong các trường hợp cấp tính có thể tiêm các corticosteroide hoặc đưa thẳng vào bầu vú.

– Khi gia súc bị đau nặng có thể tiêm thuốc giảm đau.

0