Bệnh truyền nhiễm ở trâu bò
Bệnh lao trâu bò Lao là bệnh khá nguy hiểm vì không những nó làm mất giá trị phẩm giống của trâu bò, mất giá trị kinh tế của sản phẩm sữa, thịt mà có thể còn lây sang người. Đây là một bệnh truyền nhiễm, thường là mãn tính, do vi khuẩn lao gây ra. Vi khuẩn lao có dạng hình gậy, thẳng hoặc cong. ...
Bệnh lao trâu bò
Lao là bệnh khá nguy hiểm vì không những nó làm mất giá trị phẩm giống của trâu bò, mất giá trị kinh tế của sản phẩm sữa, thịt mà có thể còn lây sang người. Đây là một bệnh truyền nhiễm, thường là mãn tính, do vi khuẩn lao gây ra.
Vi khuẩn lao có dạng hình gậy, thẳng hoặc cong. Chúng rất mẫn cảm với nhiệt và chỉ cần sử dụng phương pháp Pasteur (xử lý sữa của những gia súc nghi có lao) cũng đủ để giết chết vi khuẩn.
Việc nhiễm bệnh thực hiện qua đường hô hấp hoặc ăn phải. Tuỳ theo lối vào của vi khuẩn mà thấy các tổn thương tiên phát chủ yếu trong các cơ quan và hệ thống lâm ba của cơ quan này hay cơ quan khác. Từ các tổn thương tiên phát, vì khuẩn có thể phát tán đến các cơ quan khác bằng tiếp xúc trực tiếp, bằng tuần hoàn máu và tuần hoàn lâm ba. Các cơ quan và các hạch lâm ba hay bị nhiễm nhất là họng, hệ thống hô hấp, màng phổi, màng xoang bụng, các hạch lâm ba màng ruột, tử cung và tuyến vú.
Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh rất khác nhau, tuỳ theo cơ quan bị nhiễm, mức độ trầm trọng và độ lớn của các tổn thương.
– Lao phổi: vi trùng lao xâm nhập vào cuống phổi, thanh quản, và khí quản. Con vật có biểu hiện ho khan nhỏ, sau đó ho nhiều, có khạc ra chất nhờn. Con vật gầy đi rõ rệt, lông dựng đứng, kém ăn, nhai lại không đều, lúc sốt lúc không. Các triệu chứng ngày càng nặng thêm, con vật trờ nên ủ rũ, ốm yếu, gầy gò và có thể chết do kiệt sức.
– Lao đường tiêu hoá: do gia súc bị nhiễm qua đường tiêu hoá, bắt đầu bằng tấy đỏ các hạch lâm ba sau hầu, các hạch lãm ba có thể chèn ép lên thực quản làm cho con vật khó nuốt. Cũng có thể xuất hiện lao màng xoang bụng và có thể sờ thấy được qua trực tràng.
– Lao hạch: hạch sưng to, thành những cục cứng, hơi di động, thể tích thường bằng quả trứng. Các hạch hầu, mang tai, sườn, vai thường hay bị bệnh nhất.
– Lao vú: bắt đầu ở một vú, có chỗ sưng, không đau, sau đặc lại thành nhân cứng như đá. Hạch sau vú sưng to, cứng, nổi cục, Sữa cạn dần, loãng, màu vàng nhạt và vón cục.
– Lao cơ quan sinh dục: tử cung bị nhiễm do các tổn thương từ các cơ quan trong xoang bụng, nhưng cũng có thể do lan truyền qua đường máu hoặc lâm ba. Trâu bò cái bị bệnh có hiện tượng xảy thai và tiếp theo là vô sinh. Vào thời điểm xảy thai, một lượng lớn vi khuẩn được thải ra.
Trâu bò đực bị nhiễm gây ra viêm tinh hoàn. Bệnh do lan truyền theo đường máu hoặc từ lao màng bụng,
Bệnh tích
Có những cục nổi lên ngoài bề mặt phủ tạng hoặc ăn sâu trong các tổ chức, các vùng phổi cứng lại, màu xám hoặc vàng nhạt. Tổ chức phổi có hốc, có mủ, hôi thối; màng phổi dầy lên, có những hạt nhỏ rải rác màu trắng xám hay trắng sữa.
Hạch lâm ba sưng to, có vữa và một số hạt điển hình.
Có thể thấy mụn loét ở môi, lưỡi, dạ múi khế, gần hạ vị, manh tràng và cuối ruột non.
Chẩn đoán bệnh
Muốn chẩn đoán chính xác bệnh lao cần kết hợp nhiều phương pháp:
– Chẩn đoán lâm sàng:
Thường khó khăn vì biểu hiện chung cho bệnh chỉ là gầy, ho, thở dốc, da khô, nhiệt độ thay đổi thất thường. Cần chú ý những con có hạch sưng, sức khoẻ kém sút.
– Chẩn đoán vi trùng học:
Tìm trực trùng lao ở chất nhờn cuống phổi, những chất bài tiết và bài xuất, sữa, nước tiểu bằng phương pháp nhuộm xem trên kính và phân lập vi trùng trong các môi trường nuôi cấy.
– Phương pháp chẩn đoán dùng tuberculin:
Đây là phương pháp rấi phổ biến trên thế giới. Phương pháp dựa trên nguyên lý phản ứng tế bào mẫn cảm chậm của gia súc bị nhiễm bệnh. Cách tiến hành như sau:
Tiêm 0,1 ml tuberculin vào nội bì mắt hoặc da cổ. Phương pháp sử dụng nhiều nhất là tiêm vào nội bì vùng cổ trâu bò. Chỗ tiêm phải cạo lông, làm vệ sỉnh và sát trùng. Dùng ngón tay trái và tay trỏ giữ một nếp da tại một phần ba đầu tiên và thứ hai từ dưới iên của vùng cổ và đo độ dầy của nếp da này bằng compa đo độ dầy. Tiêm kháng nguyên vào da. Dùng ngón tay kiểm tra xem tiêm có đúng không: cần phải sờ thấy một nốt cỡ hạt đậu. Nếu không sờ thấy thì phải tiêm lại, lùi lên phía trên một chút. Sau 72 giờ thì đo phản ứng xảy ra.
Nếu độ sưng dưới 2mm, không có triệu chứng lâm sàng như rỉ dịch, hoại tử, viêm hoặc tấy hạch lâm ba phản ứng âm tính(-).
Nếu sưng tấy khoảng từ 2 đến 4mm, không có các triệu chứng lâm sàng như nêu trên phản ứng nghi ngờ (+/-).
Nếu sưng tấy trên 4mm hoặc có triệu chứng lâm sàng như nêu trên => phản ứng dương tính (+).
Có thể có phản ứng dương tính giả (xét nghiệm tuberculin dương mà không bị nhiễm lao). Đó là trường hợp bị nhiễm với các vi khuẩn khác có chung kháng nguyên với vi khuẩn lao. Cũng cần phải lưu ý đến trường hợp âm tính giả (xét nghiệm tuberculin âm tính và có bị nhiễn lao). Trường hợp này xảy ra vào giai đoạn sớm của bệnh, ở những gia súc gầy yếu hoặc bệnh tật (không có phản ứng), những gia súc quá già, gia súc mới đẻ trước đó dưới 4 – 6 tuần, những gia súc mới tiêm tuberculin ít hơn 6 tuần.
Phòng bệnh
– Tất cả trâu bò đều phải làm phản ứng với tuberculin. Cách ly những con có phản ứng dương tính hoặc nghi ngờ ra khỏi đàn. Định kỳ làm phản ứng tuberculin đối với những con không có phản ứng.
– Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường; thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bê, nghé đang trong thời kỳ sinh trưởng.
– Cấm vận chuyển trâu bò từ những cơ sở có bệnh lao. Tiêu độc sữa bằng phương pháp Pasteur. Tiêu độc phân, thức ăn thừa, chất độn chuồng bằng phương pháp nhiệt sinh vật học. Dụng cụ, chuồng nuôi tiêu độc bằng lysol 5% hay bằng vôi sống 20%. Xác trâu bò chết bệnh phải tiêu huỷ, chôn sâu.
Cách ly những con bê, nghé có mẹ nhiễm lao, chỉ cho ăn sữa đầu của mẹ 4 – 5 ngày, sau đó cho ăn sữa của trâu bò mẹ khoẻ mạnh. Kiểm tra bằng tuberculin đối với bê, nghé 1, 3, 6 tháng tuổi, nếu 3 lần đều có phản ứng âm tính thì có thể chuyển sang đàn khoẻ.
Điều trị bệnh
Dùng kháng sinh như streptomycin, neomycin… đều cho kết quả rất tốt. Việc tiêm phòng là một khả năng lý thuyết vì nó không tạo ra được miễn dịch đầy đủ và chắc chắn. bò mẹ
Bệnh tụ huyết trùng
Đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường mang tính địa phương và gặp ở khắp nơi trên đất nước ta. Bệnh phát quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.
Trâu và bò đều có thể bị cảm nhiễm nhưng trâu mắc bệnh nhiều hơn và bệnh cũng nặng hơn bò. Vi khuẩn có sẵn trong đất và vào mùa mưa rất dễ phát tán, dính vào rơm, cỏ hoặc trôi vào các nguồn nước, trâu bò mắc bệnh do ăn phải thức ăn hoặc uống phải nước bị nhiễm khuẩn. Bệnh cung có thể lây lan trực tiếp từ gia súc bệnh sang gia súc khoẻ thông qua tiếp xúc (nhốt cùng chuồng, chung nguồn thức ăn, nước uống…) hoặc có thể do một số vật môi giới truyền bênh (côn trùng, chó, mèo, chuột…) hút máu gia súc bệnh, ăn thịt gia súc bệnh bị chết, bị giết mổ.
Triệu chứng và bệnh tích
Sau khi vào đường tiêu hoá, vi khuẩn qua niêm mạc xâm nhập vào hệ thống lâm ba và máu làm cho các hạch lâm ba sưng to, xuất huyết, đặc biệt là các hạch lâm ba sau hầu, vai, hạch lâm ba ruột. Bệnh có thể tiến triển theo thể ác tính, cấp tính và mãn tính.
– Thể ác tính thường ít gặp, trâu bò đột nhiên có sốt cao (41 – 42°C), trở nên hung dữ, bệnh phát rất nhanh và chúng có thể chết sau 24 giờ.
– Thể cấp tính phổ biến ở trâu bò. Bệnh tiến triển trong 3 – 5 ngày và tỷ lệ chết rất cao: 90 – 100%. Sau thời kỳ nung bệnh 1 – 3 ngày, trâu bò có các biểu hiện: không nhai lại, mệt lả, sốt cao đột ngột 40 – 42°C, khó thở và thở mạnh. Một số con bị bệnh thể đường ruột: bụng chướng to, lúc đầu đi táo sau đó ỉa chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột. Lúc sắp chết, thấy trâu bò nằm liệt, đái ra máu, khó thở, có nhiều chấm xuất huyết đỏ xẫm ở các niêm mạc.
– Thể mãn tính xuất hiện ở những con mắc bệnh thể cấp tính không chết chuyển thành. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng: viêm ruột mãn tính (lúc ỉa chảy, lúc táo bón), viêm phế quản và viêm phổi mãn tính, viêm khớp và con vật đi lại khó khăn. Bệnh tiến triển trong vòng vài tuần, các triệu chứng có thể nhẹ dần và con vật khỏi bệnh, nhưng thông thường con vật bị chết do gầy rạc và kiệt sức.
Khi mổ khám, ngoài các bệnh tích ở các hạch lâm ba như mô tả trên còn thấy: tim sưng to, trong bao tim, màng phổi, xoang ngực, xoang bụng chứa nước vàng; thịt màu tím hồng, thấm nhiều nước; tụ huyết và xuất huyết ở các niêm mạc (miệng, mũi, mắt.. ) và dưới da.
Chẩn đoán
Có hai phương pháp chẩn đoán bênh:
– Chẩn đoán lâm sàng, dựa vào các triệu chứng đặc trưng của bệnh: sốt cao, biểu hiện thần kinh, tụ huyết và xuất huyết mạnh ở tất cả các niêm mạc và dưới da.
– Chẩn đoán vi khuẩn bằng kiểm tra các tiêu bản máu và tổ chức trên kinh hiển vi hoặc nuôi cấy vi khuẩn trong các môi trường nhân tạo (môi trường nước thịt, môi trường thạch dĩa).
Phòng trị bệnh
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng cho đàn trâu bò bằng các loại vac-xin như vác-xin nhược độc, vác-xin nhũ hoá, vác-xin pha formol và keo phèn… Liều lượng, cách sử dụng cũng như hiệu quả phòng bệnh tuỳ thuộc vào từng loại vác-xin. Thông thường, ở những nơi có lưu hành bệnh hoặc có nguy cơ cao cần tổ chức tiêm phòng cho toàn đàn trâu bò hai lần mỗi năm (cách nhau 6 tháng) bằng một trong các loại vác-xin trên.
Song song với biện pháp tiêm phòng, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bãi chăn: tiêu độc, tẩy uế chuồng trại bằng nước vôi 10% hoặc bằng các thuốc sát trùng khác, khơi thông cống rãnh quanh chuồng, bãi chăn…Khi có dịch xảy ra cần phát hiện kịp thời những con ốm để cách ly và điều trị, công bố dịch và nghiêm cấm không cho vận chuyển, giết mổ trâu bò, những trâu bò chết phải được chôn sâu, đổ vôi bột vào hố chôn, tẩy uế chuồng trại, bãi chăn, ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh là dùng huyết thanh miễn dịch đối với bệnh trâu bò với liều 20 – 40ml (cho bê, nghé) và 60 – 100ml (cho trâu bò trưởng thành). Cũng có thể sử dụng các kháng sinh như:
– Streptomycin: liều lượng mỗi ngày 15 – 20mg/kg thể trọng, tiêm làm 3 – 4 lần cách nhau 3 – 4 giờ và tiêm liên tục 3 – 4 ngày.
– Tetracyclin: mỗi ngày tiêm 20mg/kg thể trọng, liên tục trong 4 – 5 ngày.
– Sunfamerazin: liều dùng mỗi ngày 0,13g/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch dung dịch 6% và trong 5 ngày liên tục.