Tại sao đá lại nổi lên mặt nước? - Câu hỏi hay
Khi thả những viên đá lạnh vào trong một cốc nước thì thấy chúng nổi lên trên miệng cốc. Vì sao vậy? Xin cảm ơn. ...
Khi thả những viên đá lạnh vào trong một cốc nước thì thấy chúng nổi lên trên miệng cốc. Vì sao vậy? Xin cảm ơn.
Nước có tỷ trọng (khối lượng riêng) bình thường là 1 g/cm³ nhưng khi bị làm lạnh, đông đá thì phân tử phải tách ra để tạo thành tinh thể lục giác mở(tinh thể của tuyết). Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng nên đá lạnh nổi trong nước. - (Mỹ Vân)
Vì nó sợ bị chết đuối đó bạn ôi. - (Thien Le)
Tỉ trọng của nước đá thấp hơn của nước, hay nói đơn giản 1m khối nước đá sẽ nhẹ hơn 1m khối nước. Vì vậy khi cho đá lạnh vào nước đá thì chúng sẽ nổi lên trên vì "nhẹ hơn"
Có một thí nghiệm khá hay: khi bạn cho một chai nước đầy vào tủ lạnh, sau nửa ngày mở ra thì chai nước bị vỡ vì khi nước hóa thành nước đá thì thể tích sẽ tăng => làm vỡ cốc :) - (overlordbom)
"Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng."(wikipedia) - (Trần Gia Lạc)
Cấu trúc mạng tinh thể của nước khá đặc biệt khiến khối lượng riêng cũng có quy luật phức tạp. Khi giảm nhiệt độ thì nước co lại làm cho khối lượng riêng tăng lên. Nhưng khi giảm tới 4 độ C thì khối lượng riêng đạt giá trị lớn nhất. Nếu tiếp tục giảm nhiệt độ thì khối lượng riêng lại có xu hướng giảm do khi đông lạnh các phân tử sắp theo đường thẳng làm cho thể tích tăng lên. Vì vậy nước đá sẽ có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thường một chút. - (Xuyên)
Đơn giản vì khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước thường. Khối lượng riêng D = m/V, mà khi đóng băng nước sẽ nở ra khiến V tăng => D nước đá giảm và nhỏ hơn D của nước thường => đá nổi lên trên mặt nước. Thân ái. - (Lê Trung Tiến)
Vì khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thường, bạn có thể tham khảo thêm ở sách vật lý lớp 7. - (trivial)
Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidrô, đây là loại liên kết yếu. Khi ở trạng thái lỏng các phân tử nước luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên các liên kết này liên tục hình thành rồi lại bị bẻ gẫy, vì vậy các phân tử nước có xu hướng nằm gằn nhau hơn. Khi ở trạng thái rắn (nước đá) thì các phân tử nước không còn chuyện động được nữa nên các liên kết này k bị bẻ gẫy mà giúp cố định các phân tử nước tạo dạng tinh thể nên nước đá trở nên xốp hơn. Vì vậy nước đá nổi trên nước lỏng. Đây cũng là lí do khi làm nước đá ta đổ vơi nhưng khi thành đá lại đầy lên đó. - (binhan)
Khi lạnh đến mức độ nào đó, nước sẽ nở ra bởi vì khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước đá lớn hơn so với nước lòng. Vì vậy, nước đá sẽ nhẹ hơn và nổi lên trên. - (wana)
Vì khối lượng riêng của nước đá là 900kg/m3 nhỏ hơn nước là 1000kg/m3 nên đá lạnh thường nổi lên trên mặt nước. - (Hoàng Sơn)
Vì lúc đó nước ở dạng rắn và nhẹ hơn nước ở dạng lỏng, không khí bên trong nước ở thể rắn không được giải phóng khỏi mạng tinh thể nên nó như một "cái phao" - (kery ba)
Như bạn đã biết đá lạnh là do nước ở thể rắn, nhưng tại sao khi thả vào cốc nước những cục nước rắn này lại nổi được, đơn giản vì nó nhẹ hơn nước lỏng đó bạn.
ở thể lỏng các phân tử nước sắp xếp hỗn độn với nhau, khi lạnh hơn chúng đông đặc thành thể rắn với cấu trúc tứ diện mỗi đỉnh và trung tâm tứ diện là 1 phân tử nước khiến giữa chúng có phần thể tích rỗng => cùng 1 lượng nước nhưng nước rắn sẽ có V (thể tích) lớn hơn.
Và theo D=m/V thì nước rắn có khối lượng riêng nhỏ hơn nước lỏng.
vậy đây là câu trả lời cho bạn :)
Thân - (Phi Ngô Xuân)
Cái này đơn giản thôi. Khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng nên đá nổi trong nước thôi. - (Vũ Văn Thế)
Nước có một tính chất đặt biệt, đó là khi nóng lên ở trên 4 độ C, thể tích nước sẽ tăng lên, còn khi nóng lên từ 0 đến 4 độ C, thể tích nước sẽ giảm đi. Nói như vậy có nghĩa là nước ở 4 độ C có khối lượng riêng lớn nhất, có nghĩa là nó "nặng" nhất. Viên đá lạnh ở 0 độ C, nó nhẹ hơn nước ở 4 độ C nên nó nổi ở trên. Cũng nhờ tính chất này mà ở xứ lạnh, vào mùa đông, nước bị đóng băng ở trên bề mặt, còn bên dưới vẫn ở thể lỏng, nhờ đó mà cá và các sinh vật thủy sinh có thể sống sót. - (Nguyễn Văn Quí)
Chìm thì ko ai nhìn thấy, mình cũng muốn nổi huống gì là đá :-) - (Banana)
Nước khi đông thành đá có thể tích lớn hơn nước ở cùng một đơn vị khối lượng. Xét một vật năng hay nhẹ , nổi hay chìm ta dựa vào công thức: D = khối lượng / thể tích. Nếu D lớn hơn D của nước vật đó sẽ chìm , nếu D nhỏ hơn D của nước vật đo sẽ nổi . Do D của đá nhỏ hơn của nước nên đá nỏi trên nước. - (Dang Quoc Thuan)
trọng lượng riêng của nước đá là 0,9167 g / cm 3 ở 0 ° C, trong khi nước có trọng lượng riêng là 0,9998 g / cm ³ ở cùng một nhiệt độ. bên cạnh đó nước đá ở thể rắng khi ngâm vào chất lỏng (ở đây là nước) thì sẽ chịu 1 lực đẩy ac-si-méc. do đó nước nổi lên là phải rồi :)) - (trọn)
Vì nó nổi lên cho ai muốn ăn đá cho rễ lấy đá khi uống nước đá, vì nếu nó chìm thì khó lấy mà. - (Hieu Dao Van)
Kiến thức vật lý lớp 7, hệ quả của định luật Archimedes: Vật sẽ nổi khi trọng lượng riêng tổng hợp của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Trọng lượng riêng của nước đá là 9200 N/ m^3 ; trọng lượng riêng của nước là 10000 N/ m^3 . Còn vì sao trọng lượng của nước đá lại nhỏ hơn của nước thì liên quan đến SỰ GIẢN NỞ ĐẶC BIỆT CỦA NƯỚC.
Khi nước nóng lên từ 0 đến 4oC, tỉ trọng của nó tăng. Nó chỉ bắt đầu giãn nở khi nhiệt độ của nó tăng vượt quá 4oC. Nghĩa là dưới 4oC, thì nhiệt độ càng giảm thì tỷ trọng càng giảm
Giải thích sự giản nở đặc biệt của nước
Tính chất khác biệt này của nước gắn liền với cấu trúc nguyên tử của nó. Các phân tử nước chỉ có thể tương tác theo một kiểu: mỗi phân tử nước chỉ có thể nhận duy nhất bốn phân tử láng giềng có tâm khi đó tạo thành một tứ diện. Tương tác này mang lại một cấu trúc dạng viền, dễ vỡ biểu hiện tính giả-kết tinh của nước. Tất nhiên, chúng ta có thể nói tới cấu trúc của nước, như với mọi chất lỏng khác, chỉ ở mức trật tự gần. Với khoảng cách tăng dần tính từ phân tử đã chọn, trật tự này sẽ chịu sự biến dạng dần dần do sự bẻ cong và sự gãy vỡ của các liên kết liên phân tử. Khi nhiệt độ tăng, liên kết giữa các phân tử bị đứt thường xuyên hơn, nên càng lúc càng có nhiều phân tử với những liên kết chưa bị chiếm giữ chứa những khoảng trống của cấu trúc tứ diện và, do đó, mức độ giả-kết tinh giảm. Cấu trúc kiểu viền của nước là một chất giả kết tinh vừa nói ở trên giải thích một cách thuyết phục sự dị thường của những tính chất vật lí của nước, nhất là tính kì lạ của sự giãn nở nhiệt của nó. Một mặt, sự tăng nhiệt độ làm tăng khoảng cách trung bình giữa các nguyên tử của một phân tử do sự tăng dao động nội phân tử, tức là phân tử hơi “phình ra” một chút. Mặt khác, sự tăng nhiệt độ làm phá vỡ cấu trúc kiểu viền của nước thành ra dẫn tới sự co cụm dày đặc hơn của các phân tử. Hiệu ứng thứ nhất (dao động) sẽ dẫn tới sự giảm tỉ trọng của nước. Đây là hiệu ứng thường gặp gây ra sự giãn nở nhiệt của các chất rắn. Hiệu ứng thứ hai, hiệu ứng phá vỡ cấu trúc, thì trái lại, nó làm tăng tỉ trọng của nước khi nóng lên. Trong lúc đun nước lên 4oC, hiệu ứng cấu trúc chiếm ưu thế và do đó tỉ trọng của nước tăng lên. Tiếp tục đun nóng thêm thì hiệu ứng dao động bắt đầu chiếm ưu thế và do đó tỉ trọng của nước giảm. - (ikid)
Khi nước được làm lạnh dưới 0 độ C thì chuyển từ thể lỏng sang thể rắn (đóng băng), thể tích sẽ tăng, khối lượng riêng giảm, trọng lượng riêng giảm nhỏ hơn của nước chưa đóng băng do đó nổi lên trên mặt nước. - (Hồng Hải)
Vì khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn nước thường. Cùng một khối lượng nhưng nước đá có thể tích lớn hơn -> khối lượng riêng = khối lượng/ thể tích nhỏ hơn nc thường.
Khi nc chuyển sang thể rắng các LK hiđro giữa các phân tử nc tăng và cố định -> các phân tử nc cách xanh hơn -> thể tích tăng. - (văn đức)
Vấn đề đá nổi lên trên miệng cốc liên quan đến trong lượng riêng của đá lạnh. Như các bạn biết, khi chúng ta cho một cốc nước vào trong tủ lạnh và để cho nó đông đá, thì viên đá được hình thành từ thường bị nhô lên trên bề mặt của cái cốc. do đó thể tích của viên đá lạnh là lớn hơn so với ban đầu. Giả định khối lượng của đá lạnh không đổi so với lượng nước ban đầu thì trọng lượng riêng của viên đá lạnh đã nhỏ hơn khối lượng riêng của cùng một lượng nước. Như vây, khi cho đá lạnh vào nước, hiển nhiên, đá lạnh nổi lên trên miệng cốc.
Mình hy vọng cách giải thích này thỏa mãn được câu hỏi của bạn.
- (Hoàng Quốc Vương)
Vì khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn nước.
Khi nước bị làm lạnh từ 4 độ c trở đi sẽ nở ra, nên bạn thây ly làm đá trong tủ lạnh hay bị bubg đáy. Cùng 1 khối lượng mà thể tích lớn hơn nên khối lượng riêng nhỏ hơn :) - (Minh Rạng)
Đơn giản là khi nước ở trạng thái rắn( nước đá) nở ra cho nên có trọng lượng riêng nhẹ hơn nước ở trạng thái lỏng như vậy nước đá nổi trên miệng cốc là chuyện đương nhiên hihihi.... - (tuấn)
Tôi xin lý giải vấn đề quan trọng nhất: Tại sao trọng lượng riêng của nước đá lại nhỏ hơn nước (trong khi bình thường càng nóng càng dãn nở).
Thứ nhất, quy tắc càng nóng càng nở chỉ áp dụng với 1 dạng vật chất nhất định (rắn, lỏng, khí), không áp dụng cho lúc chuyển giao, vì phải cùng 1 dạng cấu trúc.
Thứ hai, nước đá tức nhiệt độ thấp hơn => sắp xếp theo trật tự thay vì tự do như nước. Do cấu trúc hóa học tạo nên cách sắp xếp mạng không gian của nó (mỗi H2O tạo 4 liên kết hidro (2 H nối sang 2 O của H2O khác; O nối với 2 H của 2 H2O khác)). Dẫn đến một mạng không gian rỗng hơn so với nước bình thường.
Ví dụ nôm na dễ hiểu là thế này: bình thường càng trật tự càng thu nhỏ, nhưng giờ trật tự lại yêu cầu theo luật đặc biệt nên lại to hơn; giống như một đống tăm vứt lung tung sẽ tốn ít diện tích hơn đống tăm đó xếp thành mạng lưới các hình tam giác đều(mỗi giao điểm có 6 đầu tăm chụm lại, tỏa đều).
P/s: mình là hs chuyên hóa trường chuyên nhé, các bạn có thể tin tưởng mình. - (Học sinh chuyên)
là tại vì trong nước đá có không khí. Các bọt khí li ti này bị giữ lại bên trong khi quá trình đông lạnh nước đá diễn ra từ từ. Chúng nhỏ và khó nhìn thấy bằng mắt thường. Chính các bọt khí này làm cho tổng thể cục nước đá giống như 1 cái phao được bơm vừa đủ để cục nước đá không bị chìm. - (xia ba chao)
Khối lượng riêng của nước đá là D1=920kg/m3 và của nước là D2=1000kg/m3 - (Nguyễn Thành Lê)
Khi nước đóng băng (thành đá), thể tích nó lớn hơn trạng thái nước ban đầu, vì vậy trọng lượng nó nhẹ hơn nước (tính trên cùng đơn vị thể tích) nên nó nổi lên trên nước. - (Hoàng Bắc PP)
Khi nước đông cứng lại, thì thù hình của nước sẽ là dạng mà tinh thể. Khoảng cách mỗi tinh thể nước khi đông cứng lớn hơn khoảng cách mỗi tinh thể nước ở thể lỏng. Nên khối lượng riêng của nước đá sẽ nhỏ hơn khối lượng riêng của nước khi ở thể lỏng, dẫn đến nước đá sẽ nổi lên trên. - (dinhhieu87)
1 lít nước có thể tích = 1 lít,khi bị làm lạnh thành đá sẽ có thể tích >1lít --> khối lượng riêng của nước đá(ice)sẽ nhỏ hơn klượng riêng của nước(H2O)-->những viên đá sẽ nổi trên nước. - (maxim)
Don gian thoi.Vi khoi luong rieng cua Da nho hon khoi luong rieng cua nuoc - (hoanganh)
vì nước nặng nhất ở 4 độ C. khi bỏ đá vào thì khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng nước trong cốc do đó nó nổi thôi - (Nam)
Nước là một hợp chất vô cùng đặc biệt vì nước có thề ở ba dạng (rắn, lỏng, khí) và có ba khối lượng riêng cho từng dạng. Vì nước ở thể rắn có khối lượng riêng nhẹ hơn ở thể lỏng nên khi bỏ đá vào ly nước thì đá nổi lên trên cũng giống như khi đổ dầu ăn vào nước thì dầu ăn sẽ ở trên vì khối lượng riêng của dầu ăn nhẹ hơn khối lượng riêng của nước ở dạng lỏng. - (Phuc H. Nguyen)
nước khi đóng băng thì thể tích sẽ tăng lên,dẫn đến khối lượng riêng giảm,vì thế nước đá sẽ có khối lượng riêng nhỏ hơn nước trong điều kiện bình thường,dẫn đến đá nổi trên nước :) - (Gemini Pianist)
Một chất nổi nếu nó ít dày đặc, hoặc có ít khối lượng trên đơn vị thể tích, hơn các thành phần khác trong hỗn hợp. Ví dụ, nếu bạn quăng một số ít các tảng đá vào một xô nước, đá, đó là dày đặc so với các nước, sẽ chìm. Các nước, đó là nhẹ hơn các loại đá, sẽ nổi. Về cơ bản, đá đẩy nước ra khỏi con đường, hoặc thay nó. Cho một đối tượng để có thể làm nổi, nó có làm dịch chuyển trọng lượng của chất lỏng bằng trọng lượng của chính nó.
Nước đạt đến mật độ tối đa của nó ở 4 ° C (40 ° F). Khi nó nguội đi xa hơn và đóng băng vào đá, nó thực sự trở nên ít dày đặc. Mặt khác, hầu hết các chất là dày đặc nhất ở thể rắn (đông lạnh) nhà nước của họ hơn so với ở trạng thái lỏng của họ. Nước là khác nhau, vì liên kết hydro.
Một phân tử nước được làm từ một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro, tham gia mạnh mẽ với nhau với liên kết hóa trị . Các phân tử nước cũng đang thu hút với nhau bằng liên kết hóa học yếu hơn (liên kết hydro) giữa các nguyên tử hydro tích điện dương và các nguyên tử oxy tiêu cực-tính của các phân tử nước láng giềng. Như nước lạnh dưới 4 ° C, các liên kết hydro điều chỉnh để giữ các nguyên tử oxy mang điện tích âm ngoài. Điều này tạo ra một mạng tinh thể, mà thường được gọi là "đá".
Băng nổi bởi vì nó là khoảng 9% ít đậm đặc bằng nước. Nói cách khác, băng chiếm nhiều không gian hơn khoảng 9% so với nước, do đó, một lít nước đá nặng ít hơn một lít nước. Nước nặng chiếm chỗ băng nhẹ hơn, vì vậy băng nổi lên trên. Một hệ quả của việc này là hồ và sông đóng băng từ trên xuống dưới, cho phép cá để tồn tại ngay cả khi bề mặt của một hồ nước đã đóng băng. Nếu băng chìm, nước sẽ được di dời từ đầu và tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hơn, buộc các sông, hồ để điền vào với nước đá và đông cứng. - (Ngoc Hoang)
Nước đá khác với vật chất khác là khi lạnh nước đá sẽ giãn nở - (ninh bình)
Khi nước đông thành đá thì thể tích của nó tăng lên (nở ra) ---> khối lượng riêng nhẹ hơn nước (ở dạng lỏng) ---> nước đá nổi trên mặt nước. - (pham quocthien)
Chào bạn Hoàng Nam!
Mình thì không giải thích câu hỏi của bạn, mình chỉ cảm ơn câu hỏi của bạn thôi. Nhờ có câu hỏi của bạn mà mình tìm hiểu được rất nhiều thứ về lực đẩy Archimedes, sự liên kết của các phân tử trong nước khi ở hai trạng thái rắn và lỏng. Đi xa hơn chút nửa là tại sao lạ có tảng băng chìm và tảng băng nổi?
Rất cảm ơn Bạn nhé! Chúc bạn vui - (hung.itathome@gmail.com)
Giải thích nước đá nhẹ hơn do khối lượng riêng cũng đc, nhưng người ta vẫn ko hiểu tại sao dau . Đơn giản nhất là theo phân tích đẳng nhiệt của Paulmariot PV/t =P1V1/T1. Nhiệt độ giảm thì áp suất nên vật cũng giảm, vậy nên nước đá lạnh hơn thì áp suất nên nó nhẹ hơn. Vay nen da lanh noi. - (Tuanleanh)
Vì bạn hỏi nước đá ở trong cốc mà không nói đến những tảng băng nổi trên mặt hồ hay mặt biển nên điều này chỉ đơn giản là khi ống hút ra đời thì nước đá phải nổi lên miệng cốc....... - (Quoc Uy Nguyen)
nguy vậy, cái gì nhẹ thì nổi - (ngu nhi)
ngoài việc đồng ý với cách giải thích của mọi người, tôi xin đưa ra thêm một phần nguyên nhân sau:
Các bạn đã thấy tên lửa bay được là nhờ lực đẩy từ phía sau. khi đá ngâm vào nước, tất nhiên là nhiệt đọ của đá thấp hơn nước do vậy đá tan chảy từng phần trên bề mặt ngoài. Do đó hiển nhiên tạo thành một lực đẩy góp phần làm cho đá nổi lên. - (nguyenduong)
Nước được tạo thành bởi 1 nguyên tử oxy liên kết với 2 nguyên tử hiđro bằng liên kết cộng hóa trị và liên kết này bị kéo lệch về phía nguyên tử oxy khiến cho nước bị phân cực (mang điện dương ở khu vực gần nguyên tử hiđro và mang điện âm ở khu vực gần nguyên tử oxy).Chú ý liên kết này tạo thành một góc 104 độ 5 phút. Chính vì vậy nước có khả năng liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện (liên kết hiđro) giữa O của phân tử này với H của phân tử kia. Nếu 2 nguyên tử này liên kết nằm trên 1 đường thẳng thì lực liên kết là mạnh nhất, còn nếu ko thẳng hàng thì liên kết vẫn tồn tại nhưng với lực yếu hơn.
Trong nước đá, các liên kết đều ở trạng thái bền nhất, tức lực liên kết phải là mạnh nhất, chính vì vậy các phân tử nước trong nước đá phải liên kết với nhau theo một cấu trúc mạng nhất định, khác với nước lỏng: các phân tử nước liên kết với nhau một cách tự do. Do đó, ở thể lỏng, số phân tử nước trong một đơn vị thể tích là nhiều hơn so với ở thể rắn. Điều này khiến cho nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Vậy là nước đá sẽ nổi trên nước lỏng. - (Hana- Cảo Sủi)
Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng. Do đó "nước đá" nặng hơn "đá" và như thế đá sẽ nổi lên trên - (cuongdonan.ckbk)
Khối lượng riêng của nó nhỏ hơn nước nên nó nổi lên 899g so với gần bằng 1000g của nước. - (TTTran)
vì tỉ trọng nước đá nhỏ hơn nước ( khi đông đặc nước nở ra ). - (Thu Vo)
Vì trọng lượng triêng của Nuớc đá thấp hơn trọng lượng riêng của nước trong ly! - (Vu Thanh)
nước khi lạnh giãn nở ra, khối lượng riêng sẽ nhỏ hơn nước nên nổi lên thôi. khối lượng riêng của nước là 1 (1m3 = 1000 kg). Chất nào khối lượng riêng nặng hơn nuớc sẽ chìm, nhẹ hơn sẽ nổi. - (Nguyễn Thanh Phong)
Nước lạnh hòa tan nhiều không khí hơn nước thường, tỷ trọng nhẹ hơn nên nổi trên mặt nước - (thichtat)
Vì bên trong co các hạt khí rỗng nên nổi chứ sao nữa? Thế mà cũng hỏi được tôi chịu thua rồi đó. - (nongdinhhuan)
trọng lượng riêng của nước nặng nhất là ở 4 độ C, tùy vào nhiệt độ của nước mà đá có nổi hay chìm. Nếu bỏ đá vào nước lạnh thì đá sẽ nổi, còn nước ấm dần thì đá cũng chìm dần - (lequangdien)
Trọng lượng riêng của đá nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước => đá nổi trên mặt nước. - (T.Minh)
vì khi đông lại nước sẽ giãn nở về thể tích, do đó khối lượng riêng viên đá < khối lượng riêng của nước nên đá sẽ nổi lên. - (Minh Nghĩa)
đơn giản thoi vì trong đá vẫn có bọt khí hoặc khỏng trống trong quá trình đông cứng, - (bui tuan)
Vì có rót bia đầy thì vớt đá bỏ ra đỡ trào bia phí tiền đó bạn.Chúc bạn cuối ngày nhiều niềm vui.Đi làm cốc bia đây..:) - (HoangDai)
Nước có tính chất đặc biệt là từ 4 độ C trở xuống thể tích tăng lên (không tin thì bạn có thể cho nước thật đầy vào chai nhựa rồi tong vào ngăn đá tủ lạnh mà xem nó căng ra). Do vậy, khối lượng riêng của đá sẽ thấp hơn nước ở điều kiện bình thường nên nó nổi lên thôi - (Tra Levan)
Nước có thuộc tính đặc biệt , dưới 4 độ C thì trọng lượng riêng giảm theo chiều giảm nhiệt độ vì thế đá lạnh có trọng lượng riêng bé hơn nước nên nổi lên Bạn ah ! - (bui phuoc)
don gian la ty trong cua da nhe hon thoi! - (dongnlk42.2002)
Vì khối lượng những viên đá ít hơn so với khối lượng nước trong ly - (Thang Hoang)
Nước đông đá thì thể tích giãn nở ra so với khi ở trạng thái lỏng, do vậy trọng lượng riêng của nước đá nhỏ hơn của nước. Theo định luật về lực đẩy archimedes, nó sẽ nổi! - (Cuben)
Khi nước đông thành đá thì khối lượng riêng của nó nhẹ hơn nước - (thanh)
Cấu trúc mạng tinh thể của nước đặc biệt khiến khối lượng riêng cũng không theo quy luật tự nhiên. Khi giảm nhiệt độ thì nước co lại, khối lượng riêng tăng lên. Nhưng khi giảm tới 4 độ C thì khối lượng riêng sẽ đạt giá trị lớn nhất. Lúc này nếu tiếp tục giảm nhiệt độ - (Xuyên)
đơn giản trong đá có bọt khí.... - (Nguyên Bảo)
nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn của nước nên nó nổi lên trên bạn ạ. - (Obi)
Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng - (Trần Trung Hiếu)
đá nhẹ hơn thì nổi lên, có thế thôi mà cũng hỏi - (hoangha072011)
quá đơn giản, vì tỷ trọng của đá lạnh nhỏ hơn tỷ trọng của nước do đó đá nổi lên. - (Nguyễn Bình)
Đá nổi là do khi tạo thành tinh thể đá, nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. - (Hannt)
Khi nước đông thành đá thì thể tích cho cùng một khối lượng tăng lên, nên tỉ trọng trở nên nhỏ hơn cùng một khối lượng nước trước khi đông, nên nổi. - (ROCKYLE)
Đá nổi trên mặt nước là do khối lượng riêng của đá nhỏ hơn của nước. - (PHONG)
Trong khi các vật chất khác lạnh thì co lại nhưng với nước thì lạnh lại nở ra. Bạn cứ cho nước vào chai rồi đánh dấu sau đó cho vào ngăn đá sẽ thấy mặt đóng đá cao hơn vạch đánh dấu của bạn. Như vậy tỉ khối của đá lạnh là nhỏ hơn tỉ khối của nước nên đá lạnh nổi trên mặt nước. - (Mectu)
Khối lượng riêng của đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước nên chúng nổi lên trên thôi.Kiến thức cơ bản vật lý lớp 8 đấy ! - (Microsoftvn)
Nó nằm lơ lửng chứ không nổi. nước nặng nhất ở 4 độ c - (duchuu2000)
Nước đông lại thì nở ra, thể tích tăng lên, nên tỷ trọng giảm, do đó nhẹ hơn nước vì thế đă lạnh nổi trong nước. - (Nguyen Ngoc Dung)
Khi nước được làm lạnh thì các phân tử trong nước sẽ bị giãn ra làm cho tỉ khối riêng của nước đá nhẹ hơn nước lỏng. Nên nước đá sẽ nổi trên nước lỏng. Nước đặc biệt hơn các chất khác là khi lạnh nó sẽ giãn ra chứ không co lại. - (H.Duy)
Cấu trúc của nước đá theo hình tam giác, cấu trúc nước hình thẳng nên khối lượng riêng nước nặng hơn nước đá - (Uyen)
vì khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn nước, do đó lực đẩy acsimet sẽ lớn hơn trọng lực của viên nước đá nên viên đã sẽ nổi - (Trần Đại Nghĩa)
Nước đá nổi được trên nước là bởi vì nói có tỷ trọng thấp hơn. Điều đó có nghĩa là một khối nước đá nhẹ hơn một khối nước có cùng thể tích. Tỷ trọng này nhẹ hơn không nhiều lắm. Chính vì thế nước đá nổi nhưng lại vẫn chìm một nửa trong nước.
Khi nước bị đông lạnh để chuyển thành đá, các phân tử nước sắp thẳng theo các hàng. Lúc đó chúng nằm hơi cách xa nhau một chút, làm tăng thể tích của chúng lên đôi chút. Vì trọng lượng của nước khi đông đặc không đổi, nên tuỷ trọng giảm xuống.
Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau rất mạnh. Đến nỗi khi tăng thể tích để chuyển thành băng, nước có thể phá vỡ chiếc cốc chứa nó. Chính vì thế các hệ thống ống dẫn có thể bị phá vỡ về mùa đông, khi trời vô cùng lạnh giá - (xuanbac3008)
Nước là chất lỏng duy nhất khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thì thể tích tăng lên nghĩa là khối lượng riêng nhỏ đi. Đơn giản là 1m3 đá lạnh thì nhẹ hơn 1m3 nước. Nên khi cho đá lạnh vào nước thì đá sẽ nổi lên - (Nguyễn Minh Đức)
Vi trong luong rieng cua da nhe hon nuoc, nen noi tren nuoc - (thanh)
Vì đá là nước ở nhiệt độ đông,và vì trong đá có bọt không khí nên sẽ nổi lên. - (Tư Lúa)
Xem lại sách vật lý phổ thông thôi - (vinhnguyen)
Khối lượng riêng của nước đá là D1=920kg/m3 và của nước là D2=1000kg/m3.Do nhỏ hơn nên đá nổi lên mặt nước. - (Quoc Hieu Vu)
vì trọng lượng riêng của nước đá nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước dưới dạng lỏng bạn nhé - (tin1002@gmail.com)
Các phép đo chính xác cho thấy cứ 100 cm3 nước khi đông đặc ở 0oC sẽ cho 109 cm3 nước đá. Như vậy, khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thì thể tích tăng lên thông thường thêm 9%. Do đó khối lượng riêng của nước đá sẽ nhẹ hơn nước ở dạng lỏng nên sẽ nổi lên mặt nước. - (De Trace)
Tại vì nước đá nhẹ hơn. Hết. - (CAO)
bắt đầu từ 4độ C trở xuống nước bắt đầu nở ra do đó khối lương riêng cửa nước đá nhẹ hơn nước lỏng lên đá viên lạnh sẽ nổi lên trên nước - (dungthanh)
Nguyên lý sức đẩy acsimet :) - (congtygovinhyen)
Đơn giản vì khối lượng riêng của đá nhẹ hơn nước - (hue)
Don gian. Vi ty trong cua da lanh thap hon nuoc. - (pho)
Khi giảm nhiệt độ, động năng của các phân tử nước giảm dần, các phân tử bị kéo về gần nhau hơn một chút. Tỷ khối của nước tăng dần khi làm lạnh. Max là ở 3,98 độ C với d=1, đến nhiệt độ này động năng không còn đủ để giữ các phân tử nước chuyển động tự do, các phân tử nước phải xắp xếp trật tự hơn, càng trật tự khi làm lạnh thêm, lúc này lực Van de Waals và liên kết Hidro đòi hỏi phân tử nước phải ở một khoảng cách thích hợp hơn, chúng giãn ra một chút làm tỷ khối lại giảm đi. Đến khi trở thành nước đá các phân tử nước hình thành mạng tinh thể phân tử, mỗi phân tử nước ở một nút mạng, hai lực trên đóng vai trò lực liên kết. Khi đó tỷ khối của nước đá (d=0,917) là nhỏ hơn tỷ khối nước ở 20 độ C (d=0.998). Nước đá nổi trên mặt nước. - (Hằng Bếu)
Vì trọng lượng riêng của đá nhẹ hơn nước - (cường ngô)
Nước đá có cấu trúc dạng tinh thể, các phân tử cách xa nhau hơn (nói cách khác nuớc ở dạng tinh thể có nhiều khoảng trống hơn ở thể lỏng). Do đó trọng lượng riêng sẽ nhỏ hơn nước lỏng (do thể tích nước đá lớn hơn) - (Thinh)
Vi Nuoc da co Khoi luong rieng nho hon Nuoc - (Hiep)
vì đá nhẹ hơn nước - (phongvan873)
Khi nước đóng băng thành đá thì các phân tử nước xếp thành mạng tinh thể phân tử tứ diện, làm tăng thể tích nước đá, dẫn đến việc giảm khối lượng riêng của cục nước đá đó (m= D.V). Nên đá nổi lên trên là vậy - (Nguyen Huan Pham)
Theo mình biết ! Nước ( H2O) Khác vs các chất khác ở chỗ nếu ở nhiệt độ từ 0 -> 4 độ thì nó sẽ nở ra ! từ đó ta thấy trọng lượng của nó không tăng nhưng thể tích của nó tăng lên ! vậy Trọng Lượng riêng của nó sẽ giãm và tất nhiên lúc này TL.Riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước ( LỰC ĐẨY ÁCIMET) vậy nó nổi lên là hiển nhiên ! ( Vật lý lớp 7-8) - (Kim Quang Tran)
Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng - (Rum Ba)
Khi đóng băng liên kết giữa các tinh thể nước giản ra (nên thể tích tăng lên) làm khối lượng riêng giảm. Vì vậy nước đá nỗi trên nước thông thường (Khối lượng riêng =1) - (Tín_SG)
Vi khoi luong rieng cua nuoc da nho hon khoi luong rieng cua nuoc. - (Dung Huynh)
Bác nhìn nhầm rồi, do nước chìm xuống dưới đáy cốc, không phải đá nổi lên trên miệng cốc đâu. - (Sink Ice)
Vì nó không chìm - (To Van Nhan)
Vì khối lượng riêng nước đá nhỏ hơn nước. Nước là một chất rất đặc biệt, các chất khác ở thể rắn luôn nặng (KLR lớn hơn) ở thể lỏng, nhưng nước ở 4 độ C là nặng nhất, nước đá hay nước ở nhiệt độ cao hơn 4 độ C đều nhẹ hơn nước ở 4 độ C, trong đó nước đá nhẹ hơn nước ở nđộ thông thường - (aa)
theo như mình biết thì đặc tính của nước khác với các chất khác.các chất rắn khi nhiệt độ giảm đi thì sẽ co lại.nhưng nước khi đóng băng thành đá thì sẽ nở ra.bạn cứ thử thí nghiệm trong tủ đá mà xem.1 khay nước đổ vơi khi đóng băng sẽ nở phồng ra.chính vì thế 1 cân nước (1 lít) sẽ có thể tích nhỏ hơn 1 cân nước đá dẫn đến trọng lượng riêng của nước đá nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.chính vì thế nước đá sẽ nổi trên nước. - (quangvinh)
vì đá nhẹ hơn nước! - (Nguyễn Thanh Hoàng)
đá nổi trên mặt nước bởi vì trọng lượng riêng của nước nặng nhất ở 4 độ C, nên trọng lượng riêng của đá nặng hơn nước nên nó nổi - (fi)
Vì trọng lượng riêng của nước đá nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. - (lien)
Cái này đơn giản mà bạn, khối lượng riêng của đá lạnh nhỏ hơn nước, do vậy nó sẽ nổi lên. - (Nguyễn Đình Tĩnh)
khi nước kết tinh, các phân tử nước kết hợp với nhau duới dạng mạng lưới bền vững, bên trong các mạng lưới này là không khí, làm giảm tỉ trọng. Đó cũng là lý do thể tích nước khi đóng băng cao hơn thể tích nước ở trạng thái bình thường. Do đó nước đá nổi lên trên khi bỏ vào ly nước - (Vi Vu)
Vì nước đá có tỷ trọng riêng nhỏ hơn nước.
Trong quá trình làm lạnh để hình thành nước đá từ nước, có sự thay đổi tỷ trọng xuất hiện tại nhiệt độ 4 độ C, khi đó thể tích nước tăng lớn nhất nên tỷ trọng riêng là nhỏ nhất.
Do vậy nước đá có tỷ trọng riêng nhỏ hơn nước và nổi trong nước. - (maitity)
Khi nước được làm lạnh thành đá (0oC) thì nở ra vì vậy tỷ trọng của đá giảm đi nên đá nổi trong nước. - (Duong)
vi trong qua trinh lam lanh da ngam khong khi len khi tha xuong nuoc no se noi - (nguyenkhoi7777)
Khối lượng riêng của nước đá là D1=920kg/m3 và của nước là D2=1000kg/m3. - (trankhanh.urc)
tại vì trọng lượng riêng của nước đá bé hơn trọng lượng riêng của nước - (TRINH DONG THI THUY)
nước đá thể tích lớn hơn nước dạng lỏng, nên trọng lượng riêng của nước đá lớn hơn, khi thả vào nước dạng lỏng thì sẽ nổi lên trên do lực đẩy "ẠC-SI-MEC" :D - (Tao Lao)
Vì khi đông đặc thể tích nước đá tăng lên nên trọng lượng riêng của nước đá nhẹ trọng lượng riêng của nước - (ngcongphat)
Đơn giản thôi bạn, đá lạnh bản chất cũng là nước, nhưng khi đóng băng thì tỉ trọng của đá thấp hơn nước, chất nào tỉ trọng thấp hơn thì nổi phía trên chất kia. - (DR)
nước đá nhẹ hơn nước - (latrung)
Đá có trọng lượng riêng nhỏ do độ rộng giữa các phân tử nước lớn hơn so với nước! - (Thsnh)
Nước ở 0 độ C có thể tích lớn nhất, có nghĩa là khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn, vì vậy sẽ nổi trong cốc nước - (missile1124)
Vì nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước . Khi thả đá lạnh vào trong nước thì nước sẽ tác dụng lên viên đá 1 lực đúng bằng khối lượng của phần nước bị chiếm chỗ ( Nguyên lý Archimedes) . Lực này lớn hơn trọng lượng của viên đá nên đá nổi lên :) - (Le Van)
eureka, eureka! - (nguyenngoc)
Khối lượng riêng của đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Còn tại sao khối lượng riêng của đá lại nhỏ hơn khối lượng riêng của nước vì: 1. Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Tuy nhiên với nước thì co lại nhiều nhất khi ở 4 độ C. 2. Nếu bạn để ý kỹ thì viên đá cứng ko hoàn toàn chỉ có nước mà còn có các lỗ khí. Điều đó làm khối lượng riêng của viên đá tăng lên đáng kể. - (Tien Nguyen)
vì đá nhẹ hơn nước - (hồ lê)
vi trong luong rieng cua nuoc da nho hon trong luong rieng cua nuoc nen da noi len tren - (Duyen)
Nước ở trong điều kiện lạnh, nhiệt độ giảm thì thể tích của nó lại tăng lên! Chính đặc tính này làm cho "nước đá" có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Vì vậy nước đá trong cốc nước nổi lên trên mặt nước. - (nguyễn thanh tâm)
vì Nước khi đóng băng thể tích tăng lên nên nước đá có tỷ trọng nhỏ hơn nước nên nổi. - (Phil)
Vì lực đẩy Acsimet, giống như tàu thuyền hay nổi trên nước sông/biển . - (Nguyễn Bá Thạnh)
Vì trọng lượng riêng của đá nhỏ hơn so với nước :)) - (Mc Công Lý)
Vì khối lượng riêng của đá nhỏ hơn nước. - (tranthang19.nb@gmail.com)
vì nước đóng băng có khối lượng riêng nhỏ hơn nước hoá lỏng nên nó nổi . Nước có khối lượng riêng lớn nhất là ở 4 độ C - (Vũ Hoàng)
Khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn nước ở nhiệt đô bình thường nên đá nổi trên nước.
- (An Nguyen)
Vì khi hình thành đá, nước đá có tinh thể hình kim xếp xen kẻ nhau tạo độ xốp. Đá sau khi hình thành có tỷ trọng nhỏ hơn 1 g/cm3 nghĩa là nhỏ hơn tỷ trọng của nước nên nổi lên mặt nước. Bạn hãy để ý, khi cho đá vào ca nước, thoạt đầu bạn thấy đầy nước nhưng sau khi tan hết, mực nước lại thấp hơn mực ban đầu.
Hoàng Anh, Nhà máy điện Cà Mau. - (Nguyễn Hoàng Anh)
VÌ trọng lượng riêng của nước đá thấp hơn của nước lỏng, đây là một điều đặc biệt do đặc tính của nước. Nước có trọng lượng riêng cao nhất ở 4 độ C. - (Alibaba)
Đa số các chất lỏng khi nóng thì thể tích dãn nở ra, lạnh thì co lại; tuy nhiên riêng nước thì khi lạnh hay nóng thể tích đều dãn nở (lý thuyết vật lý đã nói điều này, còn thực nghiệm thì đổ đầy nước vào cốc để đông lạnh, thì khi thành nước đá nó sẽ vun lên) Với lí do này, khối lượng riêng của nước đá sẽ nhỏ hơn nước ở trạng thái bình thường, mà vật có KLR nhỏ hơn sẽ nổi trên mặt nước. - (Hòa)
KHỐI LƯỢNG RIÊNG NƯỚC ĐÁ NHỎ HƠN NƯỚC NÊN NÓ LỔI LÊN THÔI - (TIACHOPNHO6789)
Vì khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước - (tinhnguyen)
Vì lúc đó nước ở dạng rắn và nhẹ hơn nước ở dạng lỏng, không khí bên trong nước ở thể rắn không được giải phóng khỏi mạng tinh thể nên nó như một "cái phao"
Chân con nhện nước có rất nhiều sợi tơ nhỏ li ti, nó giúp con vật không bị thấm nước và do trọng lượng con vật rất bé so với lực căng ở bề mặt nứoc nên chúng có thể nổi lên mặt nước - (changchancuucodon2005)
Bạn thân mến !
Nước có một đặc điểm khá thú vị, khác hoàn toàn với các vật chất khác mà ta từng học. Có lẽ ai cũng có thể đọc vanh vách câu này : " nóng thì nở ra, lạnh thì co vào". Điều này đúng với gần như tất cả mọi chất, trừ "nước" - H2O. Khi bị đóng băng ( tức là ở dạng đá ) nước sẽ bị "nở" ra, điều này sẽ làm cho trọng lượng riêng của đá giảm, khiến chúng nhẹ hơn nước. Vậy nên đá sẽ nổi được.
Thân ! - (Sao Chổi)
Vi khi nuoc dong thanh da thi the tich se tang len trong khi khoi luong ko doi,nen theo dinh luat acsimet thi da lanh se noi - (tho)
Trong nước luôn tồn tại các bóng khí nhỏ li ti (mắt thường không thấy được). Khi quá trình đóng đá của nước xảy ra các bóng khí nằm chèn giữa các tinh thể nước đóng đá, khiến cho thể tích của khối đá tăng lên đáng kể so với thể tích nước ban đầu khi chưa đóng đá. Thể tích lớn hơn trong khi khối lượng không thay đổi, có nghĩa là khối lượng riêng của viên đá lạnh nhỏ hơn (nhẹ hơn) của nước. Vì vậy khi cho viên đá lạnh vào cốc nước thì chúng sẽ nổi lên. - (Trung Dũng Nguyễn)
Vì khi lạnh thì nước nở ra,vậy khi thành đá trọng lượng riêng sẽ giảm đi.Vì vậy đá sẽ nổi trên mặt nước.Đề nghị bạn học lại môn vật lý. - (nam anh)
Đá lạnh thì nở ra --> theo "ác si mét" thì nổi thôi. - (Anh Tô Duy)
Nước được tạo thành bởi 1 nguyên tử oxy liên kết với 2 nguyên tử hiđro bằng liên kết cộng hóa trị và liên kết này bị kéo lệch về phía nguyên tử oxy khiến cho nước bị phân cực (mang điện dương ở khu vực gần nguyên tử hiđro và mang điện âm ở khu vực gần nguyên tử oxy).Chú ý liên kết này tạo thành một góc 104 độ 5 phút. Chính vì vậy nước có khả năng liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện (liên kết hiđro) giữa O của phân tử này với H của phân tử kia. Nếu 2 nguyên tử này liên kết nằm trên 1 đường thẳng thì lực liên kết là mạnh nhất, còn nếu ko thẳng hàng thì liên kết vẫn tồn tại nhưng với lực yếu hơn.
Trong nước đá, các liên kết đều ở trạng thái bền nhất, tức lực liên kết phải là mạnh nhất, chính vì vậy các phân tử nước trong nước đá phải liên kết với nhau theo một cấu trúc mạng nhất định, khác với nước lỏng: các phân tử nước liên kết với nhau một cách tự do. Do đó, ở thể lỏng, số phân tử nước trong một đơn vị thể tích là nhiều hơn so với ở thể rắn. Điều này khiến cho nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Vậy là nước đá sẽ nổi trên nước lỏng. - (dinhthithubinh)
Khi nhiệt độ nước giảm thì tỉ trọng của nước tăng lên. Tuy nhiên khi nhiệt độ nước xuống dưới 4 độ C thì tỉ trọng của nước lại giảm xuống. Ở nhiệt độ 0 độ C, nước đá có tỉ trọng thấp hơn tỉ trọng nước ở nhiệt độ bình thường. Vì thế nước đá nổi trên mặt nước - (Hiển)
khi nuoc dong da thi tang the tich, cung trong luong ma tang the tich nen ti trong da nho hon ti trong nuoc, nen da se noi - (hien le chi)
Vật sẽ nổi khi trọng lượng của nó nhỏ hơn trọng lượng của thể tích nước mà nó chiếm chổ; Do nước là vật chất bị giản nở khi đóng băng nên khối lượng của nước đá sẽ nhỏ hơn khối lượng nước mà nó chiếm chổ, thế nên nó nổi. - (hùng)
Nổi lên cho khỏi bị ngạt thở bạn ơi - (Đức Thắng)
đơn giản là khối lượng riêng của đá lạnh(1) nhỏ hơn nước(2). D1=900kg/m3; D2=1000kg/m3. - (Nguyen Truong Tuan Anh)
đối với nước nguyên chất, khối lượng riêng của nó sẽ lớn nhất khi ở khoảng 4 độ C, vì vậy nên khi cho cục đá vào nước, môi trường nước sẽ trở nên lạnh hơn nhưng ko thể về đến 0 độ C (tức là khối lượng riêng tăng dần), còn cục đá thì vẫn ở 0 độ và trong trạng thái đang tan, nên khối lượng riêng có thể tương đương với khối lượng riêng của nước.
và túm lại cục đá có thể nổi trong nước khi khối lượng riêng của nó tương đương với khối lượng riêng của nước là nhờ hai yếu tố kết hợp: 1. lực đẩy acsimet. 2. cục đá trong trang thái đang tan, tức là khối lượng (và trọng lượng) liên tục giảm. - (everest842004)
thể rắn co lại.... ko cần giải thích nhiều... - (Thanh Huỳnh)
Vì khối lượng riêng của viên đá nhẹ hơn khối lượng riêng của nước!!! - (Diepnguyenhong79)
mình nghĩ là do cấu trúc tinh thể nước đá có nhiều chỗ trống giữa các phân tử so với nước ở thể lỏng. dẫn đến với cùng 1 trọng lượng thì thể tích khối nước đá sẽ lớn hơn thể tích khối nước lỏng. do vậy trọng lượng riếng nước đá sẽ lớn hơn nước lỏng và khiến nó nổi trên mặt nước. - (dũng)
Rất đơn giản vì khối lượng riêng (KLR) của đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước nên đá nổi lên trên bề mặt của nước. Thường thì đá có KLR = 0.92g/cm^3 còn nước là 1g/cm^3. :) - (Luis Edi Vinh)
Tại nhiệt độ 0 độ C, nước sẽ đông lại thành đá, đồng thời thể tích tăng lên so với nước khi chưa đông. Vì thể tích đá > thể tích nước nên đá sẽ nổi lên trên nước. - (mèo)
vi da nhe hon nuoc - (chelsea fc)
ở dưới 4 độ C càng lạnh thì nước càng nở ra - (Tran ngoc hoang)
Các chất có đặc tính là nóng thì nở ra và lạnh thì co lại, nhưng nước là ngoại lệ. Nước khi bị làm lạnh thành đá lại có thể tích lớn hơn khi ở thể lỏng (đây là lý do mà các bà nội trợ khi cho nước vào cốc làm đá trong tủ lạnh sẽ thấy nó phình lên). Với cùng một khối lượng nước, nếu thể tích lớn thì khối lượng riêng (tỉ trọng) sẽ nhỏ đi. Vật có khối lượng riêng nhỏ hơn nước sẽ nổi trên bề mặt nước theo Định luật Archimedes (Acsimet). Nhưng nước không phải lúc nào cũng là "lạnh thì nở ra" đâu nhé. Cụ thể, nước có tỉ trọng cao nhất ở 4 độ C, có nghĩa là nước "nặng nhất" ở nhiệt độ này. Trên 4 độ C thì nước có tính chất giãn nở vì nhiệt giống các chất khác, tức là nóng thì nở ra. - (Thao)
Vì khối lượng riêng của nó nhẹ hơn thể tích mà nó chiếm chỗ(thể tích lượng nước mà nó chiếm)
Kh i 1 vật có khối lượng riêng (klr) lớn hơn thể tích mà nó chiếm chỗ -> nó sẽ chìm
Khi 1 vật có klr bằng thể tích mà nó chiếm chỗ -> nó sẽ lơ lửng
Khi nhỏ hơn -> nổi - (thành)
Don gian qua nen ko tra loi - (quy)
Đá nhẹ hơn nước. KLQ, nhg bạn là sự thất bại của giáo dục. - (Phong)
Do khối lượng riêng của đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước nên đá nổi trên mặt nước :D - (Hiếu)
Nếu ở cùng một áp suất là 1 atm thì khối lượng riêng của nước ở các nhiệt độ khác nhau thì cũng khác nhau, cụ thể hơn là khối lượng riêng của nước lớn nhất ở nhiệt độ 4°C. Hiện tượng viên nước đá nổi lên là vì khối lượng riêng của viên nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước xung quanh nên lực đẩy Archimedes(lực này tỉ lệ thuận với khối lượng riêng của môi trường bị viên đá chiêm chỗ, cụ thể ở đây là nước) lớn hơn trọng lượng viên đá. - (Đức Anh)
Do khối lượng riêng của Đá nhỏ hơn khối luợng riêng của Nước. Thông thường, khi nhiệt độ giảm thì khối lượng riêng tăng, riêng đối với nước thì đặc biệt hơn, bắt đầu từ 4 độ C thì khối lượng riêng sẽ giảm khi giảm nhiệt độ - (Viet)
Khi làm đông lạnh nước, đến 4 độ C trở xuống, thể tích của nước tăng lên, nên khối lượng riêng giảm xuống thấp hơn nước lỏng. Vì vậy cục nước đá nổi trên mặt nước. - (Nguyễn Nhân Sinh)
Bản chất của vấn đề là sự khác biệt về KHỐI LƯỢNG RIÊNG của nước và đá lạnh! Khối lượng riêng của nước ~1 kg/cm3, còn của đá lạnh là ~0,9kg/cm3. - (nnmchauha)
Đó là vì khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn nước bạn ạ.
Bạn có để ý rằng khi để 1 ly nước đầy vào tủ lạnh thì khi đông đá thấy rằng phần đá nhô lên cao so với miệng lý. Điều này chứng tỏ là thể tích đã tăng lên. Trong khi đó khối lượng thì lại không đổi. Vậy chắc chắn rằng khối lượng riêng nước đá đã nhỏ lại so với nước ban đầu. - (thanhtran1289)
Nước đá có nhiệt độ thấp nên áp suất thấp hơn nước nên đá bị đẩy lên trên. - (Dinh Trong Dat)
Khối lượng riêng của nước đá trong khoảng 0-4 độ C là nhỏ nhất trong các trạng thái rắn,lỏng, khí. Do đó đá cục (trong khoảng nhiệt độ đó) sẽ nổi lên mặt nước thôi - (Hoàng)
Nước khi đóng băng sẽ nở ra; nghĩa là khối lượng riêng của viên đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước trong cốc. Do đó nó nổi lên.
Minh - (Minh)
Hầu như với mọi thứ nóng thì nở ra,lạnh thi co lại,nhưng riêng đối với nước thì khi đóng đá thể tích sẽ tăng lên,làm cho trọng lượng riêng nhỏ đi,---> sẽ nổi lên. - (56XD3 -ĐHXD)
Bơi vi da nhe hon nuoc - (Pnh)
Nước khi ở thể rắn có thể tích lớn hơn thể lỏng, tức là nó nở ra. Điều này có thể thấy ở 1 cốc nước đá luôn có phần mặt lồi lên.
Do trọng lượng giữ nguyên trong khi thể tích tăng lên, suy ra trọng lượng riêng của nước đá thấp hơn nước lỏng, tức là nhẹ hơn nước lỏng. KQ là nước đá nổi lên trên. - (nnd87)
vì bạn không biết tra Google :| - (metalcrisis)
Nước đá có cấu trúc tinh thể, các phân tử cách xa nhau hơn (có nhiều khoảng trống hơn ở thể lỏng) --> trọng lượng riêng sẽ nhỏ hơn nước lỏng (do thể tích nước đá lớn hơn) ---> nổi! - (trai ngheo)
Vì nuớc là chất đặc biệt có thể ở 3 trạng thái tuỳ vào nhiệt độ (lỏng , khí , rắn) . nhưng đăc biệt ở đây là khi ở thể rắn (âm độ) thì thể tích lại tăng lên thay vì co lại như các chất khác . Chíhh vì cùng trọng lượng mà thể tích tăng lên nên khi bỏ vào nước thì sẽ bị nước đẩy lên trên (tham khảo định luật acsimet)
Bạn có để ý chung nước đá trong tủ lạnh của bạn có phần nhô cao lên không ? đây chính là phần thể tích tăng thêm của nước đá đó - (cuom)
Vì khối lượng riêng của nó nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. - (Hồng Hạnh)
Câu trả lời là một hiện tượng vật lý đơn giản mà chắc ai cũng đã từng học qua.
Khi ngập trong nước, vật nào có khối lượng riêng lớn hơn sẽ chìm xuống, và nhỏ hơn sẽ nổi lên. Nước đá chính là nước đóng băng, khi đó các phân tử nước co lại, khối lượng riêng giảm, nhỏ hơn so với khối lượng riêng ban đầu. Khi đó nước đá sẽ nhẹ hơn nước và nổi lên. - (Bửu Châu)
Theo lý thuyết thì nóng nở ra và lạnh co lại. Nhưng khi làm đá nước co lại, thể tích nhỏ đi trọng lượng tăng nước đá phải chìm, đằng này nó lại nổi nghe có vẻ vô lý nhưng bạn hãy làm thí nghiệm sau sẽ rõ. Bạn hãy lấy 1 cục nước đá, đo thể tích của nó đươc V (m khối) và cân nó lên được khối lượng G ( kg) lấy khối lượng chia cho thể tích G/V (kg/m khối) đây được gọi là khối lượng riêng của nước đá đem so với khối lượng riêng của nước (1000kg/m khối), chắc chắn khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn của nwowcs thường ( trong điều kiện nhiệt độ và áp suất ta đang ở) do vậy đá nước sễ nổi trên mạt nước - (đại đế)
Vì trọng lượng riêng của đá nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước thôi.Lực đẩy Acsimet. - (10101983)
Mọi thứ hầu như đều nóng nở ra,lạnh co lại nhưng riêng với nước thì khi đóng đá sẽ làm tăng thể tích dẫn đến trọng lượng riêng nhỏ đi-->sẽ nổi lên - (56XD3 -ĐHXD)
Nước ở nhiệt độ dưới 0 độ C thì thể tích tăng lên. Tuy nhiên trọng lượng không thay đổi. Thế tức là viên đá lạnh có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Vì vậy mà chúng nổi lên trên mặt nước bạn ạ. - (tran_tuananh_1988)
Trong thành phần đá lạnh có nhiều bọt khí làm trọng lượng riêng của đá lạnh nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước do đó đá nổi trên mặt nước - (Linh)
Nước dạng lỏng, phân tử H2O gần nhau hơn. Nước đá có dạng tinh thể phân t