Chọn giống tôm sú để nuôi
Vai trò của con giống trong nuôi tôm Nếu trong nghề trồng trọt tục ngữ có câu “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, thì trong nghề chăn nuôi nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng chất lượng con giống tôm sú có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi. Trong trồng lúa, giống không được ...
Vai trò của con giống trong nuôi tôm
Nếu trong nghề trồng trọt tục ngữ có câu “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, thì trong nghề chăn nuôi nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng chất lượng con giống tôm sú có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi.
Trong trồng lúa, giống không được tốt, nông dân vẫn không mất trắng, nhưng trong nuôi tôm, giống không tốt, người nuôi có thể bị phá sản. Chất lượng con giống quyết định 50% thành công cho vụ nuôi. Nếu chúng ta giao một đàn giống kém chất lượng cho một người nuôi tôm giỏi nhất thì chắc chắn sẽ không bao giờ đạt kết quả.
Để bảo đảm chất lượng con giống thuỷ sản, cần có giải pháp chủ động nguồn tôm bố mẹ nhân tạo, được nuôi dưỡng hợp lý, bảo đảm chất lượng phôi trứng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng thực hiện kiểm dịch bắt buộc chất lượng tôm giống ngay tại các cơ sở sản xuất trước khi cho phép xuất bán giống.
Hiện nay, thị trường giống tôm chưa được bảo hộ nên có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, không ít cơ sở sản xuất tôm giống sạch nhưng vẫn “ì ạch” vì đầu ra không ổn định. Nhiều người nuôi tôm sú sẵn sàng chọn mua giống tôm đảm bảo chất lượng với giá cao hơn bình thường; các nhà sản xuất giống tôm chân chính cũng sẵn sàng đầu tư để sản xuất giống sạch với điề u kiện giá phải phù hợp để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, hai đối tượng này lại ít có cơ hội gặp nhau. Bởi người nuôi rất khó xác định đâu là giống tôm sạch, trong khi một số đối tượng sản xuất, kinh doanh giống lại thường dùng chiêu bài giống sạch để lừa người nuôi. Số cơ sở làm ăn chân chính, đầu tư lớn để nâng cao chất lượng thường bị lợi dụng nhãn hiệu, bao bì, bị cạnh tranh về giá nên rất khó đứng vững trên thị trường.
Để nâng cao sản xuất giống tôm sú, ngành Nông nghiệp cần tăng cường quản lý về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, yêu cầu khắc phục hoặc xử lý đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện, đồng thời hướng dẫn chính quyền cơ sở thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn.
Mặt khác, triển khai thành lập thí điểm mô hình tổ hợp tác, chi hội sản xuất, kinh doanh giống tôm sú. Ngoài việc giúp nhau phát triển sản xuất, các tổ chức này còn tham gia giám sát, ngăn ngừa tình trạng gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh giống tôm sú.
Tăng cường phối hợp với những trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ngành Thủy sản lớn để đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trại sản xuất, kinh doanh giống tôm thẻ sú; đồng thời chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giống sạch cho các trại sản xuất giống địa phương, từng bước nâng cao chất lượng sản xuất giống tại chỗ.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất tôm sú giống kém chất lượng, chưa được kiểm dịch tại gốc. Đây cũng là tiền đề góp phần xây dựng uy tín, chất lượng, thương hiệu giống tôm sú để nông dân hạn chế thiệt hại, rủi ro khi nuôi tôm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giống tôm
Để duy trì và nâng cao chất lượng tôm giống, trước hết cần có hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng nhằm điều khiển hoặc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.
Có thể nói chất lượng tôm giống phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: chất lượng đàn tôm bố mẹ, kỹ thuật sinh sản và kỹ thuật ương nuôi, vận chuyển giống.
Các biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống
Để quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống, các cơ sở sản xuất nên chú trọng các biện pháp sau:
Đảm bảo đúng quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ;
Cho sinh sản ở độ tuổi, kích cỡ phù hợp nhất;
Cho sinh sản đúng thời điểm;
Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật vận chuyển tôm giống.
Ngoài ra, cần có một hệ thống quản lý chất lượng đủ mạnh của Nhà nước và ý thức trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh giống trong việc xây dựng và tuân thủ hệ thống quản lý đó.
Chọn nơi bán tôm giống
Để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, ta nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của tôm giống và cách lựa chọn như sau:
– Nên chọn Tôm giống có lý lịch rõ ràng, được sản xuất từ tôm bố mẹ sạch bệnh.
– Nên chọn Tôm giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín, có giấy phép thành lập, có giấy chứng nhận kiểm dịch (giống tốt, ít dịch bệnh, chất lượng ổn định).
– Không nên mua tôm sú giống của những điểm có giấy phép nhưng “lô hàng” đang chào bán lại không chứng minh được đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn.
Chọn theo phương pháp cảm quan
Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 124:1998 “Tôm biển -Tôm giống Post 15 -Yêu cầu kỹ thuật ” thì chất lượng tôm giống Post 15 phải theo yêu cầu quy định trong Bảng sau:
Yêu cầu kỹ thuật chỉ tiêu cảm quan đối với tôm giống Post 15
Trạng thái hoạt động
– Tôm bơi chậm, hoặc bám vào thành và đáy bể ương, hoặc chậu.
– Thường bơi, hoặc bám dưới đáy theo chiều ngược dòng nước và không vón tụ.
– Lẩn tránh chướng ngại vật.
– Khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc ánh sáng, tôm có phản ứng nhanh.
Ngoại hình
– Các phần phụ nguyên vẹn
– Ðuôi xoè
– Không dị hình
Màu sắc
– Thân màu xám tro, hoặc xám đen
– Lưng màu xám bạc.
– Không dị màu.
Chiều dài thân (mm) – 12 – 15 (Số cá thể khác cỡ quy định chiếm không quá 10% tổng số)
* Một sốdụng cụ kiểm tra chỉ tiêu cảm quan:
Một số dụng cụ để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan của tôm giống Post 15 theo Tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 124:1998 “Tôm biển – Tôm giống Post 15 – Yêu cầu kỹ thuật ” quy định trong Bảng sau: Dụng cụ kiểm tra chỉ tiêu cảm quan
Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động
– Quan sát trực tiếp hoạt động bơi và bám của tôm giống ở trong thau.
– Thử phản ứng ngược dòng nước bằng cách lâ ́ y tay khuấy nhẹ tạo dòng nước xoáy trong thau, quan sát tôm bơi ngược dòng nước và bám ở đáy.
– Thử phản ứng lẩn tránh chướng ngại vật với một que nhỏ đưa từ từ tới bất kỳ cá thể nào để quan sát phản ứng của cá thể đó
– Thử phản ứng với tiếng động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của tôm giống.
– Thử phản ứng với ánh sáng mạnh bằng cách đặt thau chứa tôm giống vào chỗ tối, dùng đèn pin đột ngột chiếu trực tiếp vào chậu để quan sát phản ứng của tôm. Tôm giống yếu tập trung vào giữa chậu Tôm giống khỏe
Tóm lại : Tôm bột khỏe khi bơi sẽ thấy cơ thể thẳng, phản ứng nhanh với tác động bên ngoài (ví dụ: vỗ vào thành thau hay chậu chứa tôm) và chủ động bơi ngược dòng khi khuấy nước. Khi dòng nước trở lại trạng thái yên tĩnh, tôm sẽ có khuynh hướng bám vào thành nhiều hơn là bị nước cuốn vào giữa thau hay chậu.
Tôm bột không khỏe sẽ lờ đờ, không phản ứng và cơ thể cong vẹo khi bơi lội.
Khó ước lượng được chính xác giai đoạn phát triển của tôm bột. Sự phát triển này không những chỉ ảnh hưởng bởi thời gian từ lúc biến thái thành tôm bột mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện nuôi.
Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc
Màu sắc của tôm bột cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tôm giống. Tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu về ảnh hưởng của giai đoạn lột vỏ đến màu sắc tôm. Sự xuất hiện tế bào sắc tố ở nhánh chân đuôi làm cho đuôi tôm xòe ra chính là dấu hiệu rất tốt về giai đoạn phát triển. Nếu chân đuôi không hiện diện sắc tố, có thể làm cho chân đuôi khép lại, đó là tôm bột chưa phát triển đầy đủ để thả nuôi.
Nếu được, nên quan sát tôm dưới kính hiển vi và đánh giá sự căng phồng của các tế bào sắc tố ở phần bụng.
Tôm bột khỏe, các tế bào sắc tố thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ có dạng hình sao.
Tôm bột yếu, các tế bào sắc tố thường lan rộng làm thành những vạch nối tiếp nhau phía dưới phần bụng.
Cách thực hiện quan sát:
+ Dùng cốc thủy tinh 500ml múc cả nước và 15 – 20 tôm giống;
+ Nâng cốc lên ngang tầm mắt và hướng ra phía có nguồn sáng;
+ Quan sát màu sắc, ngoại hình của tôm giống;
+ Thực hiện quan sát từ ba lần trở lên;
+ Thả tôm đã quan sát vào một thau khác.
+ Vớt ngẫu nhiên 15–20 cá thể đã quan sát trong cốc;
+Dùng kính lúp quan sát lại chỉ tiêu ngoại hình của tôm giống.
* Chiều dài và trọng lượng tôm Post
– Chọn theo chiều dài :
Lần lượt đo chiều dài không ít hơn 100 con tôm bằng cách đặt tôm giống nằm duỗi thẳng trên mặt giấy kẻ ly, đọc chiều dài từ mút chủy đến mút telson của từng cá thể. Sau đó, thống kê chiều dài toàn bộ số cá thể của mẫu và xác định tỷ lệ % số tôm giống khác cỡ quy định.
Tốt nhất nên chọn tôm có chiều dài từ 11 – 13mm và từ 15 ngày sau khi biến thái thành tôm bột trở lên. Tôm chọn phải có kích thước đồng đều, nếu có kích thước nhỏ không nên vượt quá tỉ lệ 5%.
– Chọn theo trọng lượng : Tiêu chuẩn trọng lượng tôm post
Tóm lại, sức khỏe của tôm giống có thể được đánh giá thông qua biểu hiện bên ngoài, qua hoạt động, hình dạng, màu sắc.
* Quan sát khả năng bắt mồi của con tôm bằng cách:
+ Dùng một cái ly thủy tinh, múc tôm;
+ Đưa ra ngoài ánh sáng quan sát
+ Nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là tôm khỏe;
+ Nếu thấy ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm bắt mồi kém hoặc thiếu thức ăn và như thế tôm giống không được tốt.
Chọn theo phương pháp sốc môi trường
Chọn theo phương pháp sốc bằng Formol
– Là một phương pháp chọn tôm rất hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi. Sau khi chọn được giống tốt bằng phương pháp cảm quan, ta nên tiến hành gây sốc cho tôm để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm. Tôm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh.
– Cách tiến hành:
+ Cho khoảng 100 – 200 con tôm vào thau chứa Formol nồng độ 200 – 250ml/m³
+ Đê ̉ tôm trong thau khoảng trong 30 phút.
+ Khuấy tròn nước để tôm chết lắng vào giữa.
+ Kiê ̉ m tra tỷ lệ tôm chết
+ Tôm chê ́ t không quá 10% là đàn tôm tốt.
Chọn theo phương pháp hạ độ mặn
Hạ độ mặn đột ngột để kiểm tra sự chịu đựng của tôm.
* Cách tiến hành:
+ Lấy nước trong bể ương cho vào đến ½ cốc thủy tinh hoặc thau nhựa nhỏ.
+ Thêm nước ngọt đến đầy cốc hoặc thau.
+ Lấy 100 con Post 15, cho vào cốc.
+ Sau hai giờ, đếm số tôm chết trong cốc, thau.
* Đánh giá kết quả:
+ Tôm được đánh giá là tốt nếu số tôm chết ít hơn năm con (≤ 5%)
+ Tôm có chất lượng xấu nếu số tôm chết nhiều.
Lưu ý: Phương pháp này có hiệu quả khi chênh lệch độ mặn giữa nước của bể ương và trong cốc, thau cao. Nếu nước trong bể có độ mặn < 10‰ thì sốc tôm với nước ngọt để đánh giá sự chịu đựng của tôm.
Kiểm tra mức độ nhiễm bệnh
Kiểm dịch các loại bệnh của tôm giống Post do các cơ quan chức năng thực hiện theo quy định 28 TCN 101: 1997 của Bộ Thủy sản. Mức độ nhiễm bệnh của tôm
Chân tôm giống bị tổn thương Chân tôm giống không bị tổn thương
Để tránh chọn tôm giống có mầm bệnh, ngoài xem xét phần cơ và bề dày của đốt bụng thứ sáu, phụ bộ và chủy tôm phải có hình dạng bình thường, không bị ăn mòn hay có màu đen; các chân, râu phải nguyên vẹn.
Tôm bị đóng rong do động vật nguyên sinh hay vi khuẩn được coi là dấu hiệu của chất lượng kém. Sự hiện diện của sinh vật này cũng bị ảnh hưởng bởi giai đoạn tôm lột vỏ. Nếu phần lớn tôm bột bị đóng rong là dấu hiệu của chất lượng nước ương xấu và tôm không lột vỏ thường xuyên. Tỷ lệ sinh vật bám cao luôn gặp ở tôm dưới đáy bể. Tôm khỏe mạnh, mặc dù bị một ít sinh vật bám vẫn có thể nuôi sau khi xử lý. Điều quan trọng là không chỉ xem xét tôm yếu mà còn phải lưu ý tới sự bơi lội chủ động của tôm.
Chọn theo phương pháp mới
Ở Thái Lan, hiê ̣ n nay đang sử dụng phương pháp dùng muỗng nhựa để chọn tôm giống, đây là phương pháp mới và đang được sử dụng rộng rãi. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc chọn những đàn tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh mà đã lớn nhanh thì ít mang mầm bệnh. Cách làm như sau:
+ Chuẩn bị một cái muỗng bằng nhựa có thể tích 6 hoặc 18ml
+ Trên bề mặt muỗng có đục nhiều lỗ nhỏ để thoát nước
+ Lấy vợt thu Post ở nhiều vị trí khác nhau trong bể
+ Cho tôm giống vào thau
+ Cô đặc lại
+ Dùng muỗng múc tôm sao cho đầy ngang bằng bề mặt muỗng
+ Chờ cho nước thoát hết trên muỗng
+ Đến tổng số Post có trong muỗng
Sau đó, dựa vào bảng dưới để xác định chất lượng của đàn giống. Ba ngày sau quay lại kiểm tra đàn tôm đó để xác định tốc độ lớn của tôm. Nếu thấy số lượng tôm trong muỗng giảm nhanh sau 3 ngày tức là tôm có tốc độ tăng trưởng tốt, chứng tỏ tôm ít mang mầm bệnh Đánh giá chất lượng tôm bằng phương pháp dùng muỗng
Chú ý: Để kiểm tra theo cách dùng muỗng được chính xác, cần phải xác định được tuổi Post. Lấy mẫu tôm Post nhìn dưới kính hiển vị, đếm số gai trên chủy đầu của tôm và nhân ới 3 sẽ ra tuổi của Post.
Ví dụ: Chủy đầu có 2 gai là Post 6; có 3 gai là Post 9; 4 gai là Post 12, 4 gai lớn, 1 gai nhỏ là Post 14…
Đây là cách kiểm tra tôm giống đơn giản, dễ áp dụng và có độ chính xác khá cao vì kiểm tra trên số lượng mẫu lớn, có thể mang tính đại diện cho cả đàn giống