Vì sao nước có nhiệt độ thấp hơn không khí? - Câu hỏi hay
Dù nhiệt độ trong phòng là bình thường, nhưng khi chúng ta chạm tay vào nước hay các đồ vật thì ta cảm thấy chúng mát hoặc lạnh hơn. Vì sao vậy? ...
Dù nhiệt độ trong phòng là bình thường, nhưng khi chúng ta chạm tay vào nước hay các đồ vật thì ta cảm thấy chúng mát hoặc lạnh hơn. Vì sao vậy?
Nước là chất lỏng dễ bay hơi. Quá trình bay hơi sẽ lấy năng lượng nên chất lỏng còn lại sẽ bị lạnh đi và đó cũng là nguyên lý hoạt động trong các máy lạnh. Ngoài ra nước cũng truyền nhiệt tốt hơn không khí nên ta cảm thấy nước lạnh hơn không khí. - (HT.)
vì nước hay đồ dùng trong nhà truyền nhiệt tốt hơn không khí rất nhiều, khi bạn chạm tay vào nước hay đồ vật đó thì nhiệt lượng của tay bạn truyền sang các các vật thể đó nhanh và nhiều hơn, tay bạn bị mất nhiệt nên cảm thấy mát, lạnh. Sỡ dĩ bạn thấy ấm khi mặc áo len, áo ấm vì áo len áo ấm truyền nhiệt kém nên nó không truyền nhiệt cơ thể bạn ra ngoài. - (HoangDao)
Có hai lý do khiến điều nước có nhiệt độ thấp hơn như sau:
+ Lý do 1, nước được đựng trong không khí có mặt thoáng, vì đặc điểm của nước là luôn luôn bay hơi do độ ẩm trong không khí không bão hòa nên bạn để 1 cốc nước vào ngày là hết. Trong quá trình hóa hơn nước sẽ thu nhiệt (ngược lại quá trình đông đặc sẽ tỏa nhiệt).
+ Lý do thứ 2 là nước là vật thể lỏng gần như trong suốt, vì vậy nó hấp thụ bức xạ nhiệt hầu như không đáng kể (vật thể tối màu sẽ hấp thụ bức xạ nhiệt nhiều hơn). Vì vậy yếu tố truyền nhiệt theo bức xạ của ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ nước nóng lên không đáng kể. Bạn cứ thử lấy 1 cốc nước và 1 vật màu đen để dưới nắng mà coi, nước không hấp thụ bắc xạ nhiệt do nó sáng màu nên không nóng lên.
+ Vì hai yếu tố đó dẫn tới nước luôn mát hơn các vật khác.
Nếu nước hay dung dịch gần như trong suốt mà đựng trong lon bia như bia lon Hà Nội chẳng hạn, bạn cầm vào sẽ ko mát đâu, do nó kín khí và đựng trong hộp tối màu. Nếu muốn uống bia mát thì cho thêm đá là thế đó! - (Hà Văn Kiên)
Có nhiều giải thích chắc thuộc loại khoa học mới quá.(Mình chưa được nghe tới lý thuyết về khoa học này). Việc truyền nhiệt hay không thực ra không ảnh hưởng nhiều tới cảm giác này. Nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy nước lạnh hơn không khí vì chỉ một phần nhỏ bề mặt của nước phía trên tiếp xúc với nhiệt còn phần phía dưới gần như không tiếp xúc. Do đặc tính của vật chất thường giãn nở khi gặp nhiệt nên nước nóng có khối lượng riêng nhẹ hơn và lại tiếp tục nổi ở phía trên. Vì vậy khi nhúng tay vào thì phần dưới lạnh hơn lớp bề mặt. Đó cũng là lý do mà khi đun nấu người ta thường để lửa ở phía dưới đáy nổi nhé. - (trưởng phạm văn)
Nhiệt độ ko khí trong phòng và nước khi bằng nhau thường thấp hơn nhiệt độ người (khoảng 37 độ C). Do nước dẫn nhiệt nhanh hơn không khí, nên khi ta tiếp xúc với nước ta bị mất nhiệt nhanh hơn, do vậy ta cảm thấy lạnh hơn. Ngược lại khi môi trường xung quanh cao hơn 37 độ thì ta lại cảm nhận ngược lại bạn à. - (Lê Long)
Trước hết xin nói thẳng rằng: Lý luận của bạn hoàn toàn sai. Nên bạn đã có kết luận và câu hỏi hoàn toàn sai.
Không thể nói viện dẫn: Trong điều kiện nhiệt độ phòng, khi chúng ta chạm tay vào nước hay các đồ vật thì ta cảm thấy chúng mát hoặc lạnh hơn => nước có nhiệt độ thấp hơn không khí.
Đáng lẽ ra khi cảm thấy nước lạnh hơn là lúc bạn nên đặt câu hỏi (là thích hợp nhất).
Và câu tră lời: Mọi người đã giải đáp cho bạn. - (leminhvu11)
vì nước tản nhiệt nhanh hơn không khí chứ thật chất nước và không khí có cùng nhiệt độ. - (Kỳ Sương)
Trường hợp nhiệt độ thay đổi đột ngột: vì nước có nhiệt dung riêng lớn hơn không khí rất nhiều, nếu trời nắng bạn sẽ cảm nhận nước lạnh hơn vì khối không khí nhanh chóng bị đốt nóng còn nước thì thay đổi nhiệt độ châm (vì nhiệt dung riêng lớn). còn nếu trời đang nắng chuyển sang mưa thì bạn sẽ thấy nước ấm hơn không khí nghĩ là nước có nhiệt độ cao hơn (cũng giải thích theo nhiệt dung riêng). còn nếu nhiệt độ ổn định trong thời gian dài thì nhiệt độ bằng nhau nhưng vì do cảm giác co thể nên ta sẽ thấy nước lạnh hơn - (Mãi)
Thân nhiệt con người 37 độ C môi trường xung quanh dưới 37 độ, sự truyền nhiệt trong không khí luôn luôn kém hơn các vật trong môi trường đặc biệt kim loại và nước. Khi bạn tiếp xúc với các vật trên (ví dụ như kim loại) thì tại phần tiếp xúc đó sẽ truyền nhiệt vao kim loại rất nhanh=> tại phần tiếp xúc có cảm giác lạnh.
Tuy nhiên khi nhiệt độ môi trường xung quanh cao hơn 37 độ (thân nhiệt) thì cảm giác bạn sẽ nóng hơn vì nhiệt truyền ngược từ kim loại vào phần tiếp xúc. - (hungvle889)
Ừ, tại sao lại thế nhỉ? - (3 phải)
Vi nuoc luon luon bay hoi, va trong qua trinh bay hoi thi nuoc thu nhiet, nen nhiet do cua nuoc luon thap hon khong khi xung quanh. - (kiem)
1. Nước bốc hơi thì thu nhiệt, làm giảm nhiệt độ của nước.
2. Tác dụng làm mát của nước mạnh hơn không khí, nên khi thò tay vào nước ngay lập tức ta có cảm giác mát ngay. Người ta ứng dụng tính làm mát của nước mạnh hơn không khí từ lâu khi làm mát động cơ ô tô. - (Nguyễn Đăng Quang)
Vì trong điều kiện bình thường, quá trình bay hơi luôn xảy ra trên mặt thoáng của nước, mà quá trình này lại thu nhiệt cho nên nhiệt độ của nước thấp hơn không khí - (nguyễn hiệp)
chả qua lấy nước mát và xờ vào thì thấy thế thôi, nếu để chậu nước đó đủ lâu để nhiều độ của chậu nước bằng nhiệt độ phòng thì tay bạn để ngoài hay cho vào chậu nước thì cũng thế thôi, còn khi cho tay vào rồi bỏ ra thì đsung là cảm giác mát hơn đấy vì khi dó nước bám trên ta bạn sẽ bố hơi nhanh và mang nhiệt ra khỏi tay bạn và abjn cảm giácv mát, nguyên lý này mà áp dụng tám vào mùa hè thì hay đó, khi cơ thê rbajn đnag rất nóng vì trời hè, nếu bạn tắm bằng nước nóng, thì nước dính trên cơ thể bạn bốc hơi nhiều sẽ mang bớt nhiều nhiệt cơ thể bạn, và bạn sẽ thất mát thực sự. Còn tắm nước mát mùa hè thì bạn chỉ có cảm giác mát ngoài da, khi nhiệt độ nước mát sẽ chỉ làm cho cơ thê rsinh nhiệt để nóng cơ thể lên, Khi nưóc nóng hơn 37 độ thì cơ thể sẽ toát thêm mồ hôi để cho cơ thể dịu đi. MUà hè sắp tới, các bạn cứ thử xem - (binhsd307@yahoo.com)
Do đặc tính hấp thụ và bức xạ nhiệt của vật chất: "vật chất hấp thụ nhiệt nhanh thì bức xạ nhiệt nhanh và ngược lại". Nói nôm na. "mau nóng thì chóng nguội". - (NTB)
Đơn giản vì nhiệt dung riêng của nước lớn hơn không khí rất nhiều. Muốn làm 1 lít nước tăng lên 1 độ C thì phải cần 1 lượng nhiệt khoảng 4200 jun. Còn không khí thì chỉ cần vài trăm jun là lên 1 độ C rồi. Với lại độ dẫn nhiệt của nước kém hơn không khí rất nhiều, rất khó nóng, mà một khi nóng thì rất khó nguội.
Ví dụ dễ hiểu: Nước biển thường nóng nhất vào khoảng chiều, vì lúc này nước mới đủ nhiệt từ mặt trời để nóng. - (Sơn)
Tôi nghĩ có thể đơn giản là do thân nhiệt của người là 37 độ, còn nước thì thấp hơn. Do đó, ta cảm thấy lạnh khi nhúng tay vô nước. Ngoài ra, nước đặc hơn không khí nên số phân tử nước da tiếp xúc cũng nhiều hơn khi ở ngoài không khí, nên cảm giác lạnh rõ ràng hơn là khi ở trong không khí. - (ndhv1983)
vì nước luôn bốc hơi, bốc luôn nhiệt độ đi nên nước còn lại sẽ bị mất nhiệt. Bạn sẽ thấy rõ hơn trong trường hợp xoa một ít xăng vào tay, xăng bốc hơi rất nhanh làm bạn thấy lạnh. - (hữu Tài)
Chúng ta đều biết rằng ở bất cứ nhiệt độ nào cũng có sự bay hơi, mà chất lỏng thì lạnh đi khi bay hơi => nước luôn có nhiệt độ thấp hơn không khí - (Tào Công)
Thân nhiệt con người 37 độ, cao hơn nhiệt độ nước bình thường hoặc 1 số vật dụng khác nên cảm thấy lạnh thôi. - (Thanh Quang)
Nhiệt độ cơ thể con người là 37o, nếu nhiệt độ bề mặt của nước hoặc các đồ vật không đến mức này thì sẽ thấy mát hơn. - (Trung Nguyen)
vật chất càng đặc thì truyền nhiệt càng tốt và sự mất nhiệt càng tăng.
Ví dụ: không khí truyền nhiệt kém hơn chất lỏng, chất lỏng truyền nhiệt kém hơn chất rắn. - (LuuVuVan)
Thử lấy nhiệt kế để trong nước và không khí xem nhiệt độ nào cao hơn mà dám nói là như nhau - (mt)
Mùa hè, bạn thử nhúng tay vào chậu nước để ngoài trời nắng nóng xem nước nóng hơn hay lạnh hơn không khí? - (Nguyen Van Lam)
mật độ các phân tử càng lớn thì khả năng truyền nhiệt càng cao. do đó nước dẫn nhiệt tốt hơn không khí, thử sờ vào thanh sắt còn thấy mát hơn :)) - (google.trong_tam)
không phải nước có nhiệt độ thấp hơn không khí đâu ( đấy chỉ là cảm giác của bạn thôi) vấn đề ở đây là do mật độ phân tử của nước đậm đặc hơn không khít lên ta cảm giác khi chạm tay vào nước thấy lạnh hơn thôi - (thientaivn1983)
Lạnh hay nóng đó là cảm giác sinh học của con người! Khi ta mất nhiệt nhanh khi "tiếp xúc" với vật nào thì cảm nhận được là "lạnh" nơi đó, và ngược lại.
Vấn đề ở đây là sự truyền nhiệt giữa tay và vật tiếp xúc. Giả sử đi xe với tốc độ cao dưới trời nóng, bạn cảm thấy thế nào? Chạm tay vào kim loại, như cái muỗng chẳng hạn, bạn thấy thế nào?
Vậy ko nhất thiết vật bạn sờ vào thấy lạnh thì nhiệt phải thấp hơn. Ok. - (Khánh Võ)
Những vật cấu tạo bởi vật liệu có khối lượng phân tử lớn hơn thì càng lạnh hơn. Như nước lạnh hơn không khí, sắt thép lạnh hơn nước...
Nhưng câu hỏi của bạn theo mình hiểu thì nhiệt độ cơ thể khoảng 36 độ thì chạm tay vào phần lớn đều lạnh, ngay cả không khí (quơ tay qua lại thử xem :)) - (Trần Thạnh Đạt)
Câu hỏi hơi ỡm ờ. Nếu nước đặt trong ly, để dưới ánh nắng mặt trời thì nhiệt độ nước sẽ cao hơn nhiệt độ không khí vì nước hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt cộng thêm ảnh hưởng của đối lưu sẽ làm nhiệt độ liên tục tăng lên. Còn nếu để nước trong vật chứa trong bóng râm, không tiếp xúc trực tiếp với nguồn sinh nhiệt thì nhiệt độ của nước luôn thấp hơn hoặc bằng nhiệt độ không khí ( môi trường xung quanh truyền nhiệt vào nước qua không khí...) thế thì đã rõ câu trả lời rồi. - (Đình Linh)
Ôi trời. Nhiệt dung riêng mà. - (Kien Nguyen)
Nước trong phòng tạm hiểu là nước trong chậu, li cốc, bát... để trong phòng. Nó không mát gì hơn đồ đạc và không khí trong phòng. Chẳng qua nước dẫn nhiệt nhanh hơn không khí nên khi mới thò tay vào nước trong phòng thì nước toả nhiệt nhanh trên bề mặt da, làm ta thấy mát, nhưng để một hồi thì hết mát do nước hấp thụ nhiệt của da nhanh hơn không khí và đến một lúc nào đó thì nhiệt độ da-nước hết chênh lệch. - (Thuỷ)
Đó là hiện tượng dẫn nhiệt bạn ạ. Các vật rắn đặc biệt là kim loại và nước có khả năng dẫn nhiệt tản nhiệt nhanh hơn không khí nên khi tay bạn chạm phải (nhiệt độ cơ thể cao hơn) sẽ mất đi lượng nhiệt nhiều hơn so với để tay trong không khí, điều này tác động lên các dây thần kình tạo cảm giác lạnh hơn. - (NĐT)
Đừng lấy cơ thể làm nhiệt kế, lấy nhiệt kế để đo nhé các bạn.
Thông thường nhiệt độ của nước trong tự nhiên sẽ thấp hơn nhiệt độ không khí vào ban ngày, vì: Không khí chịu hấp thụ nhiệt từ mặt trời qua mặt đất nhanh hơn nước (kết cấu kém bền vững hơn). thế nên vào ban đêm, nước ấm hơn nhiệt độ không khí.
Tỷ khối nước và không khí chênh nhau lớn (chính xác là bao nhiêu thì mình không nhớ, kiến thức lớp 7-8 gì đấy) vì thế để làm nóng 1 thể tích tương đồng thì nước sẽ lâu hơn.
Tại các dòng chảy như suối hay sông thì nước còn có thể có nhiệt độ thấp hơn nhiều vì dòng chảy là 1 dạng năng lượng, theo định luật bảo toàn thì nó sẽ phải thu nhiệt để chuyển hóa thành động năng. Không tin có thể ra sông Hồng, nhiệt độ nhiều khi có thể thấp hơn không khí tới 6 độ.
hy vọng đã thỏa mãn - (SuNa Tạ)
theo mình nguyên nhân là do khả năng dẫn nhiệt của nước cao hơn không khí, nhiệt độ của cơ thể người thường cao hơn nhiệt độ của nước và không khí, nhưng nước dẫn nhiệt tốt hơn không khí nên khi đặt tay vào nước thì lập tức nhiệt của bàn tay sẽ nhanh chóng phân tán vào nước làm cho nhiệt độ của da tay (bàn tay) giảm xuống nên ta thấy cảm giác mát hơn. Cũng tương tự như vậy nếu ta đặt tay trước quạt gió ta sẽ cảm thấy mát vì khi đặt tay trước quạt nhiệt độ ở tay sẽ bị không khí lấy đi nhanh hơn. - (truongbrvtprovince)
Khả năng thu/tỏa nhiệt của vật chât được đặc trưng bởi hệ số tỏa nhiệt an-fa, đó là năng lượng tỏa/thu từ 1met vuông bề mặt vật đến môi trường quanh nó khi chênh lệch nhiệt độ là 1 độ. An-fa phụ thuộc nhiều yếu tố, cơ bản là thể (rắn, long, khí)- lỏng có an-fa lớn hơn rắn; vào vận tốc lưu chuyển của môi trường bọc quanh vật (tốc độ càng cao thì an-fa càng lớn); vào độ chênh nhiệt độ giữa vật nóng với vật lạnh....An-fa của môi trường nào càng lớn thì khả năng tỏa/thu nhiệt của môi trường đó càng cao. Nước có an-fa cao hơn không khí hàng trăm lần . Quay lại vấn đề bạn nêu: mọi vật nằm trong môi trường nào thì nhiệt độ cuối cùng của nó sẽ là nhiệt độ của môi trường đó. Nước để trong phòng thì nhiệt độ cuối cùng của nước phải bằng nhiệt độ không khí trong phòng. Nghĩa là nhiệt độ của nước và không khí như nhau. Khi nhúng tay vào nước, ta có cảm giác "mát" hơn, thì đó là vì an-fa của nước lớn hơn của không khí., nước thu nhiệt mạnh hơn nên ta có cảm giác "lạnh" hơn so với khi để tay ngoài không khí - (Hiền Lương)
Q=mc(t2-t1) so sánh C của không khí và nước sẽ thấy được do nhiệt dung riêng của nước lớn hơn nên nhiệt lượng truyền từ cơ thể sang nước sẽ nhiều hơn không khí. cơ thể mất nhiệt nên sẽ cảm thấy lạnh hơn. - (anh)
Vì nước có nhiệt dung riêng lớn, đối lưu, nên nước sẽ lạnh hơn nhiệt độ phòng, nước truyền nhiệt nhanh hơn không khí - (alonesit4404)
cau hoi cua ban hay hon phai la tai sao bang lanh hon nuoc - (manhtruong)