23/05/2018, 15:20

Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển

Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của giúp bà con nắm được loại thức ăn, tập tính ăn của cua biển qua các giai đoạn phát triển; sự phát triển của cua biển từ giai đoạn cua giống đến cua thịt Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng Tính ăn của cua biển thay đổi tùy vào giai đoạn phát ...

Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của giúp bà con nắm được loại thức ăn, tập tính ăn của cua biển qua các giai đoạn phát triển; sự phát triển của cua biển từ giai đoạn cua giống đến cua thịt

Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng

Tính ăn của cua biển thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển.

Giai đoạn cua giống

– Giai đoạn này cua ăn động vật phù du. Trong nuôi nhân tạo ấu trùng cua được cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như luân trùng, Artermia, lòng đỏ trứng, bột sữa và thức ăn viên kích thước nhỏ.

– Khác với cua lớn hoạt động nhiều về đêm, ấu trùng có tính hướng quang rất mạnh và có thể dùng ánh sáng để kích thích chúng bắt mồi.

– Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong, tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2 – 7 cm (chiều rộng giáp đầu ngực) chúng chủ yếu ăn giáp xác. Cua tiền trưởng thành 7 – 13 cm, ăn nhiều bọn 2 mảnh vỏ và phúc túc (động vật chân bụng). Trong khi đó cua lớn hơn thường ăn cua con và cá.

– Cua con là loài ăn tạp. Giáp xác là thức ăn chủ yếu trong giai đoạn đầu. Thức ăn của cua tiền trưởng thành là nhóm động vật gây hại.

Giai đoạn cua trưởng thành

– Tập tính dinh dưỡng và sự khéo léo của phần miệng làm cho cua có thể ăn nhiều loại nhuyễn thể vỏ cứng và giáp xác. Tuy nhiên, những thông tin chi tiết về tính ăn của cua trong tự nhiên không nhiều.

– Thức ăn tự nhiên của cua là động vật như: có 50% động vật thân mềm, 21% tô, cua, còng, phần còn lại ít thấy cá có trong ống tiêu hóa của cua. Cua không thích nghi tốt với việc bắt mồi di động. Hơn nữa tập tính kiếm ăn thay đổi theo tuổi.

– Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10 – 15 ngày.

– Các loại thức ăn tự chế biến dùng để nuôi cua thịt gồm cá, tôm, nhuyễn thể, tảo sợi và các loại phế phẩm từ nhà bếp, lò mổ, xưởng đông lạnh thủy hải sản để giảm giá thành và tái sinh phế phẩm nguồn gốc động vật. Nuôi cua thịt được sủ dụng thức ăn là mồi chết nhưng phải còn tươi và có nguồn gốc động vật (tôm, tép, cá, hai mảnh vỏ, mực có kích thước nhỏ).

– Trong tự nhiên, tỷ lệ tử vong của cua rất cao và xảy ra trong suốt chu kỳ sống, cũng giống như các loài động vật biển khác có ấu trùng sống trôi nổi. Tuy nhiên, bên cạnh những kẻ thù của chúng, tính ăn nhau cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm đáng kể tỷ lệ sống của quần đàn, nhất là trong điều kiện nuôi.

Giới thiệu đặc điểm sinh trưởng

– Quá trình phát triển của cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn, kích thước. Các giai đoạn phát triển của cuaCác giai đoạn phát triển của cua

– Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2 – 3 ngày/lần hoặc 3 – 5 ngày/lần.

– Cua lớn lột xác chậm hơn cua khi còn nhỏ, nửa tháng hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích thích tố: kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hút nước lột xác.

– Đặc biệt trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân hoặc càng. Cua thiếu phần phụ do bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỹ thuật nuôi cua lột.

– Qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình từ 20 – 50%, tuổi thọ trung bình của cua từ 2 – 4 năm. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19 – 28cm với trọng lượng từ 1 – 3kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5 – 10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng thì cua đực nặng hơn cua cái.

0