23/05/2018, 15:20

Lựa chọn cua giống để nuôi

Lựa chọn cỡ cua giống – Cua có cỡ đồng đều. Hiện nay người ta chia cua giống làm 3 loại + Cua hạt tiêu (chiều rộng mai từ 0,5 – 0,7 cm); + Cua hạt me (chiều rộng mai từ 1 – 1,5 cm); + Cua mặt đồng tiền (chiều rộng mai từ 3 – 4 cm). Tuyển chọn cua giống khi khả nuôi Kiểm tra một số bệnh ...

Lựa chọn cỡ cua giống

– Cua có cỡ đồng đều. Hiện nay người ta chia cua giống làm 3 loại

+ Cua hạt tiêu (chiều rộng mai từ 0,5 – 0,7 cm);

+ Cua hạt me (chiều rộng mai từ 1 – 1,5 cm);

+ Cua mặt đồng tiền (chiều rộng mai từ 3 – 4 cm). Tuyển chọn cua giống khi khả nuôiTuyển chọn cua giống khi khả nuôi

Kiểm tra một số bệnh cua giống

Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị kính lúp có độ phóng đại >10 lần, panh

Lấy mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên 10 cá thể đại diện cua giống

Kiểm tra bệnh:

– Quan sát cua bằng kính lúp xem có bị sinh vật bám và nấm không

– Phải không bị sây xát, dị hình, dị tật.

– Các bệnh thường gặp trên cua là:

+ Bệnh nổi hạt đốm trắng – đen:

Cua bị bệnh bỏ ăn, yếu, không lột xác được, rêu và tảo bám trên mai, yếu dần rồi chết. Trên thân có những đốm trắng đôi khi có cả những đốm đen. Nổi hạt đốm trắng – Đen mangNổi hạt đốm trắng – Đen mang

– Bệnh đen mang:

Bệnh xuất hiện cả giai đoạn cua con và cua trưởng thành. Sau khi mắt bệnh cua bỏ ăn, gây yếu, hô hấp kém nằm im không hoạt động. Mang cua có những đốm đen, các tơ và áo mang chuyển màu đen một thời gian mang có mùi rất tanh, thối từng phần cho tới toàn bộ mang cua. Thân Cua bị bệnh phần vỏ ngoài có các đốm đen, sau đó gây mù mắt. Đen mangĐen mang

– Bệnh đốm trắng – vàng trên vỏ:

Cua gầy yếu, chậm lột xác hoặc lột xác kéo dài, cua bỏ ăn rồi chết. Trên mai và yếm xuất hiện đốm trắng – vàng. Bệnh đốm trắng vàng trên vỏBệnh đốm trắng vàng trên vỏ

– Bệnh teo các chân:

Triệu chứng của bệnh biểu hiện: cua dùng càng vận động như muốn bò đi nhưng không nhích lên được, người ta gọi đây là bệnh cua vặn mình. Thân gầy yếu, các chân bò, chân bơi teo tóp, cua lười vận động, phản xạ bắt mồi chậm. Bệnh teo chânBệnh teo chân

0