09/06/2018, 22:42

Vì sao núi lửa hoạt động ở biển mà không bị tắt? - Câu hỏi hay

Theo luật tự nhiên thì nước bao giờ cũng thắng lửa, vậy vì sao núi lửa hoạt động giữa biển mà không bị dập tắt (Nguyễn Trung Kiên) Núi lửa lớn nhất thế giới sắp thức giấc ...

Theo luật tự nhiên thì nước bao giờ cũng thắng lửa, vậy vì sao núi lửa hoạt động giữa biển mà không bị dập tắt (Nguyễn Trung Kiên)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Xem thêm: Núi lửa phun trào dưới đáy đại dương

Câu hỏi khá thú vị, nhưng bạn không nêu rõ núi lửa trong biển hay trên mặt biển?.Như chúng ta đều biết thuở đầu Trái đất là 1 quả cầu nóng chảy, theo thời gian nguội dần từ ngoài vào trong, lớp ngoài cứng lại hình thành vỏ kiến tao trái đất nhưng không liền lạc mà đứt gãy lộn xộn. Trong lòng Trái đất vẫn còn các vật chất nóng chảy, do nhiệt độ lớn sinh áp suất cao, thể tích trương phồng nên bất kì khe hở nào của vỏ trái đất có cơ hội là thứ vật chất nóng lỏng ấy sẽ phun trào ra, bất kể là trên đất liền, trên mặt biển hay trong lòng biển. Vật chất này là đất, đá, các nguyên tố hóa học bị hóa lỏng do nhiệt độ cao đốt cháy chứ không chỉ là lửa; nên cho dù trong lòng biển nó cứ vẫn phun trào và nguội dần cho đến khi áp suất, nhiệt độ cân bằng giữa trong và ngoài thì núi lửa tự bịt kín khe hở lại nghỉ ngơi cho đến chu kì sau, khi mà nhiệt và áp suât tăng lên lại khởi sự cho chu kì mới.
Cơ chế này cũng tương tự núi lửa trên đất liền chỉ khác là không có nước biển làm nguội nhanh, áp suất đại dương nén xuống khe hờ nên trên đất liền trông nó có lửa và phun trào dữ dội hơn. - (Mỹ An)

Hoạt động của núi lửa rất khác với ngọn lửa. Ngọn lửa cháy là một phản ứng hóa học sinh ra nhiệt. Trong các trường hợp thông thường phản ứng này cần có oxy. Và vì thế nó không thể xảy ra dưới nước.

Mặt khác, sự phun trào nham thạch và các hoạt động khác của núi lửa không phải là phản ứng hóa học. Nhiệt lượng này được tạo ra từ sự tương tác vật lý của các tầng địa chất bên dưới vỏ trái đất. Vì thế nó không thể bị dập tắt bằng cách lấy đi nguồn oxy. Một yếu tố nữa, đó là nhiệt độ của dung nham là vô cùng lớn. Nước sẽ bốc hơi ngay lập tức khi chạm vào nham thạch.

Ngoài ra, khi núi lửa chưa phun trào, trên bề mặt của nó có một lớp nham thạch nguội dày vài mét. vì thế nước biển không thể ngấm vào trong lòng núi được. Khi các hoạt động địa chất làm nứt lớp nham thạch nguội này, thì sự phun trào sẽ xảy ra và một lượn lớn vật chất sẽ được đẩy lên bề mặt, thậm chí là tạo ra một hòn đảo mới. - (T.D.Q)

Đơn giản thôi mà, Núi lửa hình thành do quá trình sụt lún ( gẫy các lớp địa tầng ). Trong tâm của trái đất có nhiết độ và áp suất rất rất lớn và mọi vật chất trong đó đều nóng chẩy. Khi vết gẫy ở ngoài biển ( hay trên cạn đó là những vùng địa chất yếu) thì vật chất nóng chẩy đó sẽ phun trào lên ( cái gọi là mắc ma đó bạn). Do áp suất trong lòng đát quá lớn khi nó phun trào trong lòng biển thì áp suất của nước biển quá nhỏ có thể chui vào trong lòng vết gẫy địa chất đó, cho nên dung nhan núi lửa cứ phụt ra. Cuộc chiến giữa nước và lửa sẽ không kết thúc cho tới khi cân bằng được áp suất giữa bên trong và bên ngoài chỗ vùng địa chất yếu đó. - (Cù Trọng Xoay)

theo mình là do áp lực dưới bề mặt trái đất đẩy dung nham lên đồng thời ngăn cản nước biển trào ngược vào lõi trái đất - (Cỏ Trăm Lá)

Bạn có từng nghĩ rằng nước có thể thắng lửa nhưng nếu nước quá ít thì chẳng làm nên gì cả. Tại miệng núi lửa áp suất rất lớn sẽ thoát ra ngoài nên nước sẽ không có cơ hội đi vào trong bạn nhé - (BD)

áp suất cực lớn của khối nước cộng với áp suất của phần vỏ trái đất tạo nên áp suất đẩy khối dung nham thoát khỏi lòng đất và trào vào lòng biển. Do áp suất rất lớn, nước không thể lấp vào lỗ dung nham được, dung nham liên tục trào ra từ lòng đất,
Khối dung nham nhào vào lòng biển có nhiệt độ và nhiệt lượng rất lớn, nước biến tiếp xúc với nó bị hóa hơi lập tức tạo thành một khối bọt khí bao quanh dung nham, bọt khí này trồi lên ( nổi ) sẽ có lớp bọt khí khác ( nước bị hóa hơi ) thay thế. Nhiệt độ và nhiệt lượng của khối dung nham giảm dần và cuối cùng nước sẽ thắng lửa. - (Quán)

Nước dập lửa phụ thuộc vào áp suất,diện tiếp xúc,và quan trọng nhất là Nhiệt độ của khối lửa đó.Ở đây là Nham thạch,nóng cả ngàn độ.Áp suất rất lớn.Nham thạch xuyên qua được lớp đá vỏ trái đất được,thì nó xuyên qua nước dễ dàng.Với tốc độ phun trào mạnh và nhanh như vậy,thì nước biển chưa kịp tiếp xúc,làm nguội thì nham thạch đã phun qua mặt nước biển rồi.Khi núi lửa hết phun,áp suất trong và ngòai lòng đất cân bằng,thì núi lửa đó bị nước biển làm nguội rất mau. - (Nam)

Dưới mặt đất của chúng ta hơn 10km là đá (granit, đá vôi và nhiều thành phần khác, trong đó có lưu huỳnh - thường gọi là macma) ở nhiệt độ cao và cực cao hàng ngàn độ C, nên chúng có thể ở dạng nóng chảy. Khi có vết nứt của bề mặt đất, chúng phun trào lên cả ở mặt đất và dưới biển. Thường chỉ có lưu huỳnh, metan gặp không khí cháy thành ngọn lửa. Dưới đáy biển không có Oxy nền lưu huỳnh không cháy nhưng dung nham nóng vẫn phun trào và bị nước biển làm nguội. Nếu đủ điểu kiện làm dung nham cứng lại bịt vết nứt thì núi lửa sẽ tắt, còn dung nham với lượng lơn và áp suất cao tiếp tục đùn lên có thể trở thành các hòn đảo. Trên mặt đất một số nơi có vỏ quả đất mỏng nhưng không hình thành núi lửa, ta tận dụng nhiệt của chúng bơm nước xuống làm nước sôi và bốc hơi phun lên để làm quay turbine phát điện gọi là nhà máy điện địa nhiệt. Có khi bơm hàng trăn năm mà nhiệt độ vẫn không giảm. - (Anh Tuấn)

Thì đúng là nước thắng lửa nhưng mác-ma không phải là lửa bạn ạ. Nó dạng như là hợp chất chưa nhiều thứ như đất đá, kim loại,... Khi dưới lòng đất hợp chất đó được nung nóng lên vào ngàn độ. Khi mác-ma phun trào gặp nước thì sẽ nguội nhưng sẽ lâu hơn không ngay lập tức như lửa. - (Tú)

theo luật tự nhiên nước bao giờ cũng thắng lửa, theo thực tế thì thằng nào khỏe hơn thằng đấy thắng, núi lửa không tắt thì không có các đảo, ở đây còn liên quan đến hoạt động địa chất nữa bạn ạ... - (vtkien)

Đơn giản là cái lớp mắc ma có thể tích quá khủng so với lượng nước trên trái đất.Nó thừa sức làm bốc hơi toàn bộ nước trên trái đất.Thật may mắn vì nó cách mặt đất tới vài chục km - (nguyentuanhuy1234)

Do nhiệt độ quá lớn, áp suất cao nên dung nham vẫn phun trào. Nhưng khi vừa ra, một thời gian ngắn dung nham vẫn bị nước biển làm nguội và chuyển qua màu đen đó thui.. - (Gau)

nước có tính dung hòa, lửa có tính lan tỏa, vì vậy mà lửa sẽ bị nước dung hòa.
Trả lời câu hỏi của bạn : nước biển là dung nham núi lửa cách nhau bởi tầng đáy biển, nên không xâm phạm nhau. khi nào núi lửa bùng nổ thì tụi nó mới gặp nhau mà chiến, dĩ nhiên nước thắng và dung nham núi lửa lại tạo thành một tầng đáy biển mới ngăn cách hai đứa nó chiến tiếp. - (Trương Thìn)

Suy nghĩ như bạn cũng đúng: Theo luật tự nhiên thì nước bao giờ cũng thắng lửa. Nhưng ngọn lửa đó cháy với nguồn năng lượng sinh ra nhỏ hơn lượng nước thì nó có thể dập tắt được, ngược lại nếu nguồn năng lượng từ núi lửa sinh ra lớn (nếu không muốn nói là rất lớn) và sinh ra năng lượng cháy liên tục thì nước sẽ không thể dập tắt được ngọn núi lửa. Tuy nhiên nước cũng đóng vai trò một phần trong việc cản trở quá trình cháy của núi lửa. Ví dụ nguồn năng lượng của núi lửa đó đủ để duy trì sự phun trào 1 năm trên cạn thì dưới nước sẽ chỉ đủ phun trào trong khoảng 10 tháng. Tức là chỉ còn khoảng 85% thời gian phun trào trên cạn. - (Xuân Trường)

Tắt thì làm gì có núi lửa ở biển! - (Thanh Xuân)

Bạn nói nước bao giờ cũng thắng lửa là không đúng rùi, thực chất cái gì nhiều hơn thì cái ấy thắng, âm hơn dương thì âm thắng và ngược lại. - (thinh)

theo mình nghĩ là do khí mê tan và lưu huỳnh ở dưới lòng biển áp suất cao nên núi lửa vẫn hoạt động :) - (Tuan pham van)

tại vì lửa to quá to như quả núi nên không tắt đc - (Dang Quang Thai)

khi phun ra macma đông lại thành lớp kiến tạo mới bít kín miệng núi lửa, khi có va chạm địa chất hay áp suất làm nứt gãy lớp kiến tạo thì núi lửa lại hoạt động - (Kiến Vũ)

Nước chỉ là chất thu nhiệt lượng và làm mất phản ứng cháy ô xi hóa khử của một chất cháy phát sinh nhiệt, như việc phòng cháy thường sử dụng. Nhưng nước cũng sẽ bốc cháy khi owtr một điều kiện nhiệt cao và những áp xuất các phân tử và nguyên tử bị phá vỡ để trở thành các hạt hạ nguyên tử.

Nhiệt lượng sinh ra trong lòng TRái đất là phản ứng tổng hợp hạt nhân nhẹ, nhiệt sinh ra không phải là phản ứng cháy, nước chỉ thu nhiệt lượng mà không thể dập tắt núi lửa phuan trào dưới biển.

Địa nhiệt, năng lượng nước biển nóng nguồn năng lượng vô cùng lớn chưa được khai thác của loài người. - (Tran Xuan Xanh)

Tiếng Việt mình gọi núi lửa nên bị hiểu nhầm, chứ còn ở cái Vocano đấy là gì có lửa - (Ha Noi)

Đương nhiên nước thắng lửa . Khi nó trào ra thì bị nước biển dập tắt luôn . Nếu ko tắt thì có mà nước biển bốc hơi hết và toàn cầu đã cháy rụi từ lâu. Tóm lại nước biển luôn thắng tất cả các loại lửa / - (Vietnam123456)

đơn giản thôi hoạt động giữa biển mà không bị dập tắt bởi vì không có ai đi dập tắt mà - (huynh van son)

Nui lua hoat dong giua bien ma khong bi giap tat la vi..nui lua van chay khi hoat dong o giua bien.. - (phamkimchi)

GIO MOI BIET - (Yến Nguyễn)

Hỏi sốc quá nên không có thánh nào giải thích hay chém gió dc... - (Ku Liêu)

bạn thử cho 1 vòi nc voí áp suất lớn vào 1 chậu nc có nc . bạn sẽ hiểu . mìng nghĩ là nhu thế - (hoang hoang)

0