09/06/2018, 22:55

Có thể lắp dù vào ghế máy bay không? - Câu hỏi hay

Tại sao các nhà khoa học không nghiên cứu lắp vào mỗi ghế ngồi là một dù tự động để khi không may sự cố xảy ra, chế độ bật dù sẽ mở ra và giảm thiểu được tai nạn? (Nguyễn Trung Kiên) Máy bay được chống sét như thế nào ...

Tại sao các nhà khoa học không nghiên cứu lắp vào mỗi ghế ngồi là một dù tự động để khi không may sự cố xảy ra, chế độ bật dù sẽ mở ra và giảm thiểu được tai nạn? (Nguyễn Trung Kiên)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Có rất nhiều lý do để không thể làm như vậy.
Thứ nhất là hành khách không được đào tạo kỹ năng để nhảy dù (kỹ năng này rất khó).
Thứ hai, máy bay chở khách không thể mở bung trần, sau đó bật ghế, đẩy người ra xa giống như máy bay chiến đấu. Hơn nữa, nó cũng quá lớn và trần máy bay quá cao để có thể làm như vậy.
Thứ 3, Ở trên cao, áp suất và nhiệt độ không khí đều rất thấp nên không phải lúc nào cũng có thể nhảy dù. Nếu nhảy ra khỏi máy bay ở độ cao 10km, hành khách có thể bị ngất ngay lập tức. Như bạn thấy, phi công trên máy bay chiến đấu luôn đeo bình dưỡng khí, mặc quần áo bảo hộ đặc biệt. Và họ thường nhảy ra khỏi máy bay khi nó đã hạ thấp độ cao.
Và còn một số lý do khác nữa. - (Pham Juy)

Ghế phóng thoát hiểm chỉ dành cho máy bay chiến đấu thôi bạn ơi; bạn hãy xem ở MB chiến đấu khoang buồng lái phần nóc là cửa kính di động và cũng lối ra vào của phi công, nếu có sự cố khi kích hoạt cửa tự động mở ra, ghế của phi công có bộ phận tên lửa đẩy phóng cả người lẫn ghế vào không trung để thoát hiểm; mỗi cái ghế có tên lửa đó giá vài trăm ngàn USD 1 cái . Còn máy bay thương mại khung vỏ kim loại kín hết thì nếu có ghế tên lửa vậy phóng ra lối nào hả bạn ?!? hay là bạn muốn MB thương mại phải thiết kế lại phần nóc cho giống MB chiến đấu ?!? - (Mỹ Vân)

Xin trả lời với bạn như sau
1. Dù không phải là đồ chơi trẻ em mà ai cũng có thể đơn giản là mặc vào rồi bung ra, để sử dụng thuần thục dù cần có sự đào tạo chuyên nghiệp
2. Máy bay dân dụng bay ở độ cao khoảng 10.000m trên không, ở độ cao này nếu chỉ cần 1 khe hở trên thân máy bay thôi cũng đã đủ xé tươm cái máy bay ra rồi chứ đừng nói tới chuyện mở cửa cho hành khách nhảy xuống.
3. Ở độ cao 10.000m trên không mà nhảy ra ngoài không có bình oxygen và các đồ bảo hộ khác (như của phi công các chiến đấu cơ) thì bạn cũng bị lạnh và thiếu oxy mà chết chứ đừng nói tới có tiếp đất được hay không.
4. Máy bay dân dụng thường chở 200-300 hành khách, phải mất bao lâu khi có sự cố để đội ngũ bay hướng dẫn và sắp xếp cho mọi người nhảy dù?

Thật ra tai nạn hàng không là rất hy hữu, tỷ lệ tử vong còn thấp hơn khi bạn đi xe buýt, hỏi tại sao người ta ko cấp dù cho hành khách cũng như hỏi tại sao ng ta không cấp áo bảo hộ và mũ bảo hiểm cho người đi xe buýt vậy. - (Andy Nguyen)

Có chứ. Máy bay quân sự có hệ thống này rồi thì đâu cần nghiên cứu chi cho nhiều nữa, chỉ là 1 máy bay quân sự cho 1-2 người ngồi còn mắc hơn 1 chiếc máy bay dân sự chở vài trăm người. Lắp dù đại trà thì có mà tiền tấn, cộng vào vé máy bay thì ai đi được, hơn nữa hi hữu lắm máy bay dân sự mới bị tấn công, lắp đại trà chỉ được cái phí - (Silen)

Không thể lắp dù vào Máy Bay chở khách vì những lý do sau
1: Hàng trăm con người trên 1 chiếc máy bay, Do vậy, khi máy bay xảy ra sự cố, việc cho hành khách nhảy dù là điều không thể thực hiện được. Bởi vì thời gian sẽ không cho phép để số lượng người “khổng lồ” trên có thể thoát ra khỏi máy bay.
2; Hành khách không phải vận động viên, nên cũng khó có thể sử dụng dù
3: Máy bay hay gặp tai nạn nhất là lúc cất hạ cánh nên cũng ko có thơi gian để bung dù vì khoảng cách quá ngắn, nếu trên cao thì áp xuất và nhiệt độ quá thấp , nên cũng không thể thực hiện được, Việc đó không hiện thực. Tốc độ máy bay đang rất cao. Nếu nhảy ra, người sẽ bị hút rất mạnh vào máy bay và bị chấn thương nặng. Vả lại, người nào có sức phi thường dứt ra được, thì chắc chắn cũng sẽ chết bởi sự va đập của gió
Trường hợp của bạn nếu lắp dù vào ghế thì sẽ thoát ra khỏi máy bay ntn, chỉ có máy bay chiến đấu mới lắp vào ghế để phi công thoát nạn,vì họ đã được trang bị đầy đủ quần áo, mũ mã bảo vệ, chứ dân dụng thì không thể - (Gia Long)

Điều này hoàn toàn không khả thi vì để nhẩy ra một máy bay phản lực bay nhanh phải dùng đến một ghế phóng giống như một quả tên lửa. Không thể xếp các ghế cạnh nhau như hiện nay vì chúng dễ cản trở lẫn nhau hoặc luồng phản lực của người phóng trước nướng luốn người phóng sau. Ghế này cũng rất nặng (vài trăm kg). Do vậy phải giảm từ một nửa đến 2 phần 3 số hành khách. Để phóng được ra ngoài, trần máy bay phải mở được ra. Mở toàn bộ trần của một máy bay hành khách là không thể hoặc quá phức tạp và quá nặng và cũng không chắc mở nổi cả cái trần lớn thế lúc có sự cố. Hành khách cũng không được phép rời ghế ngồi trong toàn bộ quá trình bay vì sự cố có thể xẩy ra bất cứ lúc nào trong vài giây, cần phải sẵn sàng để nhẩy. Một khi đã nhẩy ra ở trên độ cao 10km mà muốn sống được hành khách phải mặc bộ đồ bay kín có mũ bảo hiểm gắn một bình ôxi nhỏ. Để sống sót được lúc tên lửa phóng ra lẫn lúc rơi xuống với dù cần phải cấm tất cả các hành khách già, yếu, người tàn tật, phụ nữ mang thai, trẻ em... mọi hành khách phải luyện tập trong ít nhất 6 tháng và phải có chứng chỉ nhẩy dù mới được bay. Bạn có còn muốn bay với ghế phóng nữa không? - (Minh)

Có rất nhiều lí do.

Một là dù sẽ không có tác dụng nếu không bung ra giữa không trung. Có nghĩa không chỉ dù tự động mà máy bay cũng phải bắn khách đi ra tự động (nên nhớ khi trúng tên lửa hay phát nổ, lực sẽ làm cho tất cả hành khách bất tỉnh). Làm vậy quá nguy hiểm nếu tai nạn xảy ra và tốn kém.

Thứ hai là do máy bay thường bay ở độ cao 10000m, trong khi nhảy dù chỉ từ 4000m. Trên nữa không khí quá loãng , cần máy cung cấp oxy, chứ không có thoát ra được máy bay cũng ngất xỉu (phải rơi xuống tầm 700-100m mới được bật dù, mà xỉu rồi thì không kéo dù được. Muốn nhảy dù phải được rèn luyện kĩ năng và tập tành bài bản chứ không phải cứ đeo dù là nhảy được

Cuối dùng, ngay cả khi nếu mặt kĩ thuật được giải quyết, thì do tỉ lệ máy bay rơi quá thấp, và các công ty hàng không thấy khônd đáng để bỏ tiền ra. - (gg)

Chỉ phi công máy bay chiến đấu mới có dù bung ra khỏi cửa buồng lái thôi bạn à. Máy bay thương mại lắp dù thì nó bật ghế ra chỗ nào vì máy bay kín mít? Nếu máy bay nổ trên không trung (cái này cực hiếm) thì phần lớn chết ngay do thay đổi áp suất, còn bị tai nạn rơi cả máy bay thì có dù cũng vô phương thôi. - (Dai Hai Vo)

Nhảy dù cũng cần 1 thời gian huấn luyện mới nhảy được chứ không phải bật dù ra là xong đâu bạn - (Công Huân)

Hiện giờ thì chưa được bạn ạ. Việc nhảy dù từ độ cao lớn không đơn giản, kết cấu máy bay dân sự là một kết cấu liền khối không như phi cơ chiến đấu có trang bị những ghế phóng, khi thoát hiểm phi công sẽ kéo cần khởi động để bật cả người và ghế lên cao, phá tung cửa kính chắn gió và thoát ra ngoài. - (Lê Định)

Bạn thử nghĩ như cái MH17 vừa rồi đó,bay cao 10.000m mà bung dù ra khi ko có bình oxy thì thế nào.Nhảy dù ở đo
cao đó ko chết ngạt vì thiếu oxy thì cũng chết do áp suất thấp.Càng cao thì điểm sôi của nước càng thấp,nhảy một cái xuống được vài ba giây là nước trong cơ thể(trong cơ thể con người có hơn 70% là nước)bốc hơi hết - (minh)

Máy báy dân dụng thường có độ cao hành trình trên 10km, áp suất ở độ cao này và trong cơ thể ng chênh lệch rất lớn nên chỉ cần hành khách tiếp xúc trực tiếp vs bên ngoài thì máu trong cơ thể sẽ sôi lên, áp suất fá vỡ cơ thể con người - (trần nam)

sao không làm từng khoang hành khách riêng biệt và và mỗi khoang là 1 cái dù lớn, khi co sự cố phi hành đoàn chỉ cần bấm nút là khoang tự tách và dù sẽ tự bật ra. - (toatoa)

Có lẽ chỉ có thể áp dụng với những máy bay bay ở tầm thấp như trực thăng hay ATR... Còn các máy bay dân dụng phổ biến hiện nay đều bay rất cao (từ 7.000 - 10.000m), nhiệt độ bên ngoài khoảng -20 độ đến -35 độ, oxi thì rất loãng không đủ để thở nên có dù cũng vô ích bạn à... - (Thang Hoang)

Chủ đề trang bị dù cho khách đi máy bay đã được bàn nhiều rồi! Ở độ cao trung bình 10.000m, mở cửa thì nhiệt độ âm 30-40 và khí quyền loãng làm người thường gần như chết tức thì. Nếu còn đủ điều kiện hạ độ cao thì cõ lẽ tìm cách đáp liều xuống chỗ nào đó khả năng sống sót nhiều hơn. G - (Hoàng Oanh)

Phần lớn máy bay đều bay ở độ cao rất cao, có những cao độ lên đến trên 12.000 m, từ đó tạo nên sự chênh lệch áp suất rất lớn, vì vậy thiết kế máy bay buộc phải có cấu tạo thật chắc chắn và kín hoàn toàn. Nếu thiết kế kiểu bung dù thì hãy hình dung, tại giai đoạn chỉ mới hé mở thôi máy bay đã có thể bị nổ, các vật thể sẽ bị hút ra bên ngoài ngay tức khắc, chưa nói đến do có sự giảm áp, con người cũng sẽ chết ngay tức khắc. Từ những năm 1950, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhiều tai nạn trong ngành hàng không là do vấn đề kỹ thuật, hàng loạt các giải pháp kỹ thuật, thiết kế...đã được cải tiến nhưng tai nạn vẫn không giảm, đến những năm 1970, người ta bắt đầu để ý đến nguyên nhân do con người, lỗi con người và từ những năm 2000, người ta nhận thấy nguyên nhân cốt lõi là do Hệ thống quản lý. Tất cả các yếu tố đều là thuộc tính của quản lý, một giải pháp đồng bộ của mặt quản lý sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc thay đổi các thiết kế. Tuy nhiên mọi việc đều có thể, trong tương lai khoa học sẽ giải quyết được nhiều hạn chế để nâng cao an toàn và an ninh hàng không. - (Tran Thanh Quang)

Các nhà khoa học nhận ra rằng sau khi có công nghệ trên ra đời thi chẳng có vị khách nào chịu ngồi hết chặng bay về đến ga hạ cánh cả, ai cũng nhảy dù xuống hết khi vừa bay qua mái nhà mình. - (Taliban1982)

Không cần thiết bởi vì:
1. Để nhảy dù cần phải được trải qua huấn luyện chứ không phải cứ đeo dù vào là nhảy được. Để nhảy dù được máy bay còn phải có tốc độ và độ cao thấp, điều kiện thời tiết thích hợp (không có mưa bão).
2. Máy bay thương mại thường bay ở độ cao lớn trên 10.000 mét và tốc độ 800~900kmh, nếu nhảy dù ở độ cao và tốc độ này người bình thường sẽ chết nếu không có các thiết bị chuyên nghiệp chống giảm áp, thiếu oxi, nhiệt độ (-).
3. Khi máy bay gặp nạn thường xảy ra đột ngột (bị khủng bố gài bom, bay qua vùng giông bão, va chạm,....) thời gian quá đột ngột không đủ để triển khai. - (dophuc)

làm thì được thôi dễ mà , nhưng chiếm mất chỗ để xem ti vi bạn à - (duong mon)

Đến lúc máy bay rơi thì nhảy ra như thế nào hả bạn, mỗi hành khách lần lượt xếp hàng đợi tới lượt nhảy ra ah, chắc được 5 khách là máy bay đã ở dưới đất rùi khỏi nhẩy mất công, mà mình ko biết là khi ở trên cao cửa thoát hiểm có mở ra được không nữa vì áp suất trên bong lúc đó cao hơn áp suất bên ngoài, kaka - (Dung Pham)

o do cao 10km co nhay ra khoi may bay thi chet ngay tuc khac vi:
1. khong khi loang, khong co oxy ma tho
2. nhiet do thap, duoi 0 do se dong thanh da
3. toc do may bay khoang 800-900 km/ h se xe nat co the nguoi - (giang)

bạn nghĩ nhảy dù ra ở độ cao 10000m thì áp suất sẽ làm gì với cái thân thể mỏng manh bé nhỏ.  - (ohoh)

Bởi vì không thiết kế được cửa phóng cho 1 số lượng lớn ghế hành khách trên máy bay bạn à. Nóc của máy bay chở khách cần được lắp đặt nhiều thiết bị chứ không chỉ đơn giản như nắp buồng lái phi công trên máy bay chiến đấu. Mặt khác nếu thiết kế được như vậy thì chiếc ghế hành khách cũng trở lên vô cùng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của tất cả những người khác khi chẳng may có 1 hành khách quá tò mò và muốn ... mở cửa thoát hiểm :) - (Minh)

Máy bay dân dụng không lắp dù được do nhiều người có thể nổi ngẫu hứng nhảy dù khi đang bay, khi dù hạ không biết cách tiếp đất thì gãy chân ai sẽ đền bù? (Cứ xem dân ta thỉnh thoảng lại tự động mở cửa máy bay là biết đấy).
Còn về mặt kỹ thuật: ở độ cao 10.000m chỉ cần ra khỏi máy bay thì nhiệt độ bên ngoài là -50oC và nồng độ oxi rất thấp nên người sẽ chết trong vòng 01 phút; có dù cũng sẽ vô nghĩa. - (Nguyen Van Dung)

Nhẩy dù phải qua đào tạo mới bật được dù.có lắp dù vào ghế không biết dùng còn dơi tụ do nguy hiêm hơn. - (tran thanh)

Tốc độ máy bay đang rất cao. Nếu nhảy ra, người sẽ bị hút rất mạnh vào máy bay và bị chấn thương nặng. Vả lại, người nào có sức phi thường dứt ra được, thì chắc chắn cũng sẽ chết bởi sự va đập của gió. - (Pin)

Không lắp dù được vì khách tranh nhau nhảy và kết quả là khi dù bung ra sẽ quấn quàng vào nhau(cũng có thể là tổ lái biết trước sự cố nhảy bỏ khách lại) - (Hồ Quang Vịnh)

nghe là ko khả thi rùi - (trantreong)

So với con số 10,000 người bị tai nan giao thông một năm ở VN thì số người bị tai nạn máy bay chỉ là "muỗi" . Nên các nhà khoa học có lẽ đang qua tâm tới Việt Nam bạn ạ. - (Tuan Cali)

Chi phí nào cho đủ bạn ơi? kể cả lúc bay an toàn và gặp tai nạn. Ngoài ra, hàng không đã tính toán kỹ, độ an toàn của đường không cao gấp nhiều lần đường bộ. - (Chuyên gia hàng không)

gắn vô ghế làm sao mang theo mà nhảy? Đâu phải như máy bay chiến đấu mà bung nắp rồi bắn ghế lên. Chưa kể, với 1 lượng khách đông như vậy, vị trí ngồi sát nhau khi bung dù sẽ rất dễ va chạm, dù quấn vào nhau, các vận động viên nhảy dù tạo hình phải tập luyện rất nhiều mà đôi khi còn xảy ra sai sót huống hồ các hành khách bình thường. Và cơ số các lý do khác nữa... - (tim heo)

Máy bay chở khách dân sự không có cơ chế mở toang trần để khách có thể được bắn ra ngoài cùng với dù ngay tai nạn xảy ra - (Bình)

Theo mình thì như sau:
- Đầu tiên là tỷ lệ xảy ra nguy cơ tai nạn trên máy bay là cực thấp..
- Thứ 2 là để tránh xảy ra tình trang nhốn nháo trên máy bay và buộc phải tuân theo trưởng cơ.
- Thứ 3 để có thể nhảy dù xuống và an toàn cũng hết sức phức tạp và không phải ai cũng có thể làm được. - (Huy Hinsky)

Ở độ cao 10.000 mét, nhiệt độ -30 độ, bạn sẽ chết cóng trước khi dù chạm mặt đất. - (ndthusp)

Máy bay chở khách chứ đâu phải tổ ong con nào thích thì bay, hơn nữa hành khách chứ đâu phải phi công, chuyên gia nhảy dù, diễn viên trên film để có thể nhảy ra ngoài ở độ cao 10km với đầu trần không áo bảo hộ... - (Cuong Nguyen)

Vậy lúc đi máy bay mỗi người phải mặc đồ bảo hộ phi công. Vì trong điều kiện độ cao của máy bay, các yếu tố áp suất và nhiệt độ ..., có thể khiến con người không còn sống trước khi đù đưa họ xuống mặt đất :)). - (Nguyễn Vinh)

Nếu muốn nhảy dù ở độ cao lớn, cần những điều kiện sau:
- Bộ đồ cao không.
- Cửa mở ở phía đuôi: dưới tác động của gió tốc độ cao, sẽ đẩy bật tất cả những ai có ý định đi qua cửa bên.
==> sẽ không thể đủ thời gian cho tất cả mọi người vừa mặc đồ vừa di chuyển ra sau đuôi và nhảy dù, kể cả có mặc sẵn đồ(rất phiền toái). Bên cạnh đó, nhảy dù không phải thích nhảy là nhảy, phải được huấn luyện kĩ càng trước, trong trường hợp này, phụ nữ, người già và trẻ em là những người gặp thiệt thòi nhất.
Nếu dùng ghế phóng như của phi công, thì sẽ phải bật mở toàn bộ phần nóc máy bay ==> quá khó cho các nhà thiết kế.
Hàng không là phương pháp vận tải an toàn nhất, rất nhiều trường hợp phi hành đoàn đã xử lý thành công dù do thời tiết hay thậm chí động cơ máy bay bị hỏng, máy bay bốc cháy, hệ thống thả càng không hoạt động,... nên ngồi một chỗ sẽ tốt hơn là nhảy. - (Le Son)

Có mấy yếu tố sau:
1. Máy bay chở khách bay ở độ cao đến 10km. Ở độ cao này, nhiệt độ và áp suất ko cho phép con người tồn tại nếu ko có hỗ trợ của trang phục đặc biệt (như phi công lái máy bay chiến đấu).
2. Ko phải cứ có dù là biết nhảy. Muốn sử dụng được phải luyện tập chán.
3. Thiết kế máy bay để mỗi hành khách được bật theo 1 hướng em rằng hơi nhiều cửa. Một máy bay đến 300 cái cửa để phóng + 300 cái ghế phóng mang theo dù thì chắc phải chở thêm xe téc xăng nữa.
Và có thể nhiều nguyên nhân khác nữa.
Hunget - (Hunget)

Trường hợp khi đang bay đó, nếu khoang được mở thì vì áp suất giảm quá đột ngột, bạn sẽ ngất ngay lập tức. Còn nếu như bạn được bắn ra ngoài thì bạn sẽ biến thành cục đá ngay lập tức. - (Tien Thinh)

Câu trả lời duy nhất: tiền và tỉ lệ tai nạn khi đi máy bay... - (kid_kid)

nhiệt độ ngoài máy bay khoảng -30 độ C, bạn có chịu được không? - (Nguyễn Xuân Liêm)

Lắp được nhưng bác có đủ tiền mua vé khi đi nhưng cái may bay đó ko? - (SP1K4)

đấy là vấn để "tải thương mại" bạn ạ. Nếu mỗi ghế thêm 1 chiếc dù, thì tải trọng cũng tăng thêm mấy chục kg, tương đương với gần 1 hành khách, nếu các hãng hk bán với vé như bây giờ thì không một hãng nào bù đắp nổi chi phí để có lời, chưa kể chi phí phát sinh ( bảo trì...) rồi xăng tiêu tốn để chở dù nữa. - (TuanPham)

Dù trên ghế bật ra nó bay đi đâu? Làm sao nó bay ra khỏi máy bay hả bạn? Chả lẽ có 300 cái ghế thì có 300 cái chỗ cho dù bung ra? Nếu làm thế, cái máy bay nát luôn. Nếu lắp cho ahnh2 khách phải lắp cho phi công, mà nếu có gì, phi công nhảy mất tiêu, nguy. Bạn nên nghiên cứu cái bay bay có cái dù to cho nó, có gì nó bung ra cho cái máy bay hạ cánh bằng dù luôn - (Nguyên)

Máy bay vẫn là phương tiện di chuyển an toàn nhất nên việc lắp dù là không cần thiết. Mặt khác, nếu lắp dù, sẽ dẫn đến tình trạng phi công sẵn sàng bấm nút nhảy dù đối với tình huống nhỏ nhất như thế máy bay sẽ rơi như rạ. Đa số các máy bay gặp nạn đều ở cao trên 10.000m, việc nhảy dù ở độ cao này là cầm chắc cái chết nếu không phải là vận động viên chuyên nghiệp. CUối cùng là chi phí lắp đặt dù rất đắt đỏ chứ không đơn giản như bạn nghĩ. Ngoài việc lắp hệ thống tự động, thân máy bay cũng cần thiết kế lại để dù có thể bắn ra ngoài. - (terminato)

Lắp vào cũng bằng ko. Ở cái độ cao 10 km so mặt đất khi nhảy ra áp suất sẽ xé rách thân thể rồi sống sao nổi, chỉ có những máy bay chiến đấu có thể bay tầm thấp thì mới Trang bị đc dù thôi. - (Hoàng)

Cửa thoát hiểm ở đâu khi đang trên không? Bao nhiêu người dám nhảy? Nhảy như thế nào? Bảo dưỡng ra sao? - (Ong Trí Cường)

Thứ nhất là nếu nắp dù thì sẽ tăng trọng lượng, không kinh tế.
Thứ hai là tai nạn xảy ra thì không thể dùng dù như khi chủ động nhảy.
Máy bay quân sự chở quân nếu không để nhảy dù cũng không trang bị dù. Nếu có dù thì hành khách cũng không biết dùng - (chungghostle)

Rất khó
_Làm vậy thì sẽ phải thiết kế lại máy bay sao cho toàn bộ hành khách được bật dù AN TOÀN >> Cực kì tốn kém, mà tỉ lệ xảy ra tai nạn là rất rất thấp
_Ví dụ mà có tai nạn làm nổ máy bay như vụ tên lửa thì mọi người trên đó đã chết trước khi cảm nhận được điều gì - (Đức)

hãy lắp dù cho chính máy bay luôn hay cái gì tương tự làm giảm lực hút từ trường khi máy bay rơi. vâng sẽ rất là điên rồ khi là dù cho chính máy bay! - (saigon84)

Điều này có thể và sẽ làm được do:
1. Dù gắn cảm biến độ cao để tự bung ra.
2. Nếu bị trục trặc kỹ thuật ( ko phát nổ trên ko trung) thì máy bay co thể bay là là trên bầu trời ( độ cao giảm dần) trong thời gian đó, hành khách tập trung đứng ở cửa lên xuống của máy bay, đến độ cao 1500~2000m ( là độ cao của những người nhảy dù, nên ok). Rồi máy bay mở cửa lên xuống ra, thì mọi người sẽ bị hút ra ngoài máy bay, rồi bung dù, sẽ giảm thiểu được số người thương vong, ai có học nhảy dù thì đáp đất an toàn, ko có thì có thể bị gãy chân nhưng mà còn sống,hjhj.
3. Trước đó nên khuyến khích người dân học nhảy dù, ai ko có điều kiện học thì khi có tay nan cùng lắm là gãy chân.
4. Trước hết là ko chết do máy bay rớt rồi nổ, sau đó thì nếu có rớt xuống biển thì tính tiếp,hjhj. - (Lý Bình)

về cơ bản không có gì là không được. việc lắp dù vào ghế máy bay vận tải hành khách là chuyện rất đơn giản nhưng vì sao nó lại ko được lắp. vì:
- việc nhảy dù không phải muốn nhảy là nhảy được. nhiều người nghỉ thôi thì hên xui đi biết đâu có người sẻ sống thì sao? với câu hỏi này lại phát sinh thêm vấn đề thứ hai

- máy bay vận tải hành khách thông thường là máy bay một thân liền khối. nếu mở khoan máy bay cho hành khách nhảy dù thì toàn thân máy bay sẻ bị phá huy trước khi việc nhảy dù được thực hiện. khác với máy tay vận tải hành khách, máy bay vận tải quân sự, máy bay nhảy dù được thiết kế hai thân gia cố chắc chắn nên mới có thể mở đít để nhảy dù or thả hàng xuống bằng dù.

để hành khách có thể nhảy dù khi gặp sự cố chết động cơ, các hãng vận tải hành khách sẻ trang bị loại máy bay vận tải chuyên dùng cho quân đội. nhưng nó có vẻ như là quá đắc đỏ thì phải :v - (Tuấn)

Không chết vì thiếu oxy, áp suất thấp thì cũng vỡ vụn vì nhiệt độ thấp. - (chi)

Có thể lắp dù vào ghế máy bay chứ bằng chứng là các máy bay chiến đấu đã làm. Câu hỏi sẽ là tại sao không lắp dù cho máy bay chở khách câu trả lời sẽ là quá tốn kém, phức tạp ( từ kết cấu của máy bay, kỹ năng để có thể nhảy dù, nhiệt độ bên ngoài, lượng oxy....VV). Vì thế sẽ là không khả thi cũng như không lắp túi khí cho xe chở khách thôi. - (Thịnh)

Quan trọng là lối thoát ở đâu để hàng trăm cái ghế có dù bay ra, máy bay dân sự chứ không phải quân sự bạn à :) - (huy)

Máy bay quân sự lắp dù ở ghế phi công. Khi sử dụng phải bắn nắp trần ra, rồi phóng ghế phi công lên. Máy bay chở khách không thể làm vậy được. Nếu có thể thì chế tạo nhiều dù cực lớn, lắp ở nhiều vị trí để hãm cả máy bay luôn - (nguyen tuan)

Máy bay thương mại thường bay ở độ cao >10km và nhiệt độ bên ngoài là < -50 độ C + với việc giảm áp đột ngột >> mọi loại dù đều ko cứu dc hành khách bạn ah:( - (Wind)

Ý kiến này rất hay, tôi cũng đã từng nghĩ. Đồng thời, nên chăng kích hoạt một bộ phận bơm khí hy-dro vào các khoang trống lúc máy bay lâm nguy để giảm trọng lực máy bay khi phi công đang xoay xở tìm hướng giải quyết hoạt khi một động cơ không còn hoạt động. - (Tuan Anh)

Tôi cũng luôn thắc mắc giống bạn, nhưng có lẽ do có nhiều sự cố hành khách tự ý mở cửa máy bay nên chắc các kỹ sư sợ hành khách tự ý bấm nút bung dù - (clouds)

làm dù thì dễ thôi không có gì khó cả , nhưng sẽ bị chiếm mất chỗ phía sau lưng ghế , vì chỗ đó đã thiết kế 1 cái nàm hình tinh thể lỏng để xem tivi rồi bạn à - (duong mon)

Không phải các nhà khoa học không nghiên cứu ra những điều bạn thắc mắc mà phương tiện giao thông hàng không là rất an toàn để phải lắp thêm dù vào ghế máy bay. Nếu bạn muốn an toàn 100% chắc bạn nên đi bằng xe bọc thép :D - (thienan090)

Y tuong cua ban cung kha hay day!nhung khong co tinh kha thi nen cac nha che tao khong ap dung vao san pham cua minh! - (vo tuan kiet)

máy bay chở khách bay cao và đang ở trong máy bay chở khách thì mở dù ghế theo kiểu máy bay chiến đấu là không thể,chỉ áp dụng với máy bay chiến đấu là vì khi máy bay gặp nạn thì kính máy bay chiến đấu sẽ bung ra rồi phi công vọt ra từ ghế đẩy tiếp theo là bung dù - (việt nam)

Vấn đề là mở Dù ra rồi thì bạn và các hành khách sẽ bay đi đâu ? đừng hỏi thêm là sao ko thiết kế trần máy bay tự động mở khi có sự cố nhé bạn. - (NHM)

Vậy làm thế nào để ghế có lắp dù bay ra khỏi máy bay? - (Ba Iu Tina)

Khong the ban a. - (sau)

Theo tôi hiểu thì vấn đề không phải là dù mà là cơ cấu bắn hành khách ra khỏi khoang máy bay. Đối với máy bay quân sự hệ thống này hoạt động gắn liền với ghế ngồi phi công và khá nặng (phải cỡ một hai tạ), khi có sự cố hệ thống này bắn phi công ra khỏi buồng lái sau đó dù mới mở. Nếu đối với máy bay dân sự 200-300 hành khách thì để trang bị máy bay sẽ nặng thêm khoảng 20-30 tấn nên tôi chắc vì vậy hệ thống này không được trang bị cho máy bay dân dụng. - (NĐT)

Máy bay hành khách thì sao có thể làm được,chỉ có máy bay chiến đấu thì khi gặp sự cố thì phi công bấm nút cửa sẽ bị bung ra cho ghế phi công bắn ra ngoài. - (Son)

Với độ cao 10.000m thì trang bị dù làm chi cho tốn kém thêm vậy bạn? - (Duy Lalang)

Đối với các máy bay chiến đấu, ghế của phi công có gắn dù. Khi có sự cố, khoang lái sẽ được bung ra và ghế sẽ được bắn lên. Nếu có 2 phi công, phi công phụ sẽ đi trước, sau đó mới tới phi công chính. Và cũng có cảm biến để xác định máy bay có đang lộn ngược không để tránh tình trạng bắn phi công xuống đất. Đó là với máy bay chiến đấu, đối với máy bay dân dụng điều này là không thể thực hiện vì các lý do sau: 1. Làm sao bung hết khoang chở khách của 1 máy bay? 2. Phi công lái may bay chiến đấu có đồ kháng áp, nón bảo hộ... còn cả phi hành đoàn trên máy bay dân dụng không có gì cả. 3. Để có thể nhảy dù cần phải tập luyện, không phải hành khách nào cũng là vận động viên nhảy dù. - (tao lao mia lao)

Đa số tai nạn mb xảy ra lúc đáp & cất cánh, khi ở trên không thì mức an toàn gần 100%, chỉ trừ MH17 bị bắn thôi, vấn đề này có thể giải quyết dễ nhất là trừng phạt thủ phạm và ngăn các trường hợp như vậy ki xảy ra nữa, MH370 có dấu hiệu can thiệp của con người nên cách giải quyết là con người chứ ko phải kỹ thuật. - (Angelo)

Bạn Phạm Juy rất đúng. Các hãng hàng không rất dễ trang bị dù cho hành khách vì chi phí đó quá rẽ so với uy tín của hãng  - (hautran60)

Cũng nên lắp vài ghế có khoang kín mít, có dù, thức ăn nước uống và trang bị sinh tồn, phao đèn, máy phát sóng báo hiệu... Khi máy bay gặp sự cố sẽ đẩy bật ra khỏi máy bay về phía dưới (chứ phóng lên phức tạp hơn) và bung dù. Những cái ghế này nếu hành khách còn sống sót sẽ là "hộp đen sống" khi máy bay sự cố. Vấn đề kỹ thuật và kinh tế có thể làm điều này. Nhưng ai là người ngồi vào ghế đó? - (Quang Minh)

theo tôi nghỉ có thể lắp 1 hoặc 2 dù lớn trên lưng mái bay , khi có sự cố phi công có thể bấm nút cho dù bung ra , hoặc dù sẽ tự bung khi có sự va chạm hay phát nổ - (Tien BT)

sẽ chết vì ngộp thở vì thiếu oxi tại độ cao máy bay hoạt động mà bị tai nạn - (C230)

Ý tưởng của tôi như sau: Chế tạo các module đổ bộ cho từng nhóm hành khách. Khi máy bay gặp sự cố khẩn cấp dẫn tới phải từ bỏ máy bay, cơ trưởng sẽ kích hoạt hệ thống tách toàn bộ các module ra khỏi máy bay. Các module này sẽ hạ xuống bằng động cơ phản lực và dù. - (Mr. Thompson)

Nếu mỗi ghế ngồi trên máy bay là 1 chiếc hộp, có thể chịu được nhiệt độ cao/thấp, có dây an toàn, hộp giảm được tối thiểu lực va chạm, có oxy, có bộ định vị với vệ tinh, phát được tín hiệu cấp cứu, có hộp sơ cấp cứu, thức ăn khô (hạn sử dụng dài), hộp có thể nổi được trên mặt nước, có dù (trần máy bay tự động bật, hộp ghế ngồi tự động bắn ra khỏi máy bay, dù tự động bật để giảm lực va chạm với mặt đất/mặt nước)...Nếu ghế ngồi được như vậy thì mình nghĩ khả năng hành khách thoát chết rất cao. Điều này hơi giống như cái hộp của các nhà du hành vũ trụ khi trở về trái đất. Mình không biết trong tương lai các nhà khoa học có làm được như vậy với may bay dân dụng không nhưng vẫn hy vọng ^^, có thể giá vé cao lên nhưng nếu làm được mà giá vé cao thì mình nghĩ sẽ có ngày giá vé thấp, vì quy luật thị trường luôn như thế, nếu có thể làm ra được như vậy thì xuất hiện càng sớm giá sẽ giảm xuống càng sớm và lúc đó mọi người có thể sử dụng được nó rộng rãi :)). Vài điều tượng tượng và hy vọng...:)) - (Trung)

Túm lại là đi máy bay dân dụng sống chết là nhờ ... hên xui ! - (le ha)

 đang bay trong hộp mà nhảy dù được ah - (Thai Khang)

Sao không làm dù to mà treo ca cái máy bay lên nhỉ - (cam quyt)

Không làm dù được cho vài trăm chiếc ghế, nhưng có thể làm dù cho cả khoang hành khách, tại sao không nhỉ? Khi máy bay có sự cố thì cho trôi cả khoang hành khách ra. Trong khoang này thì hoàn toàn bảo đảm được dưỡng khí cũng như áp suất. Cái xe tăng mấy chục tấn còn dùng dù được cơ mà. - (Nguyễn Chí Thành)

Sự cố - mở cửa - máy bay nổ "bùm" - người chết hết - dù tự động bung - đưa xác chết đi khắp nơi không tìm được luôn. - (Lý Công Lý)

Nếu trang bị dù cho hành khách, phi công cũng sẽ được mang dù. Trong tình trạng khẩn cấp(máy bay trục trặc), nếu phi công có dù họ sẽ nhảy dù và để mặc cho hành khách...chờ chết là cái chắc. Không có dù khiến phi công buộc phải bằng mọi cách có thể để cứu máy bay cũng chính là cứu hành khách..
Nếu phi công máy bay khách có dù, tôi sẽ chẳng bao giờ dám đi máy bay. - (dangminhhb)

Không có gì là không thể. - (HoangMinh)

Cả thế giới ngồi lại với nhau làm một hệ thống tàu lửa siêu tốc đi qua các quốc gia. Khỏi đi máy bay nữa... - (Đoàn Việt Anh)

Mọi ý kiến thì phản bác, nhưng theo mình đây là 1 ý kiến hay, bạn có thể gửi ý kiến của mình cho 1 hãng máy bay nào đó, họ sẽ trân trọng ý kiến của bạn. Còn đối với những ý kiến phản bác là đơn giản họ chẳng bao giờ có 1 sự đột phá nào cả, tất cả đều theo lối mòn người đi trước - (locp.kiemtra)

về kĩ thuật là có thể làm được nhưng mà kinh tế và chi phí bảo dưởng đi kèm thì không thể làm . ví dụ để tiết kiệm xăng người ta phải cho máy bay cao mặc dù bay cao nguy cơ máy bay bị nguy hiểm nhiều hơn. - (damsanlangtu)

Những vấn đề các bạn đưa ra đều không hợp lý. Vấn đề chính là kinh phí để sản xuất máy bay dân dụng đáp ứng được yêu cầu đó là quá đắt chưa kể số người rất lớn khi nhẩy dù có thể mắc vào nhau do không biết cách nhẩy dù còn các việc khác thì không có gì ả
1. Mỗi hành khách có một bình dưỡng khí đủ để hít thở trong khoảng thời gian nhất định
2. Mỗi người có một bộ đồ dùng riêng khi gặp sự cố (có thể mặc ngay hoặc khi có sự cố thì tiếp viên cảnh báo)
3. Trường hợp như MH17 vừa qua máy bay đột ngột không kịp điều kiển mở khoang chứa hành khách thì có thể thiết kế máy bay có cảm biến khi phát hiện bị tai nạn sẽ tự bung ra sau khoảng thời gian nhất định và tiếp đến là bật ghế ngồi của hành khách
4. Khó nhất là khi nhẩy dù thì để tránh khách hàng bấm dù không đúng lúc thì có cảm biến khi độ cao cho phép là bao nhiêu thì dù tự bật và không để hành khách tự bật. - (Hoàng Linh)

Tôi thấy bạn đặt câu hỏi rất và có ý rất khoa học tôi chỉ thêm chút suy nghỉ của tôi đặt ở mổi ghế một cái dù khi trục trặc thì bấm nút thì Nguyên đang lưng của máy bay bung ra và khi rơi xuống còn khoảng một 1000 m thì bung hẳn ra là tất cả hành khách bấm dù bay ra còn dưới bụng máy bay thì gắng hệ thống gây nhiểu tất cả các loại tên lửa là dù có mắc chút đỉnh thì hành khách yên tâm - (Que Nguyen)

lắp dù cho máy bay là an toàn nhất.người phi công trưởng quyết định thời điểm bung dù. - (daugia)

điều kiện độ cao với độ âm và áp suất tầng khí quyển nếu nhảy ra cũng ko tồn tại được ,với lại máy bay dân sự có rất nhiều phụ nữ và trẻ em thì sao việc gắn thêm dù khả thi cho được ,ngay cả phi hành đoàn ai cũng phải học qua kĩ năng nhảy dù nhưng làm thế thì khi gặp sự cố họ chỉ vì mạng sống của họ mà mỏ mặc tấc cả người khác hay sao ,nói tóm lại dù ko khả thi cho máy bay dân sự kể cả tổ lái .vì khi gặp sự cố trách nhiệm tổ lái sẽ làm tấc cả những gì tốt nhất vì sự an toàn chung - (thiên hùng)

-50 độ c nhảy ra chết rét chưa tính đến máy bay đang bay ở vận tố 800km 1 giờ nhảy bằng niềm tin à các bác - (Nguyễn Tiến Bình)

Sao ko làm nhiều dù kết hợp hoặc 1 cái dù cỡ lớn cho máy bay chứ ko phải cho hành khách. Như này thì liệu có khả thi ko? - (Lê Uyên Anh)

Quá dễ . Có 1 điều khiển chung. Chỉ có phi cơ trưởng mới bật được. Hẹn giờ các ghế hành khách cho tự bật dù - (Tuấn)

Lắp dù vào máy bay, giống như xe tăng của Nga,nhảy dù từ máy bay vận tải đó, thế có được không, các bạn. - (hoàng văn tùng)

Lap du cho tung nghe tai sao ho ko lap ca cho may bay . Nhu vay ho ko phai dao tao hanh khach nhay du ma co the giam dc muc do nguy hiem toi da - (xuan khanh)

Dù lớn dùng cho cả máy bay có lẽ hợp lý hơn. Khi máy bay gặp sự cố, thay vì lao xuống đất thì dù bung ra giúp cho máy bay hạ dần độ cao và cứu được mạng hành khách - (Tiến Hoàng)

Mình thấy co mấy giải pháp mà các nhà khoa học cần nghiên cứu: 1/ Lắp dù cho máy bay ( Khi máy bay bi sự cố
ta có thể bung dù để máy bay rơi từ từ như người nhảy dù vậy để giảm thiểu hậu quả ) 2/ Mỗi máy bay nên lắp thêm 1 động cơ dự bị cứ để đó khi nào hỏng động cơ chính thì đem ra xài - (ngockiemlam)

Chắc cũng được.Nhưng nếu ai,hoặc một nhóm hành khách nào đó bỗng dưng...không muốn đi máy bay nữa..thì.... - (tan_phuong)

dù gì thì theo thời gian sự cải tiến sẽ ngày càng tăng, đáp ứng sẽ tốt hơn, không thể có chuyện cứ mãi thế được, vấn đề là tiền thôi, có tiền nghiên cứu được hết, giá đắt lên, đi an toàn hơn, ai chấp nhận thì đi, - (nguyễn anh hùng)

Cao 5m nhẩy là thân người nếu và vào nước cũng chịu tới 750kg/cm2. máy bay dân dụng bay tốc độ 850km/1h thì áp suất và gia tốc quá lớn, độ cao 10km là hơn đỉnh everet tới 2km. ko có oxi thở và bị đóng băng luôn. nếu có tiền chia làm nhiều khoang(50 người/1khoang) và các khoang độc lập nhau, có sự cố các khoang tự rơi và có dù là ổn hoen, hàng hoá coi như bỏ, chỉ cần cứu người( kiểu khoang cứu hộ tạm thời khi rơi tự do từ 10km tới 3Km là ngon lành. giờ có nhưa composit chắc không đắt lắm - (lt-bros)

Rất đáng để các nhà sản xuất nghiên cứu, khi rơi về 1 độ cao nhất định, phi công chỉ cần 1 thao tác là ấn nút, khách hàng sẽ bị bắn ra cùng với chiếc dù, tùy từng vị trí ghế mà có 1 góc bắn nhất định hạn chế va chạm. Còn chuyện sau đó là do duyên số mỗi người thôi. Cái này chỉ tốn chi phí thiết kế 1 lần cho mỗi máy bay, nên cũng đáng nghiên cứu lắm. Cũng như trước đây không ai nghĩ đến việc phải đội nón bảo hiểm cả. - (Nguyen Khac Hai)

Ko cần dù. Sx thiết bị hình oval. Khi nguy hiểm kích hoạt lên. Ở trong đó dù nổ bên ngoài cũng ko sao. Số lượng người chết sẽ giảm 98% - (Thanh sơn)

không gì là không thể, đấy là một ý kiến hay, ai không nhảy được thì chịu thôi, lúc cận kề cái chết có cái dù còn quý hơn vàng ấy chứ, mình nghĩ nhảy dù không khó, chỉ cần hướng dẫn một vài lần đi máy bay là có thể nhảy được, chắc chắn luôn đấy - (tran)

Máy bay khách nếu modul hóa từng khoang lớn có dù chung sẽ giảm thiểu được tổn thất khi gặp nạn và giảm được giá thành và số lượng người nhảy dù. - (mini)

Theo tôi nên làm dù cho cả máy bay luôn . Như vậy là an toàn nhất có thể - (HL)

Hầu hết máy bay bay trên biển hoặc vúng núi hiểm trở. Có nhảy xuống cũng chết. Hơn nữa khi trang bị dù cho máy bay dân sự lỡ gặp sự cố, trong lúc hành khách đang ngủ thì phi hành đoàn đã nhảy dù hết rồi. Sau đó hành khác sẽ dẫm lên nhau mà chết. - (Anh)

Có. Nếu bạn đi máy bay mui trần! - (longsoichieu)

Nhảy dù không hề đơn giản như bạn xem người ta làm trên tv hoặc internet - (Click Here)

0