09/06/2018, 22:41

Nhiệt độ trong lòng đất và đáy biển khác nhau thế nào? - Câu hỏi hay

Vào sâu trong lòng đất thì nhiệt độ tăng, còn vào sâu dưới đáy biển thì nhiệt độ lại giảm, vì sao vậy? (Hữu Luân) Độc giả có câu hỏi khác, đặt tại đây ...

Vào sâu trong lòng đất thì nhiệt độ tăng, còn vào sâu dưới đáy biển thì nhiệt độ lại giảm, vì sao vậy? (Hữu Luân)

Độc giả có câu hỏi khác, đặt tại đây

Theo lý thuyết KH hiện đại thì tâm trái đất là dạng vật chất nóng chảy vì thế càng gần tâm này nhiệt độ càng tăng lên Lưu ý là bán kính TĐ khoảng hơn 6000 km do vậy để nhiệt độ tăng lên đáng kể theo độ sâu thì độ sâu phải là từ vài trăm km trở lên. Đại dương chỗ sâu nhất cũng chỉ 11km do vậy nhiệt độ đại dương cũng chỉ là nhiệt độ bề mặt trái đất. Nói chung càng xuống sâu dưới đáy biển nhiệt độ càng giảm bởi lượng nhiệt từ ánh sáng mặt trời đã bị lớp nước phía trên hấp thụ hết, trừ những khu vực đáy biển nào cũng đồng thời là miệng núi lửa đang hoạt động :) - (Đức)

cái này dễ hiểu khó giải thích, bạn phải hiểu theo 2 khía cánh khác. biển là chất lỏng nên nóng nổi lên trên lạnh chìm xuống dưới nên càng xuống dưới dáy biển càng lạnh. không tính ở dưới đáy có núi lửa nhé. còn mặt đất là chất rắn càng vào sau càng gần lõi trái đất thì càng nóng, thực ra bản thân dưới lòng đất đâu phải chỗ nào cũng giống nhau, nếu chỉ đào vài mét thì nó giống như là lớp cách nhiệt thôi :D câu hỏi của bạn đơn giản, nhưng để trình bày chắc phải mất cả trăm trang giấy :d - (vtkien)

Mình không đồng ý với câu trả lời của bạn Đức ở 2 điểm:
- Thứ nhất: Tâm trái đất là một khối RẮN và đặc (đặc được hiểu là không có khoảng trống chứ không phải là trạng thái trung gian giữa rắn và đặc), được cấu thành từ sắt và kẽm. Dù nhiệt độ ở tâm rất nóng nhưng vật chất vẫn ở thể rắn vì lực nén của phần hành tinh phía trên rất lớn.
- Thứ hai: "để nhiệt độ tăng lên đáng kể theo độ sâu thì độ sâu phải là từ vài trăm km trở lên", điều này là sai vì phần vỏ trái đất (phần đắt đá rắn bao trên bề mặt hành tinh) chỉ dày tối đa là 11-12 km nên khi vượt qua giới hạn này ta sẽ gặp ngay lớp nham thạch nóng chảy, vì thế mà không cần phải chờ tới vài trăm km như bạn Đức nói, chỉ cần vài km là đã đủ nóng rồi. - (Lê Thanh Tùng)

bạn phải so lòng đất với lòng đáy biển chứ. - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)

Vì khi xuống lòng đất nhiệt kế không bị hư còn lòng đáy biển thì nước thấm vào mất tiêu rồi - (TinTin)

rất đơn giản vì... nước nóng có trọng lượng riêng nhẹ hơn nước lạnh nên nổi lên trên... - (hoang ngo)

@Lê Thanh Tùng: Độ dày lớp vỏ đất đá trung bình là 70km bạn nhé! - (Pham Son)

ai bảo sau dưới biến nhiệt độ lại giảm...những ngọn núi lửa sâu dưới biển vẫn phun trào đấy thôi - (minh quang)

Minh cung tung suy nghi ve hiên tương nay. Đang le sau hang ty năm thi nhiet do toan bo dai duong phai tam 30 do C vi nhiet can bang voi lop vo trai dat - (Toàn)

Nước ở 4độ C vó tỷ trọng lớn nhất. Vậy nó sẽ chìm xuống đáy đại dương. Vì vậy câu hỏi cũng chỉ dúng với các vùng biển có nhiệt độ >4 độC. Ở các miền cực, mặt biển đóng băng lạnh dưới 0 độ, thì càng sâu nhiệt độ lại càng tăng cho tới 4 độ C - (Nguyễn Đăng Quanng)

Mình cũng từng xuống 2 nơi đó rùi. Nhiệt độ là như nhau các bạn nhé!  - (ducruby)

vì khi ở dưới nước thì mật độ da thịt tiếp xúc với nước nhìu nên nhiệt độ cơ thể dễ dáng truyền qua nước. Còn ở dưới lòng đất, thường thì da thịt sẽ tiếp xúc với không khí nên sự truyền nhiệt rất ít vì vậy sẽ cảm thấy nóng hơn (đối với người sống bạn nha!) - (phuongnam.ho)

Cũng 1 khối khí nếu nén lại với áp suất lớn thì nhiệt độ sẽ tăng lên theo đúng nguyên tắc vật lý P.V/T la hang số.
P là áp suất, V là thể tích, T là nhiệt độ.
Các bạn thử tưởng tượng, áp lực dưới độ sâu 70km là 70.000*2000kg/m2 là 140*10Mũ6 kg/m2. Gaasp1000 lần áp suất khi quyển ngay tại mặt đất. Thế thì nhiệt độ tăng lên làm nóng chảy đất đá là đúng thôi. - (Th.s Ninh Đức Minh)

0