09/06/2018, 22:28

Có phải con dấu thư viện luôn đóng ở trang 17? - Câu hỏi hay

Nhiều lần đến thư viện đọc sách và thấy rằng, con dấu đóng trên sách luôn đúng ở trang 17. Mục đích của việc làm này là gì? ...

Nhiều lần đến thư viện đọc sách và thấy rằng, con dấu đóng trên sách luôn đúng ở trang 17. Mục đích của việc làm này là gì?

Việc đóng dấu sách ở trang đầu và trang 17 xuất phát từ kỹ thuật in ấn và cách bảo quản sách của thư viện.
Trước hết, hãy làm quen với một số thuật ngữ ngành in.
Bình trang (còn gọi là bình bản) là sắp xếp các trang trên một tờ giấy in lớn để sau khi in xong, ta gấp tờ in theo một thứ tự nào đó thì sẽ được một tay sách. Nhiều tay sách ghép lại thành ruột sách.
Mỗi tay sách (còn gọi là ca-yê, phiên âm tiếng Pháp cahier, nghĩa thông thường là quyển vở, nghĩa trong ngành in là tay, tập) thông thường có 4, 8, 16 hoặc 32 trang. Số trang của mỗi tay sách nhiều hay ít tùy thuộc vào khổ sách thành phẩm và độ dày của giấy. Nếu giấy dày quá thì chỉ có thể gấp một vạch (một lần) thành 4 trang, hoặc 2 vạch vuông góc thành 8 trang, hoặc 2 vạch song song thành 6 trang. Như thế, để dễ bình trang thì tổng số trang của cuốn sách đem in phải là bội số của 4. Số trang sách luôn được đánh theo nguyên tắc: trang chẵn nằm bên trái, trang lẻ nằm bên phải.
Đối với các quyển sách ở thư viện (thường có khổ bình quân 15 x 21cm), khi in người ta tính mỗi tay sách 16 trang. Như thế, với loại sách này, trang 1 là mở đầu của tay sách thứ nhất và trang 17 là mở đầu của tay sách thứ hai, người ta đóng dấu tại hai trang này để giữ dấu sách. Thường thì tay sách thứ nhất rất dễ bị long khỏi cả quyển, nếu có dấu đóng ở trang 17 thì vẫn có thể tra cứu lại gốc tích của cuốn sách.
Cách đóng dấu sách này không có văn bản nào quy định, chỉ là theo thói quen và trở thành quy ước bất thành văn. - (WilloW)

Nếu như mình không nhầm thì là do trang 17 là trang đầu tiên của tay sách thứ hai.
Theo cách đóng sách truyền thống thì cứ 16 trang là một tay sách. Đóng vào trang 17 cũng là một cách để giữ dấu sách vì tay sách thứ nhất rất dễ bị long khỏi cả quyển. Trong trường hợp đó thì nếu có dấu đóng ở trang 17 thì vẫn có thể tra cứu lại gốc tích của cuốn sách. - (Khánh Hòa)

Câu này cũng là câu tớ đã hỏi cô quản thư, được cô ấy trả lời là vì đây là trang đầu tiên của tay sách thứ 2, nôm na là: sách có nhiều tệp được kết lại thành quyển, tệp thứ hai an toàn (ít bị rách hơn trang đầu) và dễ để ý nhất ! - (NEMO)

Sách in thường có nhiều "tay sách", - còn gọi là các tệp và được đóng liền nhau. Thông thường mỗi tệp có 4 tờ x 4 mặt = 16 trang. Như vậy tệp thứ hai bắt đầu từ trang 17. Theo quy định nghiệp vụ của ngành thư viện, dấu thư viện luôn được đóng vào trang tên sách và trang 17, mục đích để khi cuốn sách nếu có hư hỏng, mất các trang đầu (hoặc rơi mất tệp đầu) thì vẫn có thể xác định được cuốn sách đó là tài sản thuộc thư viện cũng như các ký hiệu về phân loại, số thứ tự... của cuốn sách đó./. - (Đặng Hùng)

Hồi trước lúc còn học sinh mình có trực ở thư viện, thì được biết một cuốn sách được gộp từ nhiều "tép" giấy khác nhau, và mỗi tép là 16 trang. Bắt đầu một tép mới là trang 17 vì thế người ta quy định là đóng ở đầu tép thứ 2 để trường hợp bị mất trang đầu tiên hay tép đầu thì có tép thứ hai để vẫn có thể tìm gốc tích của sách - (tttm)

Việc đóng dấu sách ở trang đầu và trang 17 xuất phát từ kỹ thuật in ấn và cách bảo quản sách của thư viện.
Bình trang (còn gọi là bình bản) là sắp xếp các trang trên một tờ giấy in lớn để sau khi in xong, ta gấp tờ in theo một thứ tự nào đó thì sẽ
được một tay sách. Nhiều tay sách ghép lại thành ruột sách.
Mỗi tay sách thông thường có 4, 8, 16 hoặc 32 trang. Số trang của mỗi
tay sách nhiều hay ít tùy thuộc vào khổ sách thành phẩm và độ dày của
giấy.
Đối với các quyển sách ở thư viện (thường có khổ bình quân 15 x 21cm),khi in người ta tính mỗi tay sách 16 trang. Như thế, với loại sách
này, trang 1 là mở đầu của tay sách thứ nhất và trang 17 là mở đầu của
tay sách thứ hai, người ta đóng dấu tại hai trang này để giữ dấu sách.
(Thường thì tay sách thứ nhất rất dễ bị long khỏi cả quyển, nếu có dấu
đóng ở trang 17 thì vẫn có thể tra cứu lại gốc tích của cuốn sách.)
BongNgoc TV-K3, Đại học Nội vụ Hà Nội - (Diệp Lê Ngọc)

Nếu nó không đủ 17 trang thì đóng vào đâu?
Cứ thấy người đi trước đóng vào đó thì đóng theo. Truy nguyên... có thể đơb giản vì người đầu tiên đó ghét số 17 mà thôi! - (DoGan)

Thông thường một cuốn sách được viết thì từ trang 1 đến trang 17 là phần đầu của cuốn sách,nên nếu như một cuốn sách bị mất 17 trang đầu thì giá trị nội dung của cuốn sách đó mất đi phần mở đầu,còn sử dụng được,nếu mất nhiều quá thì ko nên sử dụng cuốn sách đó nữa,nhưng ngày nay thì sách được in ra với nhiều hình thức văn bản và trình bày khác nhau,nên ko nhất định là phải đóng dấu thư viện ở trang 17 nữa - (kim loan)

Trang 17 là trang đầu tiên của tay sách thứ hai trong cuốn sách. Quy định của thư viện là đóng dầu vào trang đầu tiên cuốn sách và trang đầu tiên tay sách thứ hai (trang 17 ) nhằm bảo vệ, xác minh sách là bản gốc của thư viện. Có nhiều cuốn sách của thư viện là bản gốc có giá trị rất lớn so với sách tái bản, sách giả. Đầu gút chỉ khâu cuốn sách ở tay sách thứ nhất và cuối cùng của cuốn sách, nếu muốn thay tay 2 phải bung đầu gút tay 1 của sách. Do vậy việc đóng dấu vào trang 17 nhằm hạn chế việc đánh tráo sách ở thư viện và giúp việc phát hiện, thẩm định bản chính sẽ rõ hơn. Hơn nữa nếu cuốn sách bị thay tay sách thứ nhất và thứ hai sẽ giảm giá trị sưu tầm làm nản lòng những người thích sưu tầm, đánh tráo sách. - (Vân Anh)

Bản in sách thường in trên 2 mặt giấy, mỗi mặt 8 trang gấp lại thành 4 tờ, mỗi tờ 4 trang, 4 tờ gép lại thành 1 "tay" sách như vậy mỗi "tay" sách có 16 trang. Nhiều tay sách đóng lại thành cuốn sách, gút chỉ đóng sách ở "tay" sách thứ nhất và cuối cùng. Thư viện thường đóng dấu vào trang đầu tiên của cuốn sách và trang 17 là trang đầu tiên của "tay" sách thứ 2. Nếu "tay" sách đầu tiên bị đứt ra để tháo tay sách thứ hai, chỉ khâu sách sẽ có dấu vết. Như vậy kẻ nào mượn sách thư viện mà cố tình tráo cuốn sách không phải của thư viện sẽ phải xé 2 trang hoặc tháo 2 "tay" sách, thủ thư sẽ phát hiện ra. Đây là qui định có từ thời Pháp, sách là một tài sản quý và hiện nay cũng còn nhiều sách quý hiếm nên phương pháp đóng dấu trang đầu và trang 17 vẫn được duy trì để kiểm tra sách có phải là bản gốc của thư viện không. - (Anh Tuấn)

Vì thủ thư của thư viện bạn hay ghé thích số 17, đơn giản vậy thôi. Chớ thích đóng dấu trang nào mà chả được! - (Mọt sách)

Đúng thế, vì một tay sách in thông thường vừa đúng 16 trang (in trên một tờ giấy khổ to sau đó gập lại) nên người ta đóng dấu ở trang số 17 - (lam.bui07)

1. Hồi xưa người ta đóng sách theo từng tập 16 trang, trang 17 là trang đầu tiên của tập 2.
2. Nếu để ở các trang đầu (thường là giới thiệu, đề tựa, mục lục, là những trang ko quan trọng) thì không cản được việc ăn cắp sách rồi cắt trang đó đi.
3. Lúc vội thì khó có thể giở ra được trang này và xé nó đi.
Ở VN đa phần là ở trang 17, nhưng thực ra tùy theo (1) mà có thể ở các trang khác (tùy nước, tùy nhà xuất bản, thư viện hoặc loại sách). - (gavit n cassaaus)

Tôi nhận thấy trang 17 là trang đầu tiên của tệp thứ 2 (một quyển sách, ví dụ khổ A5, bao gồm nhiều tệp, mỗi tệp là một tờ khổ A2 gấp làm tám thành 8 tờ A5 tức 16 trang, các tệp được xâu chỉ và nối với nhau bằng sợi chỉ đó trước khi dán gáy và bìa). Còn lý do tại sao đóng vào tệp thứ 2 mà không là tệp thứ nhất thì tôi không rõ, chắc là do yếu tố thẩm mỹ hay một yếu tố kỹ thuật nào khác. - (shan shin)

Đơn giản: Trang 17 đúng một "tay sách" (thuật ngữ của Cán bộ thư viện & các ông thợ đóng xén sổ sách) - (okabc007)

Tôi cho là đây là quy ước của ngành thư viện. Để đề phòng táp đầu tiên của sách bị bong mất vì lý do nào đó thì dấu thư viện vẫn còn được lưu ở táp thứ hai (mỗi táp = 16 trang). - (nguyễn nam đô)

Ngẫu nhiên , ngẫu nhiên thôi. - (robot)

Đó là quy định của thư viện vì khi trang 17 bị mất thi 90%là sách của thư viện bị cầm nhầm - (DUY TÂM)

Đây là thắc mắc của tôi cách nay gần 50 năm. Tôi cũng được Mẹ tôi,là Quản Thủ  của thư viện giải thích rằng :Trang 17 là trang đầu tiên của tay sách thứ hai trong cuốn sách. Đó cũng là quy ước của thư viện để tránh cho dấu bị lem nhòe và chống lại người trộm sách của thư viện
- (ThS Lê Tấn lam Anh)

ngày xưa mình hay ký vào trang 49 cho nên khi bi mất sách mở ra nếu có chữ ký cua mình thì không ai cãi được - (thọ hoàng)

Đây là thói quen xuất phát từ việc đóng sách. Khổ sách đầu tiên sẽ có 16 trang (đóng chung 1 gáy), từ trang thứ 17 đến trang thứ 32 là khổ thứ hai. Khi người ta đóng dấu cho quyển sách, đầu tiên sẽ đóng vào các trang tiêu đề, sau đó đóng đến trang đầu của khổ thứ 2, đó là trang 17. Với những quyển sách đóng kiểu dán gáy thì không có quy luật như sách đóng, nhưng vẫn sẽ được đóng dấu vào trang 17 như là 1 thói quen đã thành quy định. - (Đức Lan)

Theo nhiều người, dấu thư viện thường được đóng ở trang 17 vì để ghi nhớ cuốn sách đầu tiên chỉ có 17 trang. - (Tuan Goghe)

Đúng, đó là quy định của thư viện, đóng dấu trang 17 là trang đầu của tay sách thứ 2
Ngoài ra, việc đóng dấu còn được thực hiện ở "trang tên sách" (Không hẳn là trang đầu tiên của cuốn sách, có thể là trang thứ nhì), là trang ghi đủ nội dung tác giả, tựa đề, nhà xuất bản, năm xuất bản... trước lời nói đầu / mục lục - (Thanh)

Câu này cũng là câu tớ đã hỏi cô quản thư, được cô ấy trả lời là vì đây là trang đầu tiên của tay sách thứ 2, nôm na là: sách có nhiều tệp được kết lại thành quyển, tệp thứ hai an toàn (ít bị rách hơn trang đầu) và dễ để ý nhất ! - (Nguyễn Ánh 9)

- Việc đóng dấu sách ở trang đầu và trang 17 xuất phát từ kỹ thuật in ấn và cách bảo quản sách của thư viện.

Trước hết, hãy làm quen với một số thuật ngữ ngành in.

Bình trang (còn gọi là bình bản) là sắp xếp các trang trên một tờ giấy in lớn để sau khi in xong, ta gấp tờ in theo một thứ tự nào đó thì sẽ được một tay sách. Nhiều tay sách ghép lại thành ruột sách.
Mỗi tay sách (còn gọi là ca-yê, phiên âm tiếng Pháp cahier, nghĩa thông thường là quyển vở, nghĩa trong ngành in là tay, tập) thông thường có 4, 8, 16 hoặc 32 trang. Số trang của mỗi tay sách nhiều hay ít tùy thuộc vào khổ sách thành phẩm và độ dày của giấy. Nếu giấy dày quá thì chỉ có thể gấp một vạch (một lần) thành 4 trang, hoặc 2 vạch vuông góc thành 8 trang, hoặc 2 vạch song song thành 6 trang. Như thế, để dễ bình trang thì tổng số trang của cuốn sách đem in phải là bội số của 4. Số trang sách luôn được đánh theo nguyên tắc: trang chẵn nằm bên trái, trang lẻ nằm bên phải.

Đối với các quyển sách ở thư viện (thường có khổ bình quân 15 x 21cm), khi in người ta tính mỗi tay sách 16 trang. Như thế, với loại sách này, trang 1 là mở đầu của tay sách thứ nhất và trang 17 là mở đầu của tay sách thứ hai, người ta đóng dấu tại hai trang này để giữ dấu sách. Thường thì tay sách thứ nhất rất dễ bị long khỏi cả quyển, nếu có dấu đóng ở trang 17 thì vẫn có thể tra cứu lại gốc tích của cuốn sách.

Cách đóng dấu sách này không có văn bản nào quy định, chỉ là theo thói quen và trở thành quy ước bất thành văn.
--ST-- - (Doan Manh)

Kỹ thuật đóng sách trước đây, dùng chỉ để khâu các "tay sách" vào với nhau. Mỗi tay sách có 16 trang, như vậy đầu tay sách xưa là trang 17. Dấu đóng vào sách TV ở trang tên sách và trang 17 để khẳng định chủ sở hữu tài sản TV. Đóng dấu ở trang 17, có tác dụng: nếu dấu ở trang tên sách có bị rách mất, vẫn còn dấu ở trang 17. Hiện nay công nghệ đóng sách mới bằng keo, nhưng các TV vẫn đóng thêm dấu ở trang 17 như lâu nay vẫn làm. - (Quang tri)

Hãy đọc truyện ngắn TRANG 17 thì sẽ rõ. - (long cao)

Xong,chiều nay gọi điện cho người thân ở Việt Nam làm lô con 17 thôi:)). - (Kanzaki phạm.)

Đây là sự xác nhận "chủ quyền" của thư viện với cuốn sách. Mỗi cuốn sách thường gồm nhiều trang, chia làm nhiều "tay" mỗi tay có 16 trang, 17 là trang đầu tiên ở tay thứ 2 bạn nhé. - (Con Lớn Rồi)

Từ khi còn nhỏ đang học cấp 2 tôi đã biết điều đó. Bởi tuần nào tôi cũng đọc sách do chị tôi là người quản lý thư viện cho mượn. Tôi cũng hỏi điều tỏ mò đó và chị bảo đó là qui ước trong nghành thư viện. - (mai2it)

Vì mỗi quyển sách chỉ có 1 trang 17 - (khoai)

Vì mỗi tay sách có 16 trang, đề phòng khi mất tay sách đầu tiên, người ta đóng dấu vào trang thứ 17 :D
/1 tay sách là 1 đơn vị gồm 16 trang, ghép nhiều tay sách lại ta đuợc 1 quyển sách. (Bạn lật gáy sách ra là thấy :D ) - (Anh Thi)

Việc đóng dấu sách ở trang đầu và trang 17 xuất phát từ kỹ thuật in ấn và cách bảo quản sách của thư viện.
Bình trang (còn gọi là bình bản) là sắp xếp các trang trên một tờ giấy in lớn để sau khi in xong, ta gấp tờ in theo một thứ tự nào đó thì sẽ được một tay sách. Nhiều tay sách ghép lại thành ruột sách.
Mỗi tay sách thông thường có 4, 8, 16 hoặc 32 trang. Số trang của mỗi tay sách nhiều hay ít tùy thuộc vào khổ sách thành phẩm và độ dày của giấy.
Đối với các quyển sách ở thư viện (thường có khổ bình quân 15 x 21cm), khi in người ta tính mỗi tay sách 16 trang. Như thế, với loại sách này, trang 1 là mở đầu của tay sách thứ nhất và trang 17 là mở đầu của tay sách thứ hai, người ta đóng dấu tại hai trang này để giữ dấu sách. (Thường thì tay sách thứ nhất rất dễ bị long khỏi cả quyển, nếu có dấu đóng ở trang 17 thì vẫn có thể tra cứu lại gốc tích của cuốn sách. - (Hoang Thuy)

thực ra thì dấu thư viện đóng ở trang 1 và trang 17. Trang 1 là trang đầu của tệp 1, trang 17 là trang đầu của tệp 2. Nếu sách bị rách trang 1, trang 17 có thể được đưa vào thanh lý :) - (Dũng Trần Đình)

Việc đóng dấu sách ở trang đầu và trang 17 xuất phát từ kỹ thuật in ấn và cách bảo quản sách của thư viện.
Trước hết, hãy làm quen với một số thuật ngữ ngành in.
Bình trang (còn gọi là bình bản) là sắp xếp các trang trên một tờ giấy in lớn để sau khi in xong, ta gấp tờ in theo một thứ tự nào đó thì sẽ được một tay sách. Nhiều tay sách ghép lại thành ruột sách.
Mỗi tay sách (còn gọi là ca-yê, phiên âm tiếng Pháp cahier, nghĩa thông thường là quyển vở, nghĩa trong ngành in là tay, tập) thông thường có 4, 8, 16 hoặc 32 trang. Số trang của mỗi tay sách nhiều hay ít tùy thuộc vào khổ sách thành phẩm và độ dày của giấy. Nếu giấy dày quá thì chỉ có thể gấp một vạch (một lần) thành 4 trang, hoặc 2 vạch vuông góc thành 8 trang, hoặc 2 vạch song song thành 6 trang. Như thế, để dễ bình trang thì tổng số trang của cuốn sách đem in phải là bội số của 4. Số trang sách luôn được đánh theo nguyên tắc: trang chẵn nằm bên trái, trang lẻ nằm bên phải.
Đối với các quyển sách ở thư viện (thường có khổ bình quân 15 x 21cm), khi in người ta tính mỗi tay sách 16 trang. Như thế, với loại sách này, trang 1 là mở đầu của tay sách thứ nhất và trang 17 là mở đầu của tay sách thứ hai, người ta đóng dấu tại hai trang này để giữ dấu sách. Thường thì tay sách thứ nhất rất dễ bị long khỏi cả quyển, nếu có dấu đóng ở trang 17 thì vẫn có thể tra cứu lại gốc tích của cuốn sách.
Cách đóng dấu sách này không có văn bản nào quy định, chỉ là theo thói quen và trở thành quy ước bất thành văn. Có thắc mắc gì bạn email cho mình: nguyenminhquan25@gmail.com nhé. Mình biết khá nhiều về sách - (Nguyễn Minh Quân)

Đúng rồi bạn ạ, nó là sau trang 16 và trước trang 18. - (nhinho)

Có dấu thư viện được đóng ở trang số 1 và trang 17.
Hồi học tiểu học mình có phụ cô văn thư đóng vái này và hỏi cô tại sao đóng như thế?
Cô trả lời là do trước giờ thư viện nào cũng đóng như thế nên lâu ngày thành lệ.
Mình chỉ nghĩ câu hỏi đó chỉ có trẻ con như mình hồi xưa hỏi thoi.
Ai ngờ bây giờ có người thắc mắc giống như mình. - (Mít Tơ Khải)

Do hết 16 trang là một tay sách nên người ta đóng ở đó. - (Dong Hien)

Ngày trước có bộ phim dài nhiều tập rất hay của Liên xô, tên là "17 khoảng khắc mùa xuân". Chắc cô thủ thư chỗ bạn mê phim này nên đóng dấu vào trang 17 để lưu kí ức về bộ phim này. - (bshuy2003)

Truong dhspkt_hy ngay xua tui học trang 17 sach thu vien quyen nao cung co dau. - (ngoctuan)

Chả đúng, tớ đang cầm 2 cuốn sách của thư viện Khánh Hòa và ở trang 17 chẳng có gì. Như vậy thủ tục đóng vào trang 17 không phải thư viện nào cũng biết và cũng làm y như vậy! - (PTMT)

Cảm ơn bạn WilloW rất nhiều, vậy là tôi lại biết thêm một kiến thức nữa rồi. - (Đỗ Thanh Thảo My)

dung roi, do la tap nho dau tien duoc dong - (Phuong Do)

thông thường con dấu thư viện sẽ đóng vào trang tên sách và trang thứ 17. nguyên nhân vì sao đóng vào trang 17 thì như 1 số bạn đã giải thích. tuy nhiên không nhất thiết là phải đóng ở trang 17.hiện nay 1 số thư viện trường đại học hay cơ quan vẫn chọn 1 số khác để đóng dấu (con số ý nghĩa với thư viện). Nên chọn trang ở giữa để xác định được sách hay tài liệu có bị mất trang hay không/ mục đích đóng dấu là để bảo quản sách cho thư viện, nếu sách bị mất trang cũng dễ phát hiện và xử lý, chỉnh sửa hơn. - (thiên nga)

Bản in sách thường in trên 2 mặt giấy, mỗi mặt 8 trang gấp lại thành 4 tờ, mỗi tờ 4 trang, 4 tờ gép lại thành 1 "tay" sách như vậy mỗi "tay" sách có 16 trang. Nhiều tay sách đóng lại thành cuốn sách, gút chỉ đóng sách ở "tay" sách thứ nhất và cuối cùng. Thư viện thường đóng dấu vào trang đầu tiên của cuốn sách và trang 17 là trang đầu tiên của "tay" sách thứ 2. Nếu "tay" sách đầu tiên bị đứt ra để tháo tay sách thứ hai, chỉ khâu sách sẽ có dấu vết. Như vậy kẻ nào mượn sách thư viện mà cố tình tráo cuốn sách không phải của thư viện sẽ phải xé 2 trang hoặc tháo 2 "tay" sách, thủ thư sẽ phát hiện ra. Đây là qui định có từ thời Pháp, sách là một tài sản quý và hiện nay cũng còn nhiều sách quý hiếm nên phương pháp đóng dấu trang đầu và trang 17 vẫn được duy trì để kiểm tra sách có phải là bản gốc của thư viện không. - (Xuandieu Thd)

Bạn khánh Hoà nói đúng. - (sinhhuydoan)

WilloW đã giải thích rất đầy đủ. Tớ ngày trước cũng hay được cơ quan cử đi in sách và sửa lỗi moras và biết rằng trang 17 là trang đầu tiên của "tay sách" thứ 2 của cuốn sách. Vì vậy, thư viện đóng dấu vào trang 17 là để giữ dấu. Đơn giản vậy thôi. - (Sansan)

neu ko dong dau trang 17 la thu vien do co ma, vi do la loi nguyen cua thu vien tren toan the gioi nay, ko ai dam lam sai - (taloa)

Mình cũng hay mượn sách của Thư viện, để ý thấy trang 17 quyển nào cũng đóng dấu, không hiểu tại sao, nhưng nghĩ là quy định như vậy, hôm nay xem mới biết. - (Hương Lê)

Khi bình bản in se la các con số chẵn lẻ. Các ban để ý xem ko bao giờ các con số là. 1-2. 1-3. Ma sẽ là 1-5. 2-9. 3-6. 4-7 khi in xong sắp lai trang để dóng sách theo từng cuốn tất cả các trang sẽ dừng o tay số hai tuc là tay sách nay về màu sắc và trình bày ko bị sai để đánh dấu cuốn sách đó có bị thiếu hay loi ko để lưu trữ vào trung tâm lưu trữ . và khi tái bản họ sẽ kiểm tra lại rất nhanh và ko bị lỗi khi tái bản. Nếu sách co trang 17 họ sẽ làm dấu trang số 7. - (vu long)

nếu cuốn sách ấy không đủ 17tr thì đóng dấu thư viện vào trang thứ nhất pk? - (nguyennuongha)

Dán nhãn sách phía trên hay phía dưới gáy sách là đúng - (tranngat.pgv)

0