09/06/2018, 22:28

Vì sao khi trời lạnh sẽ ít mưa hơn? - Câu hỏi hay

Những ngày qua tôi để ý thấy, nếu có đợt không khí lạnh tràn về thì Bắc Bộ sẽ ít mưa hơn, thường chỉ mưa vào đêm và sáng. Hiện tượng này được lý giải như thế nào? ...

Những ngày qua tôi để ý thấy, nếu có đợt không khí lạnh tràn về thì Bắc Bộ sẽ ít mưa hơn, thường chỉ mưa vào đêm và sáng. Hiện tượng này được lý giải như thế nào?

Trời lạnh thì nhiệt độ thấp, nhiệt độ thấp thì nước ít bay hơi, nước ít bay hơi thì có ít hơi nước, ít hơi nước thì ít mây, ít mây thì ít mưa! - (TT)

Không khí lạnh tràn về đẩy vùng khí nóng ẩm đi khiến không khí khô hanh nên trời ít mưa hơn - (peichengzhong)

Không khí luôn chứa một lượng hơi nước nhất định. Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều, nhiệt độ càng thấp càng chứa được ít. => Không khí lạnh ít hơi nước nên khô. Nhiệt độ mà tại đó không khí không thể nhận thêm hơi nước được nữa được gọi là nhiệt độ bão hòa. Không khí khi đạt nhiệt độ bão hòa thì sẽ khử nước để hình thành sương, nếu nhiệt giảm nhanh hơn sẽ thành mưa và giảm đột ngột đến dưới 0 độ C thì hình thành tuyết, băng, mưa đá... Từ đó sẽ thấy, ở Bắc bán cầu, không khí lạnh tràn xuống từ Bắc cực do đã bị khử nước nên khô, khi xuống phía dưới nhiệt độ tăng cao nên càng khan nước trong khi hơi nước chưa bổ sung kịp nên khó xảy ra hiện tượng mưa. Nó chỉ xảy ra ở đầu thời kỳ khi không khí lạnh tiếp xúc với khối không khí ẩm nóng để đưa khối khí nóng ẩm này về nhiệt độ bão hòa. Đây cũng chính là lý do không khí từ máy điều hòa luôn bị lạnh khô do thiếu nước, vì đã bị khử tại dàn lạnh. - (NTB)

Đây là câu hỏi lớn liên quan đến nhiều nội dung như nguyên nhân gây mưa, các khối khí áp cao..v.v..v. Vào mùa đông KHỐI KHÔNG KHÍ LẠNH LỤC ĐỊA CHÂU Á di chuyển xuống, vùng tiếp giáp giữa các khối khí (frông) sẽ có mưa nhiều, khi khối không khí lạnh di chuyển xuống sâu sẽ hết mưa, trời lạnh khô và ít mưa
Nửa sau mùa đông (2-3), áp thấp bắt đầu hình thành ở ngoài khơi Thái Bình Dương, làm cho khối khí lạnh di chuyển lệch về phía đông qua biển Nhật Bản và biển Đông Trung Hoa (Đông Hải) vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm.
Tùy từng theo đợt di chuyển và thuộc tính của các khối không khí lạnh sẽ gây mưa, sau khi mưa trời sẽ khô cho đến khi có đợt không khí lạnh tăng cường khác.
Giải thích nôm na nó là thế, cụ thể thì có thể vào google để nghiên cứu kỹ hơn, để hiểu tường tận về thời tiết cũng khá phức tạp đấy - (mr.duonghoaison)

Mùa hè,nửa cầu bắc hướng về mặt trời, tạo ra gió mùa đông nam, gió này từ biển thổi vào mạng theo mưa. Mùa đông thì lại là mùa của gió mùa đông bắc thổi từ vùng cực-Siberia nên không có hơi ẩm, lấy đâu ra mưa. Một số nơi như địa trứng Hải lại có mưa mùa đông, khô mùa hè. Cái này mình biết khi học đội tuyển địa lí thời cấp 2. - (Mình Quân)

chưa nghe thấy ai nói là trời lạnh sẽ ít mưa hơn nên không biết trả lời - (Minh Truong)

Cái này tùy thuộc từng khu vực, từng thời điểm nữa bạn. Bản chất của không khí lạnh là LẠNH và KHÔ. Thế nên khi nằm hoàn toàn trong khối không khí lạnh thì sẽ LẠNH và KHÔ, khi đó ban đêm thì rét, ban ngày thì nắng hanh. Còn nếu ở ranh giới giữa khối không khí lạnh và nóng (nóng hay lạnh là so sánh nhiệt độ của hai khối khí) thì sẽ có mưa rào và dông vì không khí lạnh (ví dụ 10 độ C, NẶNG hơn) sẽ đẩy không khí nóng (ví dụ 15 độ C, NHẸ hơn) lên trên cao, tạo ra hiện tượng gọi là đối lưu và gây ra mưa rào và dông. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ đúng với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ. Còn với miền Trung thì hễ có không khí lạnh là mưa thôi, trừ những đợt thật sự rất mạnh, khi thủ đô Hà Nội rất rét, thì mới giảm mưa và khô. Còn đối với TP. Hồ Chí Minh thì không khí lạnh chỉ gây giảm nhiệt độ thôi chứ ít khi gây mưa. - (Bản chất của KKL là LẠNH và KHÔ?)

Muốn có mưa phải có hai yếu tố: Có nước và tác nhân gây mưa. Mùa lạnh thường độ ẩm không khí rất thấp do nước ít bốc hơi. Cơn mưa được hình thành do các đám mây, ban đầu các tinh thể nước là tác nhân gây mưa trong mây hình thành nặng hơn và chuyển xuống phía dưới. Nếu nhiệt độ lạnh các tinh thể đó không lớn dần nên không tạo ra mưa. Còn mùa hè, khi các tinh thể nước nặng chuyển xuống phía dưới gặp khối không khí nóng đối lưu thổi bốc lên cao gặp lạnh rồi lại chuyển xuống tích tụ thêm nuớc bay lên cao.... Chu trình cứ như vậy cho đến khi hạt nước đủ nặng không bị bay lên nữa thì rơi xuống tạo thành cơn mưa. Mùa lạnh không có các dòng đối lưu mạnh để làm chu trình hạt nước lớn lên đủ gây mưa. Do vậy mùa lạnh ít mưa hơn mùa nóng. - (Anh Tuấn)

Tại vì ko khí lạnh làm mây đóng băng cho nên ko mưa được - (zhongchengpei)

Bạn nói vậy nghĩa là không khí lạnh không có ẩm ạ? Vì sao? - (Hồ Đình Dũng)

Không khí lạnh từ lục địa thổi ra biển nên độ ẩm thấp, ít mưa. - (Hoang)

Do gió và do độ ẩm không khí mà gió đem tới. - (ks.viethanh)

dung vay - (thong0910)

Que toi mua dong mua lien tuc 3 thang do thoi - (huy)

trời lạnh thì ông trời ngại đi tắm bạn ạ :) - (Nhàn Nhăn Nheo)

Trơì sinh ra thế! ! ! - (Bôp)

Các bạn để ý khi kkl di chuyển xuống phía nam thì thời kỳ kkl bắt đầu ảnh hưởng khi đó có sự giao tranh giữa 2 đến 3 khối khí khác nhau khi đó sẽ cho mưa khác nhau. Tùy sự gaotranh từng thời kỳ khác nhau sẽ cho loại mây và mưa khác. Khi 1 khu vực nằm trong 1 khối khí ổn định sẽ hết mưa và thời tiết khu vực đó sẽ mang bản chất của khối khí đó. - (nguyễn sỹ thoại)

Ở Úc trời càng lạnh thì mưa càng nhiều. - (PT)

khí lạnh thổi từ lục địa sang lục địa thì khô, còn thổi từ biển vào lục địa sẽ mang theo hơi nước không mưa, nên tùy vào vị trí và hướng gió sẽ mang theo nhiều hay ít khí ẩm gây mưa - (dat)

Mưa thì cần có các yếu tố như: Trời tụ mây, có sấm chớp, có gió, ... mà các yếu tố này lại không xuất hiện khi thời tiết lạnh bạn à. - (NGUYỄN CAO MINH)

Bạn hãy đến Huế sống 1 năm đi. Vừa lạnh vừa mưa 3 tháng luôn. Chắc quê bạn Huy ở Huế. - (ngocle)

Tui sống ở xứ lạnh đã hơn 20 năm. Câu hỏi đúng theo tui phải là "khi trời sắp mưa (nhiều mây) thì bớt lạnh" bởi vì mây giống như 1 cái áo choàng, giữ cho nhiệt độ trái đất không bị giảm xuống thấp. Cũng đúng khi trời có tuyết rơi thì không lạnh như khi trời quang đãng. - (Hoang)

chắc k vậy?ở nc ngoài trời - độ vẫn mưa cả tuần đó - (ngọc ngáo)

trời lạnh không đủ gây áp thấp nhiệt đới, lượng hơi nước trong không khí chưa đủ để ngưng tụ thành mây để gây mưa thôi - (hoang)

máy bạn oi cho minh hoi ...tóc mọc từ ngọn hay từ chân tóc - (salasa)

vì trong ko khí co hơi nước khi gặp gio ta cảm thay lạnh do ban! nhưng có một truờng hợp ko khí mang hơi am nen ta dâu cảm tháy lạnh. - (Cuongero)

Trời lạnh vẫn mưa nhiều nhưng mua không lớn như mùa nóng. Vùng đông bắc bộ mưa cả tháng trời nè - (đàm nồng)

Trời lạnh thì mặt nước đóng băng,khi đó rồng của long vương không bay lên trời để mà phun nước được - (zzz)

Không cần giải thích nếu thông minh thật sự thì chỉ cần nhớ sự kì lạ đó có chú thích ở sgk khoa học lớp 5 là biết...^_^ - (Kieuoanh)

Troi lanh ma mua thi het nc a, de mua he mua moi mat chu - (tien)

Ý kiến của bạn - (Hiro Hoàng Trần)

Giải thích đơn giản nhất như thế này. Mưa được tạo ra khi một luồng không khí lạnh và nóng va chạm nhau (hiểu theo cách cơ bản nhất thôi nhé). Vì vậy bạn sẽ thấy khi không khí lạnh tràn về, ban đầu bao giờ cũng có mưa, vì luồng không khí lạnh này tiếp xúc với không khí nóng đã sẵn có ở nơi đó. Nếu luồng không khí lạnh này mạnh hơn, nó sẽ đẩy lùi luồng khí nóng ra xa. Và khi lùô,g khí lạnh này đã bao trùm, sẽ khó có mưa bởi trong khu vực này không có luồng khí nóng để va chạm - (Ant)

Ôi toàn là những chuyên gia về khí tượng - (hieu nguyen)

miền bắc có hai mùa;mùa mưa và mùa đông, khi vào đầu mùa đông thì không khí đi qua lục đia trung quốc mang tính chất lạnh khô, nữa hay cuối mùa đông thì lạnh và ẩm khi đi qua biển vì nó mang tính chất của biển nên nó điều hòa hơn chỉ lạnh ẩm và có mưa phùn. đó là nguyên nhân - (Trần Bảo)

Mình ở ngoài Bắc cả tháng nay vừa lạnh lại vừa mưa, thật là khủng khiếp, theo dự báo thời tiết thì không khí lạnh đi qua vịnh Bắc bộ mang theo hơi nước nên gây mưa, khi tiếp súc với khí nóng có thể còn gây ra mưa đá. - (dung)

do khí hậu thay đổi theo mùa thôi - (Trần Bảo)

Độ bão hoà hơi nước trong không khí phụ thuộc nhiệt độ.
Khi luồng khí lạnh khô va vào luồng khí nóng ẫm sẽ kích thích ngưng tụ tạo mưa. Khi không khí lạnh từ lục địa chiếm ưu thế thì mưa dứt. - (Dương Quốc Trạng)

nhiệt độ tăng (t%) dẫn đến hơi nước từ mặt đất bốc hơi nhiều hơn, khi lên cao t% lại giảm dần dẫn đến sự bão hòa hơi nước trên cao khi vượt quá thì gây ra mưa, t% thì sẽ khiến lượng hơi nước từ mặt đất bốc hơi rất ít thêm vào t% lại dẫn cho hơi nước không thể bay lên khi đạt lượng nhất định thì sẽ có hiện tượng sương mù, mà t% thấp khiến cho hơi nước không thể bay lên cao nhiều giống như việc co dãn về nhiệt vậy. - (Phong Thanh)

0