09/06/2018, 22:27

Tại sao nan hoa xe đạp không đi qua tâm? - Câu hỏi hay

Tôi thấy đa số nan hoa (căm) xe đạp và xe gắn máy không đi qua tâm bánh xe. Vì sao thế? Xin cảm ơn. Tại sao thường thủng săm bánh xe sau? / Tại sao bánh xe có hình tròn? ...

Tôi thấy đa số nan hoa (căm) xe đạp và xe gắn máy không đi qua tâm bánh xe. Vì sao thế? Xin cảm ơn.

vì nan hoa xe đạp có vai trò chính là níu từ may ơ đến vành xe để chia đều lực tác dụng lên vành, nan phải lệch tâm để khi vành xe chịu lực tác dụng từ mặt đường sẽ truyền lực từ đầu nan tiếp xúc với vành tới đầu nan tiếp xúc với may ơ và tạo ra một lực đẩy theo phương trùng với phương tiếp tuyến của may ơ nên may ơ sẽ có xu hướng chuyển động quay quanh trục và sẽ chia đều lực níu đến các đầu nan hoa khác tiếp xúc với may ơ,các nan hoa này lại tiếp tục chia đều lực níu tới vành,mục đích cuối cùng là dùng để chia đều lực tác dụng lên vành......... - (tmtuan)

Trước tiên tôi đánh giá cao cái nhìn tinh tế ấy của bạn, bạn quả thông minh,nhưng lại ko tự trả lời được thì kể ra cũng hơi lạ. Nhưng bạn đã hỏi thì mình cũng góp ý cho bạn hiểu hơn nhé. 1.Bạn lấy giấy ra và vẽ một tam giác vuông ABC vuông tại A.cạnh huyền BC là chiếc đũa xe, còn cạnh góc thứ nhất là CA, Cạnh thứ hai là BA. 2.giả sử đi qua tâm như bạn nói thì lực theo phương CA là lớn nhất,như thế khi đạp xích là phương ngang ,lực thắng phương dọc rất lớn.nên khi đạp rất nặng. Vì thế nan xe sẽ theo phương cạnh huyền giảm lực rất nhiều theo góc xiên,lúc đạp - (chan than san)

Tôi không biết, không phải tôi nghĩ ra cái trò này :D - (Thiên Thần gãy cánh)

Phát minh ra cách đan nan hoa như ngày nay là một di sản của nhân loại đó bạn, nó trải qua thực nghiệm thực tế và qua nhiều thập kỉ. Để giải thích cho câu hỏi bạn chỉ cần làm một thực nghiệm. Đan một chiếc qua tâm như bạn nghĩ, một chiếc đan như thường thấy. Tác động lực vào vành của hai chiếc sẽ thấy ngay kết quả. Chiếc đi qua tâm không đảm bảo lực phân bố đều lực trên các nan hoa (các nan hoa có phương trùng với phương lực tác dụng không chịu lực, còn các nan hoa ở phương khác lại chịu lực kéo, lớn nhất ở phương vuông góc với phương lực tác dụng) nên bị biến dạng. Còn đối với bánh xe đan theo cách thông thường (không qua tâm) không xảy ra hiện tượng này do lực tác động được chuyển thành mômen xoay may-ơ của bánh xe, chính mômen này sau đó chuyển đều lực kéo lên tất cả các nan hoa khác, bất kể theo phương nào. Kết quả là bánh xe không bị biến dạng, khả năng chịu lực tốt hơn nhiều so với cách đan đi qua tâm. - (NTB)

thiết kế như vậy để tăm xe (nan) chỉ chịu lực kéo căng là chính, tránh lực nén dọc, đầu kia sẽ đâm vào ruột xăm. mau hư. - (ninjavit)

Căm xe hay nan bánh xe không ngay tâm nhưng lực tác động của nó vẫn tập trung ở tâm, lực được dàn đều lên vòng trong chứa vòng ổ bi để giúp chuyển sang ma sát lăn, giảm tối đa ma sát. - (Bazooka)

Theo ý kiến cá nhân tôi, việc các nan hoa xe đạp được đan chéo sẽ vẫn tạo được sự vững chắc (kéo cho vành xe tròn) mà lại hạn chế thấp nhất việc bị đứt nan hoa. Nếu các nan hoa không đan chéo, mà được căng thẳng qua tâm bánh xe thì khi đi vào ổ gà, đặc biệt khi đang chở nặng, nan hoa hai bên bánh sẽ bị kéo theo phương thẳng, gây đứt; các nan hoa phía dưới thì lại bị đẩy xuống, gây cong vẹo. Khi đó, bánh xe lập tức bị méo và không thể tiếp tục đi được nữa. - (Pham Ba Hung)

Theo tôi căm bánh xe hoặc nan hoa đều làm = thép, mà thép thì chịu kéo tốt chịu nén kém, nên đặt xeo sẽ không bị lực nén dọc tâm mà luôn trong tình trạng kéo căn, và do căm để xeo phân bố đều nên khi bi tác động dù ở bất kỳ điểm nào trên vanh bánh xe thì lực cũng được chia đều cho tất cả các căm xe. Còn nếu dùng vật liệu khác như gỗ thì người ta chắc sẽ làm thằng trục vì gỗ chịu nén tốt hơn kéo. - (Mai Vũ Phương)

Nan hoa xe đạp và xe máy có 2 tác dụng, 1 là chống méo vành bánh xe, 2 là truyền momen xoắn từ trục bánh xe ra vành bánh xe.
Vai trò chống méo vành bánh xe là không đáng kể, vì bản thân vành bánh xe đã được chế tạo để đủ độ cứng vững, hơn nữa các nan hoa xe đạp/ máy với tiết diện rất nhỏ sẽ bị cong vênh khi chịu nén dọc trục. Tác dụng chính của các thanh có tiết diện nhỏ là chịu kéo chứ không phải chịu nén.

Bởi vậy, vai trò chủ yếu của nan hoa là truyền momen xoắn. Nếu lắp ráp các nan này đi qua tâm bánh xe, thì khi momen xoắn truyền tới trục bánh xe, thì lực truyền lên các nan hoa sẽ là lực cắt vuông góc với trục của nan hoa chứ không phải lực kéo, sẽ làm cong vênh hoặc làm đứt nan hoa bánh xe. Khi lắp các nanhoa không xuyên tâm mà lắp nó tiếp tuyến với một đường tròn đồng tâm với tâm bánh xe, thì lực moment truyền từ trục bánh xe sẽ là lực kéo truyền qua mỗi thanh nan hoa. Bởi thế, nan hoa sẽ đủ cứng vững.

Tất nhiên, có thể tăng kích thước của nan hoa lên nhiều lần để hạn chế các rủi ro này. Bù lại, khối lượng của nan hoa cũng rất lớn. Nó thích hợp cho những chiếc xe quan tâm tới kiểu dáng, tới sự bề thế... hơn là tới kinh tế, tới kỹ thuật.

- (Trần Thế Công)

Nan hoa xe đạp, xe máy tuy không qua tâm, nhưng lực luôn đối xứng qua tâm! - (Phuc)

có bạn nói cũng đúng nhưng chưa diễn tả được hết ý
Hiểu nôm na là khi không đi qua tâm thì 2 nan hoa chéo nhau đi qua trục và vành sẽ có 4 điểm, khi đó sẽ tạo thành 2 tam giác liên kết với nhau, mà tam giác là hình học cố định, không biến dạng, do đó chịu lực rất tốt
Nếu 2 nan hoa cùng đi qua tâm thì 2 điểm trên trục rất gần nhau khi đó xem như là 1 điểm, lúc đó trục sẽ gắn vào 1 điểm, vành gắn vào 2 điểm, do trục chỉ gắn vào 1 điểm nên sẽ không cố định được với nan hoa và vành, gây ra biến dạng. - (Minh)

Về bản chất nan hoa không đi qua tâm hay đi qua tâm (vành đúc) đều vì mục đích truyền lực từ vành đến ổ trục và ngược lại (lực kéo hay nén tùy loại). Ở đây bạn hỏi nan hoa không đi qua tâm bánh xe (nhưng lực vẩn đi qua tâm) mục đích là để làm tăng khả năng ổn định của vành với ổ trục. - (thechuong.xd)

Về lý thuyết, nếu tất cả các căm (nan hoa) đều đi qua tâm, ta được điểm cân bằng. Nhưng trong thực hành, đó chưa chắc là tối ưu.
Trong trường hợp nhiều căm, mỗi cây căy đều mảnh để dễ sản xuất + để chia lực. Nếu chọn cách bố trí "xuyên tâm" , khi bi tác động tương đối mạnh, có thể dẫn đến lệch tâm theo bất kỳ hướng nào. Sau đó, cả hệ thống bị mất tác dụng.
Nếu tất cả căm được bố trí lệch tâm (tốt nhất là lệch đều theo cả 2 hướng): thì ta vẫn được điểm cân bằng và sự cân bằng này bền vững và chịu lực tốt hơn. Khi bị biến dạng một chút thì không bị phá huỷ hoàn toàn mà có xu hướng lập thành diểm cân bằng mới (bánh xe méo một chút vẫn chạy đuợc, vẫn chở nặng được).
Trường hợp ít căm: thường ta sẽ dùng "căm" to (thực ra không còn gọi là căm nữa mà là các thanh to chắc chắn). Việc dùng thanh to bản vựa tạo sự chắc chắn, hạn chế biến dạng lệch tâm, còn có tác dụng gần giống như một cặp căm nhỏ xếp lệch tâm, nguoc huong nhau). - (tle912)

Còn có trục bánh xe mà! - (BNG)

Nếu bạn nào học ngành xây dựng có thể dễ dàng trả lời câu này. Mục đích của nan hoa không đồng tâm là để trục và vành bánh xe tạo thành 1 hệ bất biến hình ( miếng cứng) nhờ các liên kết là nan hoa. Đây là áp dụng nguyên lý cơ bản của môn cơ học kết cấu: " Để 2 miếng cứng liên kết với nhau thành hệ bất biến hình cần tối thiểu 3 liên kết thanh, và các liên kết thanh này không được đồng quy". - (daiduongxanh1092)

Khi ban dat cau hoi nhu vay thi dau tien ban nen dat mot cau hoi nho la neu tam do rat nho thi chuyen gi xay ra => se khong lap truc vao duoc => khong the chay duoc => gan nhu chang co loi ich gi => o day xem nhu 2 vanh ngoai cua truc de xo nan hoa la tam ! all right - (Trong Nguyen Huu)

Bánh căm được kết cấu từ nhiều chiếc căm riêng lẻ kết nối vành và đùm xe. Nếu đi chỉ đi vào tâm thì kết cấu sẽ không bền vững khi bánh xe xoay lực sẽ truyền từ trong đùm ra hoặc từ vành vào, những chiếc căm sẽ dễ dàng bị xoay về một hướng theo nguồn của lực truyền (do không lực cản khi căng không đủ lớn), và dễ dàng là cong vành thậm chí gãy. Do đó người ta sẽ đang chéo những chiếc căm lại, 1 chiếc chéo qua, 1 chiếc chéo lại 2 chiếc đó sẽ chịu lực lẫn nhau, khi bánh xe xoay sẽ không xảy ra trường hợp đùm và vành di chuyển lệch nhau. - (Đoàn Văn Huyên)

Bạn hãy để ý, các nan hoa được chia thành từng đôi, mỗi cặp liền kề nhau có hướng khác nhau: một ngả theo hướng thuận chiều kim đồng hồ và một ngả theo hướng ngược lại. Điều đó giúp moay-ơ giữ được cố định (không bị xoay tương đối) so với vành. Nếu các nan hoa đều lắp xuyên tâm như kim đồng hồ thì không truyền được momen quay từ moay-ơ ra vành và ngược lại. Khi có lực chủ động lên moay-ơ(truyền qua xích), moay-ơ sẽ xoay một góc so với vành, khi có lực cản lên vành (ma sát mặt đường, lực phanh...), vành sẽ bị xoay so với moay-ơ - (Thắng ILV)

Nan hoa rất nhỏ, nên khả năng chịu nén rất kém nhưng chịu kéo thì lại rất tốt.
Do vậy, nếu nan hoa xe đạp lắp thẳng tâm thì nó sẽ chịu lực nén từ tâm trục đến mặt đường. Khi đó nan hoa cần phải đủ to.
Nên với xe đạp thì nan hoa người ta hay đan chéo 6 hoặc chéo 8. Với việc đan chéo này lực nén của bánh xe và đường sẽ được truyền bằng 2 (hoặc 2n) nan hoa đối xứng nhau qua phương của lực nén từ tâm bánh xe xuống đường. Lúc này tổng hợp lực của 2 nan hoa vẫn là đường nối từ tâm đến mặt đường. Song lực tác động lên nan hoa lại là lực kéo. - (Maxo)

Đó là lý do vì sao vành nan hoa có ưu điểm đi êm hơn vành đúc. Đại đa số vành đúc cũng dùng kỹ thuật "né tâm" này, nhưng do được đúc nguyên khối nên tác dụng không bằng vành nan hoa. Trên thị trường cũng có 1 số vành đúc chịu lực thẳng vào tâm nhưng theo mình là sai kỹ thuật - (Luan Dang)

nếu nan hoa làm xuyên tâm thì chỉ chịu được trọng lượng của xe chứ không chịu đuợc lực xoắn sinh ra khi phanh hoặc khi đạp xe để tác dụng lực vào trục bánh sau cho xe chạy. Như vây nan hoa xuyên tâm sẽ bị gãy ngay khi bạn vừa khởi động xe hoặc khi bạn phanh - (thinh)

Tôi thấy một số xe bây giờ nan hoa vẫn đi vào tâm đấy thôi - (DH)

Cái này liên quan đến moment được truyền từ trục chủ động ra lốp xe và nhờ lực ma sát để có thể chạy được. vì căm xe khi hoạt động sẽ chịu lực kéo chứ không giống như vành đúc. Vài điều chia sẽ, thân. - (hoa BP)

Banh xe la 1 duong trong, tam banh xe lai la truc cua banh xe, neu nan banh xe chay qua tam, thi se ko con cho cho truc banh xe chay qua nua, tuy cac nan khong qua tam nhung chung rat can xung voi nhau qua tam, chinh vi vay ma no dam bao banh xe van duoc giu o trang thai la 1 vong tron, neu trong banh xe bi gay nan thi rat co the se bi lam bien dang banh xe, tuy vao muc do gay nan. - (LE THANH NAM)

Thế theo bạn tại sao nó phải đi qua tâm? - (HCM)

Thế này nhé bác. Bác đứng lên một cây cột thì sẽ an toàn hay 3 cây sẽ an toàn hơn. Tương tự như thế, khi nan hoa đi qua tâm thì mỗi lần quay mỗi nan hoa sẽ chịu lực toàn bộ. Nếu nan hoa ko di qua tâm thì sẽ có 2 hoặc 3 nan hoa chịu luc. Chưa kể khi lệch tâm, nó sẽ gây ra mô men xoắn, điều này khiến toàn bộ nan hoa trong vành đều phải chịu lực chứ ko phải vài cái. Đấy dễ thôi mà . - (Công Hoan)

Ban cu lay 1cuc gach de truoc banh xe roi nhin xem nan co vuong goc voi cuc gach khong? va no la diem chiu luc tot nhat cua nan. Khi xe di chuyen se tao ra luc tac dong xien voi mat dat khong phai vuong goc voi mat dat. tuy theo vanh lon nho ma do nghieng cua nan khac nhau nen khong di qua tam. tuy nhien van co vai loai mam xe co nan qua tam nhu mam thang suzuki fx nhung nan rat to, nang lam giam cong suat xe - (chimen)

để giảm những rung động truyền trực tiếp từ mặt đất vào nan hoa , rồi vào trục bánh xe. nếu truyền trực tiếp thì trục bánh xe sẽ nhanh bị lệch tâm. khi đó đi xe sẽ rất yomost - (Hoat Cao)

Không những không qua tâm mà nhà sản xuất còn cố ý bố trí căm càng xa tâm càng tốt, vì như thế hai căm đối xứng nhau sẽ tạo thành hình tam giác cân, đáy tam giác là khoảng cách giữa hai chân căm đi qua trục xe. Kết cấu này đảm bảo cho việc truyền moment quay từ trục ra vành xe và ngược lại khi xe thắng. Bạn để ý các kết cấu thép lớn đều được tổ hợp bởi những tam giác nhỏ bên trong. Nếu muốn chứng minh tại sao, bạn có thể tìm tài liệu môn học " cơ học lượng tử" để tham khảo. - (kỹ sư cơ khí)

Bạn lấy thước đo đi rồi sẽ thấy nó đi qua tâm :v - (Trang Nguyễn)

vì tất xe nào cũng phải có dùm xe , nên nan xe (căm xe) không thể đi qua tâm được - (truongan)

Tại người ta chế tạo ra người ta thích làm vậy đó - (tutututu)

Theo ý kiến cá nhân của mình thì do vành bánh xe và may ơ đều chuyển động tròn khi chuyển động sẽ sinh ra lực ly tâm nên có xu hướng lịch tâm nhau. Do đó nan hoa (căm) không đi qua tâm sẽ cố định dc vành và may ơ tốt hơn. Với lại khi đang nan hoa lệch tâm nhau đang chéo nhau giúp cho nan hoa mạnh hơn. - (Thái Xuân Lãm)

cái này hay đấy hồi nhỏ mình cũng thường hay tăng vành lấy không cần thợ (đỡ tốn tiền ) nhưng phải nói là nan hoa được bộ chỉ chéo như vậy rất hợp lý và có hai loại chèo là chèo 6 và chéo 8 những chéo 8 tốt hơn vì đã qua thử nghiệm điều đặc biệt là tất cả các nan hoa đều đi có cặp và đan nhau tạo ra hình tam giác va nha san xuat cung da tinh cac cap vua du doi xung nhau tat nhien la tao ra luc keo het cai nay keo cai kia vi vay nen truc banh luon o tam rat chinh xac tat nhien la phai qua ban tay can chinh cua con nguoi - (dinhnga1971)

Mình thấy phần lớn các bạn cảm nhận được tác dụng của việc sắp nan hoa lệch tâm, tuy nhiên chưa có lời giải thích nào phân tích triệt để hiệu quả của điều này. Theo mình các bạn chỉ cần quan sát kỹ sự sắp xếp của nan hoa thì thấy chúng luôn đi theo cặp cắt chéo nhau. Chúng sẽ tạo thành những hình tam giác mà chúng ta đều biết hình tam giác là tối ưu nhất để chia đều lực tác dụng lên mọi hướng. Cấu trúc đó ta thấy rõ nhất trong thiết kế cầu và nhà. Nhìn theo mặt cắt ngang bánh xe, giữa vành và 2 bên của mayer sẽ cùng 2 thanh nan hoa tạo ra hình tam giác theo hướng khác. Vì thế về tổng thể bánh xe có rất nhiều khối tam giác sắp xếp cân đối theo nhiều hướng, tạo nên một hệ thống chia lực tối ưu nhất, ổn định nhất với lượng vật liệu nhỏ nhất.
Mặt khác nếu ta thiết kể nan hoa dọc theo trục huớng tâm thì nan hoa và vành/mayer sẽ tạo ra những hình thang, mà hình thang thì yếu nhất khi bị tác dụng bởi lực vặn xoắn. Vì vậy sự sắp xếp nan hoa như ta thấy là hiệu quả nhất. - (Quang Huy)

Bạn hãy tính hợp lực của tất cả nan hoa nhé! - (hùngsmt)

Trọng lực theo phương thẳng đứng, nếu xuyên tâm khi đó lực tập chung vào 1 lan hoa. Dẫn đến gẫy nan hoá chinh vì vậy khi so le như vậy lực tản đều ra các nan khác vì vậy không gẫy nan - (Sáu)

Tôi cũng thấy thế, có vấn đề gì sao??? - (zdung)

Đầu tiên, chúng ta thấy căm xe rất mãnh( nhỏ và dài). Do đó, về mặt cơ học thì một thanh có độ mãnh lớn thì chịu nén sẽ kém( đã được chứng minh trong cơ học).
Vì lý do trên, nếu căm đi qua tâm, khi bánh xe di chuyển đến vị trí vuông góc với mặt đất, căm xe sẽ bị toàn bộ lực nén truyền vào căm, căm sẽ không đủ khỏe để chịu được lực này=> mất ổn định( gãy)
Vì vậy người ta sẽ chế tạo chi tiết liên kết ở 1 đầu căm sao cho khi lực nén truyền lên căm thì lực nén này bị triệt tiêu 1 phần, để giải quyết vấn đề này. Người ta cho trục của căm được đặt theo phương tiếp tuyến với vòng tròng của trục quay. - (buinambien)

tôi không thể lý giải bằng khoa học hay công thức. Nhưng nhìn nhận tự nhiên ta thấy lốc xoáy, hoặc xoáy nước, ta thấy hình dạng giống nhau. ta nhìn sẽ cảm thấy bánh xe "lướt đi" chứ không giống như cày đường ( lưỡi máy cày). Xe đạp thì làm thẳng vào trục- có thể xe đạp đi chậm hơn.
Thứ 2: làm thế để tạo nhiều điểm tiếp xúc giữa nan hoa và vành + trục bánh xe.
Thứ 3: đi qua tâm xe thì nan hoa sẽ chịu lực bẻ giữa chỗ nối và thanh nan hoa, trong khi đó làm xéo sẽ chịu lực kéo khó hư hơn.
Ý kiến nhỏ. Hi - (Phong Phú)

Theo toi: khi xe chuyen dong luc tac dung len truc banh xe se la hop cua hai luc. 1 Trong luong theo phuong thang dung; 2 lực day tao ra do dap xe theo huong ra sau xe song song voi mat duong va trung voi luc li tam cua banh xe. Khi do hop luc se tao thanh mot goc lech ve duoi xe so voi phuong thang dung. neu na hoa thanh tam banh xe khi dap se bi veo di -> cong vanh! - (DNL)

Bố trí như thế để phân tâm. - (nguyễn hữu nghiêm)

Lực kéo để bánh chuyển động nằm ở vành ngoài vòng bi, tác dụng của nan hoa là chịu lực kéo, nên chiều dài của nan hoa nằm theo phương chịu lực kéo chứ không phải đi qua tâm bánh xe. - (Chung Đặng)

cam xe khong qua tam nhưng lực nó sẻ qua tâm đó - (suhoang)

Mục đích của những chiếc nan hoa xe đạp hay xe máy là giữ cho vành khỏi bị biến dạng và chúng được lắp đan chéo nhau không qua tâm là để chuyển lực nén trực tiếp thành lực kéo dàn đều. .. - (SHUNFAR)

Nó đi qua tâm thế lấy chỗ nào làm trục xoay hả bạn. - (nhatkhanhcn)

Mình thấy đa phần các bạn trả lời chỉ chú tâm đến lực tác dụng lên vành xe và moay-ơ. Tất cả đều rất đúng nhưng còn thiếu. Mình xin bổ sung như này: nếu cái vành xe và moay-ơ là một thể đồng nhất tức là 1 khối đặc thì sao?có nhiều lý do, thứ nhất rất tốt nhưng cồng kềnh . Thứ 2 nó sẽ rất tốn kém về mặt kinh tế. Thứ 3 khi nó gặp sự cố bị biến dạng sẽ rất khó điều chỉnh để quay về trạng thái ban đầu...v.v . Vậy thì việc dùng đến cái nan hoa quả là một giải pháp thông thái. Nó vừa giúp kết cấu bền vững của vành và moay-ơ thành một thể thống nhất, vừa an toàn và hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao nam hoa lại được đan lệch tâm moay-ơ như vậy? tất nhiên là để tạo ra "kết cấu bền vững của thể đồng nhất giữa 2 vật cứng". Hơn nữa bạn thử nghĩ xem nếu nó đồng tâm thì có nguy cơ kéo moay-ơ dịch chuyển ngang khi lực nén quá lớn (sumo đi xe đạp) làm cho cả cái bánh xe thành hình nón mà đỉnh nón là moay-ơ. Nam hoa vừa đóng vai trò chịu sức kéo và chịu lực nén nhưng chịu lực kéo là chủ đạo. vậy nên nan hoa được đan lệch tâm theo chiều kim đồng hồ( tức là chiều quay tịnh tiến của bánh xe) để vừa vận dụng lực nén lên nan hoa cho việc quay tiến của bánh xe vừa triệt tiêu phần nào lực nén biến dạng cong nan hoa. Hệ thống nan hoa được đan đối xứng nhau giúp cho vành xe luôn được ổn định và trò đều. Chúc bạn may mắn. - (Viet Hai Thai)

Nếu đi qua tâm thi nan ở phía đối diện phải chịu lực nén, điều đó là không tối ưu. Nếu để lệch tâm thì nan chỉ phải chịu kéo. Bạn phân tích lực xem..... - (phú trần)

tránh được phản lực, tạo 1 sự cân bằng trên 1 vòng tròn!! - (truong pham)

Nếu lan hoa đi qua tâm,khi bánh xe lăn, vectơ lực tác dụng lên lan hoa sẽ phân tích thành 2 thành phần, 1 thành phần theo hướng dọc lan hoa, một tphần theo hướng vuông góc với lan hoa. Chính lực vuông góc với lan hoa này làm lan hoa dễ đứt.
Để triệt tiêu thành phần lực vuông góc với lan hoa, người ta chế tạo nó theo phương tiếp tuyến với "may - ơ", và bạn để ý : ở vành bánh xe người ta cũng chế tạo lỗ lắp lan hoa cũng không vuông góc với vành.
Còn lực tác dụng lên lan hoa theo rất nhiều ý kiến chưa chính xác. Lan hoa chủ yếu chịu lực kéo vì khi căng lan hoa nó đã bị kéo căng rồi. Khi bánh xe đứng yên, tổng các vectơ lực tác dụng lên các lan hoa bằng 0. Khi bánh xe quay, tổng vectơ lực tác dụng lên các bánh xe sẽ khác 0, lực này là nguyên nhân làm xe chạy. - (vũ đức du)

Di qua tam thi lay dau ra cho de cho nhieu nan hoa cam vao. ^^ the ma cung phai hoi. - (tan)

xin phép mọi người cho mình đc góp thêm 1 ý..việc các bạn nhìn thấy nan hoa và đũa xe đạp hay xe máy thường không đi qua tâm bánh xe theo mình có 2 tác dụng;
1.tạo độ vững chắc giữa vành xe và muay-ơ , các bạn có thể dễ nhận thấy các đũa xe đc cắm xiên theo 2 chiều ở tư thế giằng co nhau, do đó sẽ không có hiện tượng vành và muay-ơ bị dao động khi hoạt động
2.tăng độ cứng cho vành xe..các bạn rất dễ gặp những chiếc vành đúc bị gãy rồi bị cong khi va bị đập với lực có cường độ vừa.nhưng vành xe dùng đũa và nan hoa thì điều đó chỉ xảy ra khi có lực va đập rất lớn..mình thấy có bạn mô tả theo hình tam giác vuông đó là hoàn toàn có cơ sở.. - (Quý Dương)

tóm lại là nếu đi qua tâm thì khi rớt ổ gà cảm giác .... thốn...sẽ cao hơn... - (Lê Hiếu)

Căm xe đạp kéo về hai phía của 2 bên đầu may ơ. Mục đích là để hợp lực của chúng là đường chéo theo quy tắc Hình Bình Hành sẽ đi qua tâm, sẽ giữ có vành xe (niền xe) cứng vững và độ ổn định cao hơn khi chịu va chạm mạnh. - (Duy Quan)

ngày xưa , đầu tiên thì đa số nan hoa (căm) xe đạp và xe gắn máy đi qua tâm bánh xe, nhưng tập xe bị té nhiều lần, niềng xe bị ô van nên gắn căm lại không được, Cuối cùng, người ta mới sửa sai bằng cách cho nan hoa (căm) xe đạp và xe gắn máy không đi qua tâm bánh xe để dễ thay thế. Do té xe nhiều nên mới có chuyện này đó! - (Đức Cần thơ)

nếu đi qua tâm thì cái trục bánh xe của bạn gắn ở đâu? - (Gunner)

Để tránh xóc. - (Quang Sáng)

1. Là để hạn chế lực tác động trực tiếp (khi di chuyển đường xấu hoặc va chạm) vào trục => tức là vào xe.
2. Đảm bảo chắc chắn nhất có thể khi nan hoa được đan chéo vào nhau va ngược nhau, nghĩa là tự trong bản thân nó đã giằng lấy nhau, như vậy sẽ vững chắc hơn.
3. Lý do phụ: là thẩm mỹ cao hơn. - (bimbip913)

Theo tui nghĩ, xe bình thuờng khi không chạy thì các lực của nó tác động lên tâm bánh xe(chính là trục bánh xe) lực này không lớn lắm do chỉ có trọng lượng xe. còn khi xe chuyển động, các lực tác động rất lớn và luôn lệch tâm(các lực này bao gồm: lực đẩy của động cơ, lực va chạm với mặt đường, lực của trọng lượng xe..). theo thiết kế của bánh xe là nhầm tăng cường chịu lực của bánh khi hứng chịu một lực lệch tâm quá lớn khi chạy - (minhdang178)

gẵn qua tâm thì nhanh gãy :)) thế thôi - (Anh Bi AnhBi)

Vì nó làm giảm lực trực tiếp, tăng sức chịu lực và đàn hồi của vành. Đại khái thế!!! - (Tu Connect)

Do phải có lực đàn hồi thôi. Nếu nó đi vô ngay tâm thì khi xe bị xóc căm sẽ bị cong 1 cách nhanh chóng - (hung)

Thực tế là có đi qua đó bạn.... Vì theo nguyên tắc, không đi qua tâm vòng tròn thì vòng tròn không thể quay đều được :D - (miwu)

De chiu mo men xoan tot hon khi cam thang huong tam - (Phuong Thuy)

nan xe gắn lệch để tạo độ đàn hồi giảm sock cho xe đạp - (phong cu chi)

Nó phải lệch tâm theo một chiều nhất định (theo chiều tiến của xe) để lực của vành (xe) dàn đều và tạo momen xoắn. - (chung)

Vì nếu đi qua tâm, thì 1 thanh nan hoa sẽ chịu lực 2 đầu, và độ dài gấp đôi 1 thanh nan hoa từ tâm đế vành xe => dễ gãy. - (Tracy Tran)

Nếu bạn thiết kế được trục xe không ở tâm bánh xe thì nan hoa xe có thể đi qua tâm .. - (Tran)

Căm xe lệch mục đích để chuyển hướng lực, giảm tác động trực tiếp của lực lên xe giúp xe ổn định. Đồng thời tránh hiện tượng cong vành bánh xe cũng như cong gãy Căm xe - (thieu_than)

vi ko can di qua tam ma no van chay duoc. neu lam di qua tam thi mat thoi gian - (cuong)

Nan mà đi qua tâm bánh, khi tải lớn lực sẽ tác dụng trực tiếp vào ổ bi gây hao mòn nhanh. Theo thiết kế hiện tại, nan lệch tâm bánh, tải trọng tác dụng có phương gần như tiếp tuyến với vòng tròn ổ bi, điều này giảm thiểu lực tác dụng vào ổ bi do một phần lực đã được chuyển hóa sang chuyển động quay, đỡ hao sức mà kinh tế hơn! - (maikien)

Chào bạn . Thực ra vẫn có những loại xe nan hoa tập trung đi qua tâm mayơ , nhưng đa số các loại xe hiện hành đều đan nan hoa chéo. Vì khi bạn đạp xe lực tác động vào mayơ nếu đan chéo nan hoa vành xe sẽ chắc chắn hơn là đan nan hoa thẳng, đan nan hoa có nhiều kiểu thường là đan chấu 6 và chấu 8, chấu 6 là cứ 2 nan cách nhau 6 lỗ thì bắt chéo với nhau tương tự với chấu 8 - (Lương Hải)

vì như vậy lực từ vành sẽ truyền dọc theo tăm vào trục xe, giống như việc bạn đóng đinh vậy, sẽ dễ làm gãy tăm mà tiếp điển trên trục cụng chịu nhiều lực hơn. Còn không đi qua tâm, lực sẽ k truyền thẳng mà hơi xiên lên tăm, như vậy nó sẽ thành lực đàn hồi lên tăm, giống như việc bản gảy thanh thép, sẽ ít hư hỏng hơn. - (ser)

Bạn hãy đặt một cái bánh xe theo ý của mình rồi chạy thử xem có dc ko? - (hung)

đi qua tâm thì làm sao đặt trục xoay bánh xe... - (hungpolly2000)

đơn giản quá! bạn thử cho nó qua tâm thì khi vành bị nén thì đũa xe "ở đâu" ngoài việc bị bật ra ngoài? còn khi chéo góc lực nén lên vành bị tiêu tán theo chiều xiên và đũa mà không bị bật ra. - (hh)

câu hỏi hay! nếu đi qua tâm thì nan hoa sẽ chịu lực uốn, không đi qua tâm thì sẽ chịu lực kéo hoặc đẩy. - (long)

căm xuyên qua tâm chỉ chịu được trọng lượng của xe thôi, không chịu được lực xoắn. làm xiên để vừa chịu được trọng lượng của xe hướng xuống và chịu được lực xoắn giữa trục và vành bánh xe ( khi bạn phanh hoặc khi đạp để truyền lực cho trục bánh sau sẽ sinh ra lực xoắn) - (thinh)

đi qua tâm thì bánh sẽ khong chịu được lực xoắn bạn à. chỉ chịu được trọng lượng của xe hướng xuống thôi, còn khi bạn đạp xe thi trục sẽ xoắn gãy căm liền (đối với bánh sau). còn bánh trước thì khi bạn phanh cũng sinh ra lực xoắn. - (vothinh29)

Vì nam hoa xe đạp hay xe máy đều chịu kéo vậy thôi - (Trung Hiếu)

Bởi vì : Tại sao bạn lại cho rằng nó nên đi qua tâm? - (Đức Minh)

Để có nhiều nan cùng chịu lực 1 lúc - (Trịnh văn thuấn)

Bạn có thấy nan xe thường có 2 nan chéo nhau . Rồi từng cặp array quanh tâm vành xe . Khu 2 nan đan chéo nhau thì lực tác dụng vào lốp xe đến vành xe đi xuống 2 chân tăm Tác dụng lên mỗi chân tăm là bằng nhau . Khi tác dụng là lực hướng tâm nên khi đó tăm xe đã đc nghiên cứu phù hợp để làm sao vừa liên kết cấu kiện vừa phù hợp mĩ thuật - thêm nữa khi tăm hướng tâm (đi qua tâm )thì lực tác dụng lên mỗi cây tăm sẽ ko đều sẽ khiến vành tăm dễ méo . - (Julkoi)

cách các nan hoa sẽ bố trí cân đối momen khi bánh xe chịu lực khi quay và khi phanh. - (Quan)

vì khi đi qua tâm thì vô hình cái nan hoa đó sẽ phải chịu trực tiếp phản lực tác động từ mặt đường, thông qua lốp xe tới vành xe rồi tới nan hoa, tuổi thọ của nan hoa sẽ kém đi cũng như kết cấu của vành xe thiếu tính ổn định khi bố trí nan hoa đi qua tâm (ở một số xe máy hiện nay có sử dụng nan hoa đi qua tâm trục nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy nhìn ở góc ngang thì nó đi qua tâm nhưng khi nhìn ở góc khác thì nó đi theo hình cong cong và thường là những cái nan đó rất cứng và to, kèm thêm nữa là những cái nan này luôn có những cái rãnh hoặc đường gân để đủ sức chịu đựng được phản lực từ mặt đường). bạn đừng nghĩ là cái vành xe hình tròn là khi chuyển động trên đường cái vành đó sẽ tròn, khi đi trên đường gặp khu vực đường gồ ghề, mắt thường không nhìn thấy nhưng thực ra cái vành đó về nguyên lý sẽ có phần nào biến dạng mặc dù là rất nhỏ. Hiểu biết nông cạn chỉ tóm lại được như thế, xin nhận gách đá. - (Hiếu Km)

như vậy lực đỡ sẽ đều hơn. nếu đi qua tâm thì lực đỡ sẽ dồn nhiều vào 1 nan gần đất nhất , theo mình nghĩ là vậy - (AD Nguyen)

Căm xe thường làm bằng sắt, khả năng chịu kéo cao hơn chịu nén. Khi gắn căm xe không qua tâm thì nó chịu kéo để tận dụng hết khả năng của nó. Nếu làm bằng gỗ thì thường gắn đúng tâm. - (Quách Trung Nghiêm)

Tại sao bạn lại nghĩ là nó phải đi qua tâm bánh xe. nó chả khác nào tại sao con gà lại 2 chân mà con cho với con bò 4 chân cả ? - (nuihong007)

theo mình thấy nó không đi qua tâm là để tăng sự đàn hồi biến dạng của vành xe khi gặp các lực lớn làm biến dạng trong tầm đàn hồi. Nếu đi qua tâm thì khoảng cách từ tâm đến vành là cố định khi có biến dạng thì sẽ gây ra đứt đũa hoặc hỏng vành. Khi đũa ko qua tâm trục như thế thì khi có biến dạng vành và trục có thể không đồng tốc cho nên không gây ra đứt đũa hỏng vành trong phạm vi cho phép - (nguyễn văn chinh)

Nhìn thì có vẻ vậy, nhưng các nan hoa đều tập trung vào vòng tròn đồng tâm với trục bánh nên lực chịu vành sẽ vẫn chia đều cho vành bánh! - (Nguyễn Hùng Cường ( Tý))

Bạn tìm hiểu về lực tổng hợp tác động lên căm xem khi chạy trên đường là ra thôi, - (Lợi)

Câu hỏi khó quá chắc em không đậu rồi - (Anh Phạm Quỳnh)

Vì tâm xe dành để gắn trục cho bánh dc quay tròn rồi - (the quang)

Nan hoa lệch tâm sẽ trợ thêm lực cho người đạp. - (sinhpml)

Để cố định vị trí tương đối của vành xe và mô dơ thôi bạn ạ. - (dhdngoc)

Phân tích lực thì hơi phức tạp, diễn tả ngắn gọn là nhà sáng chế người ta bố trí lệch tâm chỉ dự kiến cho những cái nan hoa ( căm) ấy chịu lực kéo kéo chứ không chịu lực nén ( thực ra cũng có nhưng nhỏ hơn nhiều) vì sợi thép mảnh ấy chịu kéo tốt hơn chịu nén. - (Son)

Nếu tất cả các nam hoa mà gặp nhau tại một điểm (tâm của bánh xe) thì bánh xe của chúng ta sẽ là một hệ biến hình tức thời tức là khi chúng ta treo lên xe thì bánh xe sẽ chuyển vi 1 ít và khi xe chạy thì bánh xe vẫn có chuyển vị (có thể là rất nhỏ) vì thế để tạo nên chiếu bánh xe vững chắc và không bị biến dạng thì ta phải chế tạo bánh xe là 1 hệ bất biến hình và được bố trí như bánh xe ta thường sử dụng. - (Hoang Nam)

Nan hay còn gọi là căn xe, luôn không đi qua tâm của trục bánh xe vì chức năng của nan là để giảm xóc, các nan xe luôn được đan xéo để tận dụng tính đàn hồi của kim loại và dùng lực xoắn như vậy xe chạy êm hơn. trường hợp nếu nan đan qua tâm trục sẽ tạo ra lực nén và triệt tiêu tính đàn hồi do kim loại có lực nén cực lớn. - (quân)

Nếu nan hướng tâm thì độ va đập vào trục là lớn nhất,. Mục đích giảm chấn lực cho trục - (Nguyễn Tấn Viết)

Đã là "Nan Hoa" thì mọc cong cong từ trong cuốn giống như bông Hoa vậy đó mà....:D - (Vuong)

Nếu nan hoa đi qua tâm, khi xe bị xóc mạnh lại k cân bằng lực rất dễ gẫy nan hoa. Còn nan hoa nghiêng, k qua tâm sẽ giảm lực tác động lên thân nan hoa, nó sẽ bền hơn. Tôi k chắc lắm - (trang)

Theo tôi, thực chất nan hoa xe đạp, xe máy có đi qua tâm hay không cũng không quan trọng, cái cơ bản là sức kéo của các nan hoa này có dủ sức chịu lực giữ cho vành xe thực sự tròn và nằm trên một đường thẳng hay không mà thôi./. - (Nguyễn Tuấn)

Dù cho có thiết kế thế nào đi nữa thì tâm bánh xe vẫn trùng với tâm của trục bạn ah! - (Jack)

thế này nhé , thử tưởng tượng , khi bạn nhờ 1 người nào đó giữ chắc tay lái và bạn lấy tay bẻ qua lại lốp xe thì cái phần nào của bánh xe sẽ chịu uốn lớn nhất , chắc chắn là chỗ trục rồi đúng không , vì thế nên ở trục người ta ko bố trí nan hoa ở cùng 1 mặt phẳng như ở vành . nói chung ở tất cả các loại cấu kiện , nếu chịu uốn , nén uốn , người ta thường bố trí vật liệu xa tâm để có lợi nhất . - (phu)

Theo tôi là để nan hoa có khuynh hướng chịu kéo hơn là chịu nén, mà nan hoa với thiết kế thì chịu lực kéo tốt hơn - (Trung Kien)

Khi xe chạy và tăng tốc thì nếu nan hoa đi qua tâm sẽ bị lực bẻ vuông góc và chịu lực kém (sức bền vật liệu). Còn lệch tâm về phí trước thì nan hoa sẽ chịu lực kéo nhiều hơn do đó bền hơn. - (ngocha)

tao độ vững chac cho bánh xe. cánh đi lan hoa kieu đó tạo thành hinh tam giác cân có dỉnh là vanh xe và tiếp tuyen của nó se đi qua tâm. - (tunglamsctn)

Nếu tính lực theo vecter . thi nan hoa đi qua tâm thì lực để giữ bánh xe = F1 hoặc = F2
Nếu ko đi qua tâm thì lực giữ bánh xe = F1+F2 - do vay ko làm cho nan hoa đi qua tâm - (do van hien)

Ban nhin ky thi biet thoi ma - (vanglai)

Đơn giản vì hướng lực của bánh xe lên tâm bánh xe theo hướng chéo (kết hợp giữa ma sát với lề đường hướng ngang và trọng lượng xe hướng dọc) , nên căm xe hướng chéo như vậy chịu lực được tốt hơn :) - (gingerbread)

Mình đang chờ bạn thiết kế cái xe có lan hoa đi qua tâm đây. Khi nào thiết kế xong nói lý do cho mình nghe với. - (Lão Trần)

đa số nan hoa (căm) xe đạp và xe gắn máy không đi qua tâm bánh xe, vì để giảm lực lên trục của đùm bánh xe (lực hướng tâm, trọng lực, lự xoắn). - (chi cuong)

Đơn giản để lực hướng tâm chia cho nhiều thanh căm chịu hơn! - (Chuong)

thế tại sao lại phải đi qua tâm? Chức năng của nan hoa để đạt được mục đích luôn luôn giữ khoảng cách không đổi với đường kính vành (larang) để cho bánh xe luôn luôn là 1 hình tròn đồng nhất, đảm bảo khả lăng lăn, di chuyển tốt nhất mà thôi - (quang trần)

Nan hoa xe theo nguyên tắc vắt chéo để tạo lực giằng, không chỉ chịu được tác dụng theo chiều dọc bánh mà cả một phần chiều ngang. Cụ thể phải phân tích lực hơi phức tạp. Nếu tát cả các nan hoa đi qua tâm thì khó tạo thế giằng hơn và bánh xe chỉ chịu được lực theo trục dọc dễ bị biến dạng khi lực tác động ngang. Còn khi giằng rồi chỉ khi tác động rất mạnh mới bị biến dạng (Gãy, méo, thành số 8 ..) - (TrungDung Le)

nan hoa k di qua tam vanh(nieng) vi khi lap vao vanh se khong the chinh cho vanh tron deu va banh xe se bi lac .Ho cam nan hoa theo chieu so le voi 2 ben vanh de khi lap vao ta co the dieu chinh duoc do cang hay chung cua nan hoa giup cho banh xe tron deu ban ah. - (Quang Trung)

Đi qua tâm bánh xe thì trục bánh xe gắn ở đâu? - (tien.pham)

Theo tôi việc đó có tác dụng giảm lực chấn động từ bánh xe truyền vào trục bánh xe, giúp xe đi êm hơn. - (Dựa cột)

qua tâm sao nó còn chỗ cho trục để xoay - (Hong)

thực ra là có đấy chứ, nhất là ngày xưa, ngày nay họ cách điệu đi thôi mà... - (Tuan Hoang Anh)

cái nay liên quan đến cơ học kết cấu mình chỉ giai thích theo mình hiểu thui . khi ma cac nan hoa đi qua tâm thi các khớp sẽ tụ lại 1 điểm(đó là khớp ảo ) ..thì sẽ không đủ liên kết tạo thành hệ biến hình. dễ bị phá huỷ hơn - (Tuan Vanthanh)

nan hoa xe đặt không qua tâm sẽ tạo ra lực phân bố lên vành, còn nan hoa đặt qua tâm sinh lực hưóng tâm và tác động cục bộ lên vành - -> vành dễ méo, gãy. Nếu có thể, bạn thử vẽ hình vành và nan hoa, đặt lực vào là thấy - (viendanmaudenbn2008)

Vì nếu chúng cùng đi qua tâm bánh xe thì bạn sẽ đi vào viện nhanh nhất.(bánh xe sẽ bị lắc sang 2 bên làm biến dạng vành(niềng) của xe. - (Nam anh)

tại vì bánh xe luôn quay nên họ thích kế lệch đi một hướng chịu lực tốt nhất - (nguyenquoctuan1936)

Theo tôi có lẽ vấn đề nằm ở sự đàn hồi khi gặt chướng ngại vật hoặc phanh..... - (Nguyen Long)

mình nghĩ là để làm cho nan hoa chịu lực theo phương chéo chứ ko phải thẳng đứng, làm cho vành bánh xe có độ nhún nhất định, giúp cho khi va chạm ít bị gãy, bể vành và nan hoa hơn. Điều này chỉ áp dụng với nan hoa dạng tăm, còn lốp vành đúc thì la-zăng vẫn đi qua tâm thôi. - (Nhat)

Do lực xoắn truyền ra từ tâm bánh xe truyền ra ngoài khi xích ( sên ) kéo và ngược lại khi phanh ( thắng ) lực truyền từ ngoài vào tâm bánh đối với xe có hệ thống hãm ở moay ơ ( đùm). - (Than)

Nan hoa (căm) xe ngoài chịu sức nặng của người, còn chịu thêm lực kéo khi tăng tốc hoặc phanh, nếu đan căm thẳng thì sẽ bị xoắn lệch. Bạn nhìn các cây cột cao người ta căng dây cáp để neo thì sẽ rõ. - (Khanh)

Để san đều lực trên Nan hoa bạn ạ. ( 1 Nan ko chịu lực trực tiếp, dễ cang nan hoa ) - (Tiger Xoy)

không đi quanh tâm thì đi đâu ?? bạc đạn ( ổ bi ) đều nằm ở tâm bánh xe cả thôi . - (phongtran03 .)

để giảm lực trực tiếp từ bánh xe lên nan hoa đó bạn. Cái này học ở vật lý lớp 10. - (minhquan)

nhìn mà không biết nữa trục xe luôn luôn ở tâm bánh xe , còn nan hoa người ta xếp theo hình ngôi sao nó vẫn ở tâm ngôi sao đấy thôi , - (duong mon)

Bạn cứ hình dung một tiết diện cắt ngang của Vành bánh xe - nan hoa - may ơ lúc bố trí nan hoa không qua tâm vành tạo thành một hình thang đều. Mặt cắt ngang vành xe ta hình dung là đường thẳng được gối lên hai điểm của đáy nhỏ hình thang, đường thẳng này vững chắc. Lúc nan hoa đi qua tâm vành xe tạo thành hình tam giác, vành xe gối lên một đỉnh tam giác sẽ không cứng vững bằng hai điểm.
Quyền Anh - (Nguyễn Quyền Anh)

theo tôi khi truyền chuyển động từ trục đến vành thông qua lan hoa bằng lực kéo, trục tròn, vành tròng, khi chuyển động trục quay kéo vành quay bằng lan hoa, bố trí như vậy sẽ làm lực kéo dọc trục lan hoa như vậy sẽ bền hơn là làm thẳng tâm sẽ có mômen xoắn làm hỏng lan hoa. - (huypgashp)

Thường nó nằm lệch qua bên trái, lý do là chừa phần trống để gắn bộ líp xe ( 5- 7 líp) ! - (hoangshin2013)

Nếu tất cả các nan hoa đều đi qua tâm thì trục bánh xe sẽ bị xoay tương đối so với vành khi xe chuyển động. ta thấy 50% số nan hoa được đặt lệch theo một hướng, 50% số nan hoa đặt lệch theo hướng còn lại. Như thế khi chịu mô men xoay 50% số nan hoa sẽ trùng lại và 50% kia sẽ căng ra có tác dụng chống lại chuyển động xoay tương đối. - (Nguyễn Chi)

Mình ngẫu nhiên ra trước nhà quan sát có 7 chiếc xe đạp, thì trong đó có 3 CHIẾC XE NAN HOA HƯỚNG TÂM, 4 chiếc xe bắt chéo! Có điều 3 chiếc bắt theo kiểu hướng tâm mật độ nan hoa dày gấp đôi. Còn xe máy thì cả nan hoa và vành đúc đều lệch tâm. Như vậy không phải tất cả đều là nan hoa đan chéo cả. Còn hầu hết đã phân tích là nan hoa chéo phân tích lực vẫn là hướng tâm, nhưng kết cấu chéo có độ đàn hồi tốt hơn khi chịu lực mạnh sẽ biến dạng rồi trở về trạng thái ban đầu, ít bị đứt gẫy hơn. - (Anh Tuấn)

đi qua tâm dễ làm hư nan hoa, chính vì lệch vậy sẽ có sự đàn hồi, tránh bị cong vành! - (tran tuan)

Nếu bạn nhìn kỹ thì bạn sẽ nhận ra một điều là cấu trúc đan xen giữa các xăm xe hiện tại là kết cấu rắn chắn nhất, có khả năng tăng độ ổn định và tải trọng cho toàn bộ thân xe và con người. Xăm ko trực tiếp đi qua tâm nhưng trọng lực sẽ đi thẳng vào tâm. Nếu các xăm đc xếp theo hình hoa thị , tải trọng giảm đi, mất vẻ thẩm mỹ của bánh vì đan xăm quá dày. - (Nam Joey)

lý do đơn giản vì nan hoa còn có 01 tác dụng khác là giảm xóc cho xe, do đó thiết kế nan hoa không đi qua tâm là vì tác dụng này, nếu nan hoa đi qua tâm, gặp ổ gà ... hay bị đụng xe dễ gây gãy nan hoa. - (Trần Thắng Luận)

Theo mình nghĩ thì việc bố trí vậy là để trong nan hoa chỉ xuất hiện lực kéo khi chịu tại. Vì vậy sẽ chịu lực tốt hơn. Tiết kiệm vật liệu. Nếu chịu nén thì cần tiết diện lớn để đảm bảo độ ổn định. - (Nguyen Luong Cung)

Việc căm xe (nan hoa) không đi qua tâm theo ý kiến suy nghỉ của mình: giảm áp lục cho căm xe, khi di chéo thì trọng lục của nó sẽ ko chịu tác động trực tiếp mà nó sẽ tán lực ra thàn hình tròn sẽ giảm được áp lục mà căm xe phải chịu, tránh việc gẫy căm xe. - (Quoc Chuong)

Chỉ cần đọc sơ về cơ học lý thuyết thì sẽ giải thích được ngay, cái gì muốn quay quanh môt trục thì phải có ngẩu lực để tạo monen quay. - (Nguyen minh Le)

Tăm xe thì moment uốn chịu rất kém, người ta lắp không qua tâm mục đích để nó chỉ chịu lực kéo khi truyền moment xoắn từ trục tới vành xe(bánh chủ động) hoặc ngược lại(bánh bị đống) - (Bùi Trường Tân - Đăk Lăk)

Don gian la tang tiet dien chiu luc . - (phu xi)

Nguyên lý truyền lực của bánh xe như sau:
1. Trọng lượng xe sẽ truyền xuống đất qua bánh xe.
2. Đất sẽ tác dụng lại 1 lực tương tự lại bánh xe và lực này có hướng vuông góc với bánh xe và đi thẳng vào tâm bánh xe.
3. Lực vào bánh xe sẽ truyền đến các nan hoa. Nếu nan hoa đi qua tâm bánh xe thì lực tác dụng lên các nan hoa không đồng đều rễ bị tập trung lực vào 1 nan nào đó. Vì vậy người ta thiết kế nan hoa cách tâm bánh 1 khoảng cách nhất định đồng đều nhau sẽ tạo ra momen phân bố đều lực cho các nan - (Kaka 87)

Nan hoa không qua tâm là sự phân bố lực tác dụng lên moay ơ và nan hoa.khi chịu lực sẽ phân bố lực đều lên các cặp đan chéo nhau nhờ đó giúp chịu lực tốt hơn đồng thời tăng khả năng chịu lực cho moay ơ do đó giảm được kích thước moay ơ và nan hoa,tiết kiệm chi phí chế tạo,giảm khối lượng xe! - (Trần Tuân)

Nan hoa chéo là kết cấu chống xoay giữa trục và vành tốt nhất, ai làm trên tàu thuỷ sẽ hiểu như khi buộc tàu vào cầu cảng luôn có dây buộc chéo - (sang)

Để giữ ổn định vành bánh xe trước sự tác động của lực bên ngoài từ mọi hướng thì cách bố trí nan hoa như thế là hợp lý. Nếu bạn dùng nan hoa mềm mà bố trí trên một mặt phẳng (đi qua tâm) thì nó chỉ cân bằng được lực đi qua tâm, các lực theo hướng khác khi tác động vào bánh xe thì bánh xe sẽ bị sự cố ngay. Nếu bạn dùng nan hoa cứng thì có thể cho nó đi qua tâm nhưng khi đó lại khó khăn là không có chỗ đủ ở trục để lắp nan hoa vào. Muốn có đủ chỗ thì phải làm cái vòng lơn hơn khi đó làm xấu đi tính thẩm mỹ của xe đạp. - (KhacViet)

Còn chổ để gắn bạc đạn trục bánh xe =)) - (thanh)

rat don gian cac ban oi neu lan hoa di qua tam, thi truc banh xe nam o cho nao.............hiiiiiiiiiiiiiiiiii - (Trần Quốc Đạt)

Nếu nan hoa đan thẳng theo kiểu hướng tâm thì khi trục chuyển động quay (nhận moment từ động cơ hay lực đạp) vành xe sẽ không quay theo và xe không chuyển động được. Giống như các cột cao thường phải có những dây giằng xiên chéo để đỡ. Do đó có thể thấy nan hoa đan xiên sẽ giúp vành xe và trục xe là một thể thống nhất vững chắc, tránh tình trạng 1 bên quay mà một biên không quay - (nguyen)

Đơn giản là bánh xe sẽ chịu nhiều lực.tác động từ nhiều phía.nên nan hoa phải đc đan chéo.khiến cho lực tác động lên một điểm sẽ chia đều ra khắp vành.và khi tăng tốc hay phanh gấp.moay ơ ko bị xoay. - (nguyên dũng)

làm thế cho dễ - (Quang Minh)

Tâm là một điểm, nếu tất cả nan hoa đều qua tâm, thì cấu tạo sẽ như thế nào? tất cả dồn lên 1 điểm? vì vậy, người ta mới nghĩ ra có vòng trục phía ngoài để liên kết các nan hoa lại. - (Thanh)

Khi quay banh xe nho nan hoa co lúc keo tác dong tao nen luc ly Tam lam cho banh xe quay va tao quan tinh cho banh xe quay nhe hon vi khi lệch Tam bao Nhieu thi p=m*r*omega binh phương - (Vo minh nhan)

Ông nào sản xuất bánh xe đạp lên trả lời đi cho nhanh :D - (Nam Nguyen)

căm xe là lõi thép dự ứng lực. mình kéo nó căng để khi bung ra thì nó lớn hơn lực tác động từ trọng lượng xe + con người+ cộng hưởng lực+......+. không nhất thiết phải đi qua tâm làm gì cho khó ggia công và thiết kế. - (Văn Khoa Đoàn)

Nếu nan hoa cắm thẳng với may ơ thì khi may ơ chuyển động, khi phanh hoặc khi bị xóc xe thì lực tác dụng vào may ơ của xe sẽ không đều dẫn đến cong, gẫy nan hoa gây lệch tâm của vành với may ơ xe, do vậy các nan hoa xe đạp hoặc xe máy đều được đan chéo và lệch tâm để giảm tối thiểu các lực tác dụng này. - (Nhung Nguyen)

nan hoa (căm) xe đạp và xe gắn máy đi qua tâm bánh xe thì lấy chỗ nào để trục bánh xe đi qua chịu lực - (Ngô Duy Tùng)

Tại lúc sản xuất chiếc đầu tiên thằng thợ uống rượu say làm lệch rồi đăng ký bản quyền sau này phải để vậy luôn. Nói vậy cho nhanh. Giải thích nhiều đau đầu - (Phong cao)

Thế vì sao anh lại muốn nó đi qua tâm?!? - (Loay Hoay)

Thiết kế như vậy được coi như một lò xo giảm sóc - (linh)

Vì có nhiều lực tác động lên vành, lực hướng tâm, mô men lực của trục, trọng lực . Các lực này có hướng khác nhau. Nếu nan hoa thẳng trục sẽ tạo ra ba điểm trên một đường thẳng mà lại chịu nhiều lực có hướng khác nhau thì làm sao mà ổn định được, nó sẽ bị sô lệch. Vậy người ta đặt lệch để tạo ra một cánh tay đòn khoẻ hơn để chiến thắng mô men soắn, nhưng bao giờ nó cũng tạo ra lực tương tác để phản lại, vạy khi không còn lực mô men thì sao, nó sẽ tự phá vỡ cân bằng của nó, vậy người ta làm thêm cho nó cái ngược lại cho chúng mày kéo nhau tao là trục đứng đó xem cho đỡ mệt mỏi kha kha. - (nhcuong)

Bạn Trần Thế Công trả lời chuẩn nhất! - (Thanh phung)

That ra van de rat don gian. thu nhat ban chi thay nan hoa lech tam tren banh xe su dung nan hoa ma khong thay tren banh xe duc san. vi sao ? don gian la ko the can bang dc banh xe theo cac chieu de tao ra su dong tam cho banh xe neu nhu ko su dung robot sieu chinh xac. vi qua ton kem, trong khi neu dat lech tam ban se vo cung de dang dieu chinh huong de tao su dong tam.(noi cach khac lam sao co the can bang banh xe bang cach thu cong) - (Tien)

khi di qua tam cac nan hoa se khong dan duoc voi nhau .Khi khong qua tam cac nan duoc dan giao nhau cac diem tiep suc nay vua lam kau do chiu luc duoc chia se se co tac dung giam chan tu do luc cang luon deu - (buomuan buomxuan)

THAM MY, DE BIET BANH XE QUAY PHIA NAO THOI - (Nguyenhuudai Nguyen)

tác dụng của nan hoa là gì? thứ nhất là để giữ cho vành luôn tròn không bị lệch ( ai đã cân vành xe rồi sẽ biết rõ cái này). Thứ 2 và cũng là vai trò chính là truyền lực từ vòng bi ra vành xe để xe có thể lăn bánh. Nếu nan hoa đi qua tâm thì nan hoa sẽ là đường thẳng vuông góc với tiếp tuyến của vành tại điểm đầu nan hoa lực truyền sẽ kém hơn. Đồng thời nó khiến cho lực phân bố lên vành cũng như may ơ không đều bằng khi nan hoa bắt chéo. - (Nguyễn Xuân Hà)

Ban hoa mà đi qua tâm có mấy yếu tố bất lợi sau đây:
1- lực tác dụng tác dụng trực tiếp lên hệ trục và ổ ( Gây mòn, biến dạng lớn hơn )
2- Từng thanh nan hoa bị lực xuyên dọc trục chịu toàn bộ tải trọng có thể sẽ nhanh chóng bị đứt, biến dạng và khi đó sẽ kéo theo hàng loạt thanh nan hoa khác liên tiếp bị phá hủy... - (binhsd307)

Rất đơn giản.
1. Nan hoa phải chịu lực căng sinh ra bởi người và vật trên xe.
Muốn vậy, có hai cách . A. Nan hoa hướng thẳng vào tâm(bạn hỏi). B hai nan hoa đan chéo nhau (như thực tế)
2. Nan hoa phải truyền lực xoắn (momen xoắn) để xe đi được.
Muốn vậy, cách A có được hay ko? Bạn hình dung ra các nan hoa sẽ bị xoắn vẹo đi (cho dù có xiết căng) hay ko? Nên nhớ nan hoa như 1 sợi dây bị căng, chứ ko phải cứng như 1 gân vành đúc nhé.
Vậy cách B là hợp lý. - (Trung)

Thật ra là có đi qua tâm. Nan hoa xe đạp đời mới bằng nhựa tổng hợp có khả năng chịu lực tốt - nên số lượng nan giảm xuống và có đi qua tâm. - (Chau Pham)

Ý kiến của tôi rất đơn giản : lực căng thẳng từ tâm bánh sẽ xé rách lổ xỏ đầu nan hoa, vì phần gờ còn lại từ lổ xỏ ra mép đùm (moyeu) rất ít, hai nan hoa đan theo chiều căng ngược nhau để giữ vành bánh xe luôn có lực căng rất lớn, nên phải bố trí lệch tâm.để không xé rách mép đùm - (NVL)

Gửi bạn, chắc tác giả câu hỏi này không phải dân vật lý,
mục đich chính là không tạo ra hiện tượng cộng hưởng.
Nếu nan hoa đi qua tâm khi đó nan hoa sẽ giống như một cái loxo và nó sẽ có cơ hội dao động điều hoà, sẽ rất là dễ xảy ra hiện tượng cộng hưởng khi đi qua chỗ sóc gây nên đứt nan hoa.
Hiện tượng nan hoa đi qua tâm may ơ giống hệt như trường hợp dây treo thẳng đứng trong cầu treo - (Nguyen Hung)

Nếu bạn đã từng đan nan hoa thì có thể bạn lkhong hỏi câu hỏi này hoặc bạn muốn mọi người hiểu thêm nó. Nếu nan hoa đồng tâm thì mọi lực của các nan hoa đều đi ngang qua tâm lúc dễ xảy ra gảy vở ở trục bánh xe! Nếu nan hoa được đan lệch tâm và chia điều khoản cách cùng góc lệch của lực tác động từ bánh xe về mai e sẽ yếu đi - (Anh Tuấn)

Người trả lời trần thế công nói rất chính xác. Có lẽ đây là nhà chế tạo ra nó. Thiết kế không qua tâm là để nan bị kéo khi chịu mômen xoắn. Mômen xoắn là lực lớn nhất trong tất cả các lực tác động - (Tahi)

nan xe đi qua tâm thì cái cốt xe gắn o đâu.... - (họ và tên)

Ở tâm bánh xe ( vành xe ) có một cái trục quay trong vòng bi...Nếu bỏ trục và vòng bi đi thì nan hoa xe đạp và xe máy sẽ có thể đi qua tâm bánh xe. - (Nếp)

Theo tôi mục đích của nan hoa đan chéo cách 5 cách 7 là biến lực nén thành lực kéo mà nan hoa chỉ chịu dc lực kéo thôi. - (Trịnh Tuấn)

Câu hỏi rất hay, và đã có nhiều bạn

0