23/05/2018, 15:20

Rối loạn tiêu hoá và ngộ độc ở trâu bò

Bệnh chướng bụng đầy hơi Bệnh chướng bụng đầy hơi xảy ra do trâu bò ăn nhiều cỏ non, đặc biệt là vào đầu mùa mưa. Cũng có thể do ăn phải các loại thức ăn bị thối, mốc, thức ăn quá chua hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột. Triệu chứng Các loại thức ăn vào dạ cỏ, bị lên men và sinh ra nhiều hơi, ...

Bệnh chướng bụng đầy hơi

Bệnh chướng bụng đầy hơi xảy ra do trâu bò ăn nhiều cỏ non, đặc biệt là vào đầu mùa mưa. Cũng có thể do ăn phải các loại thức ăn bị thối, mốc, thức ăn quá chua hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột.

Triệu chứng

Các loại thức ăn vào dạ cỏ, bị lên men và sinh ra nhiều hơi, bụng gia súc căng to dần (đặc biệt phía bên trái). Trâu bò biếng ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bút dứt, khó chịu và thở khó khăn. Khi bị nặng trâu bò không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí đái, bí ỉa.

Điều trị

Phải điều trị kịp thời, nếu để chậm con vật có thể bị ngạt và chết. Tuỳ theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà áp dạng các biện pháp sau đây:

– Dùng nắm rơm khô hoặc dùng bọc giẻ gồm muối rang hoặc gừng, rượu, dấm trộn lẫn với nhau chà sát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái.

– Cho trâu bò uống bài thuốc gồm tỏi (10 – 20 nhánh), lá trầu không (10 lá), một bát nhỏ than xoan hoặc than củi tán nhờ pha trộn với một ít dấm thanh hoặc khoảng 1 lít nước dưa chua.

– Dùng pilocarpin 3% tiêm dưới da, liều 6 – 10ml, mỗi ngày tiêm một lần, trong 2 – 3 ngày liền.

– Cho uống 50g muối bicarbonat Na hoặc magiê sunphat, pha với 2 – 3 lít nước.

Trường hợp trâu bò bị chướng hơi cấp tính, phải can thiệp ngay bằng cách chọc troca vào lõm hông trái để cho hơi thoát ra. Nhưng phải lưu ý sát trùng lroca và sát trùng chỗ chọc cẩn thận; phải để cho hơi thoát ra từ từ, tránh cho trâu bò bị chết do sốc. Sau khi chọc, tiêm thuốc trợ sức cho trâu bò và cho ăn cháo loãng có pha chút muối.

Để phòng bệnh này cần chú ý:

– Bảo quản tốt thức ăn cho trâu bò, tránh thối mốc. Trường hợp chẳng may thức ăn bị hỏng phải loại bò, không cho trâu bò ăn.

– Cỏ non, đặc biệt là sau khi mưa, nên thu cắt và cho ăn tại chuồng, trước khi cho ăn cần rửa sạch và phơi tái.

– Không thay đổi các loại thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ và có giai đoạn chuyển tiếp. bo bi chuong bungbo bi chuong bung

Ngộ độc ở trâu bò

Hiện nay, để bảo vệ người ta sử dụng rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, các nhà máy công nghiệp thải ra một lượng hoá chất độc đáng kể. Tất cả những loại hoá dược và hoá chất này ngày càng gây ô nhiễm các nguồn nước, các bãi chăn thả trâu bò và ô nhiễm ngay cả các loại sản phẩm – phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho trâu bò, làm cho trấu bò có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc trường diễn.

Các hoá chất gây ngộ độc cho trâu bò thường gặp là:

– Các loại thuốc trừ sâu như: wofatox, neguvon, dipterex, sumidin.

– Thuốc diệt chuột: phosphua kẽm.

– Các chất thải công nghiệp như: sunphat đồng, sunphát kẽm, axit chlohydric, axit sunphuric.

Triệu chứng

Tuỳ theo từng loại hoá chất và liều lượng mà trâu bò ăn hoặc uống phải, các hoá chất này gây tác động với các mức độ khác nhau lên thần kinh trung ương, lên hệ thống tiêu hoá và các cơ quen khác của cơ thể.

– Trường hợp ngộ độc cấp diễn: trâu bò đột ngột chảy rãi dớt như bọt xà phòng, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt liên tục. Một số trường hợp gia súc ỉa chảy dữ dội, thậm chí ỉa chảy có máu tươi. Các hoá chất có thể gây hưng phấn trung khu vận động, làm cho con vật chạy nhảy, đi vòng tròn, siêu vẹo không tự chủ được và sau đó liệt nằm một chỗ. Chất độc còn tác động lên trung khu hô hấp và tuần hoàn, làm cho trâu bò lúc đầu thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp sau đó ngừng hô hấp, truỵ tim mạch và chết rất nhanh, sau 3 – 6 giờ.

– Trường hợp nhiễm độc trường diễn: là do gia súc tiếp nhận chất độc với lượng nhỏ, nhưng liên tục trong một thời gian nhất định. Các chất độc tích luỹ trong cơ thể, gây ra các biến đổi bệnh lý, khó phát hiện ngay. Thông thường, đó là những hiến đổi: thoái hoá gan, rối loạn tiêu hoá, bần huyết, nhiễm độc thần kinh… Điều nguy hiểm là các chất độc này tích luỹ trong cơ thể hoặc được thải qua sữa và người tiêu thụ loại thịt, sữa này cũng sẽ bị ngộ độc.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng như mô tả trên. Cần phân biệt với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính: khi bị bệnh truyền nhiễm luôn luôn có sốt cao.

Trong chẩn đoán bệnh, cần kết hợp xem xét các nguy cư gây ra ngộ độc đồng thời xét nghiệm thức ăn và nguồn nước để tìm chất độc.

Điều trị

Việc xét nghiệm tìm ra chất độc mà trâu bò bị nhiễm rất quan trọng, nó cho phép áp dụng biện pháp giải độc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách, khi chưa xác định được loại chất độc và dựa vào các dấu hiệu lâm sàng ta có thể điều trị theo phác đồ sau đây:

+ Điều trị triệu chứng:

– Trợ tim mạch với việc tiêm long não nước hoặc cafein.

– Thuốc an thần: cho uống seduxen với liều 1mg (1 viên)/20 – 30kg thể trọng/ ngày.

– Chống xuất huyết với việc tiêm vitamin K và vitamin C.

+ Giải độc cho gia súc: hàng ngày truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn, huyết thanh ngọt đẳng trương với liều 2000ml/100kg thể trọng kết hợp cho uống dung dịch orêsol: pha một gói 20g với 1000ml nước đun sôi để nguội’

+ Hộ lý: để gia súc nơi thoáng khí. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm. Cho ăn cháo loãng, dễ tiêu.

Phòng bệnh

Hàng ngày cần chú ý kiểm tra thức ăn, nguồn nước dùng cho trâu bò, nếu phát hiện mùi lạ thì phải loại bỏ hoặc cách ly, không cho trâu bò đến gần. Ở những cánh đồng có phun thuốc trừ sâu cần chờ đợi thời gian khoảng 10 ngày cho thuốc kịp phân huỷ, trước khi thu cắt cho trâu bò. Nhìn chung, cỏ thu cắt về trước khi cho trâu bò ăn cần rửa sạch sẽ, phơi tái trước khi cho gia súc ăn.

0