25/05/2018, 17:57
Tổ chức các hoạt động nhằm gây hứng thú cho sinh viên học kỹ năng Nói tiếng Anh
(ĐHVH HN) - Kỹ năng Nói tiếng Anh là một trong những kỹ năng ngôn ngữ thiết yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nắm bắt một ngoại ngữ. Song, trên thực tế, ở các lớp tín chỉ với sĩ số trên 50 sinh viên/ lớp, các em rất ngại tham gia nói tiếng Anh trong giờ học. Tình trạng phổ ...
(ĐHVH HN) - Kỹ năng Nói tiếng Anh là một trong những kỹ năng ngôn ngữ thiết yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nắm bắt một ngoại ngữ. Song, trên thực tế, ở các lớp tín chỉ với sĩ số trên 50 sinh viên/ lớp, các em rất ngại tham gia nói tiếng Anh trong giờ học. Tình trạng phổ biến là phần lớn sinh viên ít khi phát biểu ý kiến, không muốn đặt câu hỏi xây dựng bài và đặc biệt hiếm khi thể hiện quan điểm của mình. Thậm chí nhiều sinh viên chỉ im lặng, ngay cả khi giáo viên đặt câu hỏi cũng không muốn tham gia trả lời, hoặc hầu như chỉ nói tiếng Việt trong giờ học. Chính vì vậy, việc khuyến khích sinh viên tích cực tham gia vào giờ học để phát triển kỹ năng nói luôn là mục tiêu chính của những người giảng dạy. Bài viết đưa ra một số hoạt động trong giờ học nói cùng một vài đề xuất trong việc dạy và học với hi vọng sẽ ít nhiều góp phần nâng cao chất lượng của giờ học nói tiếng Anh, từ đó cải thiện khả năng nói của sinh viên khi học môn tiếng Anh.
1. Kỹ năng Nói
1.1. Định nghĩa
Định nghĩa về kỹ năng Nói được các nhà khoa học đưa ra theo các cách khác nhau.
Theo Bailey (2005) thì Nói là việc sản sinh ra các phát ngôn bằng lời một cách có hệ thống để truyền tải nội dung.
Tác giả Brown (1994) và Burn & Joyce (1997) có cùng quan điểm khi cho rằng Nói là quá trình tương tác liên quan tới việc sản sinh, tiếp nhận và xử lý thông tin.
Byrne (1986) đưa ra định nghĩa cụ thể về Nói khi nhận định rằng đó là sự giao tiếp bằng lời theo hai chiều giữa người nói và người nghe, trong đó vai trò của người nói là mã hóa thông tin còn người nghe phải giải mã được thông tin đó.
Từ quan điểm của các nhà khoa học kể trên, ta có thể hiểu Nói là quá trình giao tiếp gồm người nói và người nghe, trong đó người nói có vai trò cung cấp thông tin còn vai trò của người nghe là tiếp nhận thông tin.
1.2. Các giai đoạn trong dạy kỹ năng Nói
Theo Byrne (1991) thì có ba giai đoạn thúc đẩy khả năng nói của sinh viên là: giai đoạn trình bày (presentation phase), giai đoạn thực hành (practice phase) và giai đoạn sản sinh (production phase).
1.2.1. Giai đoạn trình bày (Presentation phase)
Trong giai đoạn này, giáo viên lựa chọn và tìm ra các chủ đề nói phù hợp với nội dung bài học và trình độ của sinh viên; đưa ra hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng cho mỗi bài tập. Ở giai đoạn này, sinh viên đóng vai trò thụ động: chỉ lắng nghe, cố gắng hiểu hướng dẫn của giáo viên và hầu như không nói gì (nếu có nói thì họ chỉ nói rất ít).
1.2.2. Giai đoạn thực hành (practice phase)
Sinh viên dựa vào yêu cầu để luyện tập các hoạt động nói khác nhau (sắm vai, phỏng vấn, miêu tả tranh, thảo luận, v.v…) nhằm phát triển kỹ năng Nói. Vai trò của giáo viên và sinh viên được hoán đổi so với giai đoạn trước. Sinh viên thực hành nói phần lớn thời gian theo cá nhân, cặp, nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên. Giáo viên chủ yếu sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp và gợi ý từ cho sinh viên.
1.2.3. Giai đoạn sản sinh (production phase)
Giáo viên gọi cá nhân hoặc cặp, nhóm sinh viên trình bày phần thực hành nói theo yêu cầu.
2. Các hoạt động gây hứng thú cho sinh viên học kỹ năng Nói
Khi đề cập tới việc Dạy nói tiếng Anh (Teaching Speaking), các tác giả như Byrne (1986) và Kayi đã đưa ra một số hoạt động có thể áp dụng một cách hiệu quả trong giờ học nói.
2.1. Chơi trò chơi (Games)
Theo Byrne (1986) thì trò chơi chính là một dạng hoạt động có kèm luật chơi, có mục đích và phải tạo được hứng thú cho người tham gia. Mục đích của trò chơi trong dạy nói tiếng Anh là để phát huy khả năng giao tiếp bằng việc sử dụng tiếng Anh. Do vậy, điều cần quan tâm trước tiên trong việc lựa chọn trò chơi chính là mục đích tạo hứng thú, lôi cuốn người học tự giác nói và giao tiếp với người khác. Trò chơi là để sinh viên ‘luyện tập –thực hành’, giúp họ củng cố được những kiến thức đã học đồng thời gây hứng thú đối với việc tiếp nhận kiến thức tiếp theo. Tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi thế nào với thời lượng ra sao lại phụ thuộc vào một vài yếu tố như nội dung bài học, trình độ của sinh viên, sự sáng tạo của giáo viên, v.v… Trò chơi chỉ nên chiếm một phần trong giờ học. Có thể chơi trò chơi vào đầu giờ để gây hứng thú học tập cho sinh viên; vào giữa giờ giúp sinh viên luyện tập, thực hành việc sử dụng ngôn ngữ; vào cuối giờ để vừa giảm căng thẳng, lại vừa giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học.
2.2. Đóng vai (Role play)
Byrne (1986) nhận định rằng ‘role-play’ là hoạt động vận dụng kỹ năng nói, trong đó những người tham gia sẽ tự đặt mình vào vị trí của người khác, hoặc vẫn ở vị trí của mình nhưng tự đặt mình vào một tình huống giả định. Mục đích của ‘role-play’ là để tổ chức cho sinh viên thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống tưởng tượng.
Cũng theo Byrne (1986) thì khi quyết định phân vai cần cân nhắc đến khả năng và tính cách của từng sinh viên. Nên chọn những sinh viên có trình độ khác nhau (giỏi, khá, trung bình) vào một cặp hay một nhóm để họ có thể giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, bên cạnh những tình huống ‘role-play’ trong giáo trình, giáo viên có thể thiết kế thêm những chủ đề thú vị, hấp dẫn và đặc biệt sát với cuộc sống của sinh viên để lôi cuốn và tạo hứng thú hơn cho sinh viên.
Một ưu điểm vượt trội của hoạt động này là nó còn được sử dụng như một phương pháp đánh giá thay thế để kiểm tra năng lực nói của sinh viên. Trên thực tế, mỗi cặp hay nhóm sinh viên sẽ giải quyết tình huống theo cách riêng của mình. Giáo viên cho các nhóm chuẩn bị tình huống trong thời gian nhất định, sau đó từng nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại sẽ đánh giá theo các tiêu chí hay thang điểm mà giáo viên đưa ra.
2.3. Phỏng vấn (Conduct Interviews)
Sinh viên có thể tiến hành các cuộc phỏng vấn về những chủ đề đã cho với các bạn khác trong lớp. Giáo viên cung cấp các đề mục cho sinh viên để họ biết những câu hỏi họ có thể phỏng vấn hay những chỉ dẫn để họ làm theo, nhưng tốt nhất là sinh viên nên tự mình chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn, sinh viên sẽ thuật lại công việc phỏng vấn của mình trước lớp. Rõ ràng rằng việc tiến hành phỏng vấn sẽ giúp sinh viên có cơ hội phát triển khả năng nói của mình.
2.4. Miêu tả tranh (Picture Describing)
Đối với hoạt động này, sinh viên có thể thành lập các nhóm và mỗi nhóm được yêu cầu miêu tả những bức tranh khác nhau. Sinh viên sẽ thảo luận bức tranh với các bạn khác trong nhóm và người đại diện của mỗi nhóm mô tả bức tranh cho cả lớp. Hoạt động này thúc đẩy sự sáng tạo và trí tưởng tượng của sinh viên cũng như kỹ năng nói trước công chúng.
2.5. Thảo luận (Discussion)
Tác giả Kayi, trong bài ‘Teaching Speaking’, cho rằng sau mỗi bài học thì các cuộc thảo luận có thể được tổ chức vì những lí do khác nhau. Ví dụ như sinh viên có thể nhằm vào một kết luận, chia sẻ ý tưởng về một sự kiện hay tìm giải pháp trong các nhóm thảo luận của họ. Bởi vậy, trước khi thảo luận, giáo viên phải nêu rõ mục đích của hoạt động thảo luận. Việc này sẽ tránh cho sinh viên tán gẫu với nhau về những chủ đề không liên quan. Ví dụ, trong cuốn New English File trình độ Intermediate, sinh viên được yêu cầu tham gia vào cuộc thảo luận Đồng ý/ Không đồng ý với một nhận định nào đó. Với loại thảo luận này, giáo viên tạo thành các nhóm sinh viên, tốt nhất là 4 hoặc 5 sinh viên trong một nhóm, và đưa ra các câu gây tranh cãi như ‘Trường tư thục thường tốt hơn trường công lập’. Sau đó, mỗi nhóm sẽ làm việc theo chủ đề trong một khoảng thời gian nhất định và trình bày ý kiến của họ với lớp. Cuối cùng, giáo viên và cả lớp sẽ quyết định nhóm chiến thắng là nhóm đã bảo vệ ý tưởng theo cách tốt nhất. Hoạt động này thúc đẩy tư duy phê phán và ra quyết định nhanh chóng, và sinh viên được học cách thể hiện và bảo vệ quan điểm của mình trong khi không đồng ý với những người khác. Các thành viên trong nhóm có thể được chỉ định bởi giáo viên hoặc sinh viên có thể tự quyết định, nhưng tốt nhất là các nhóm nên được sắp xếp lại trong mọi hoạt động thảo luận để sinh viên có cơ hội làm việc với nhiều người khác nhau và học cách đưa ra ý tưởng trong các tình huống khác nhau. Sau cùng, trong các cuộc thảo luận nhóm, bất kể mục tiêu là gì thì sinh viên nên được khuyến khích đặt câu hỏi, trình bày các ý tưởng, hỗ trợ, kiểm tra để làm rõ, v.v…
2.6. Luân phiên đặt và trả lời câu hỏi (Information gap)
Trong hoạt động này, cách thức tiến hành tối ưu nhất là cho sinh viên thực hành theo cặp. Mỗi sinh viên sẽ có thông tin mà đối tác kia không có và các đối tác sẽ chia sẻ thông tin của họ. Hoạt động này không chỉ nhằm mục đích giải quyết vấn đề mà còn giúp thu thập thông tin. Hơn nữa, mỗi đối tác đều đóng vai trò quan trọng bởi nhiệm vụ không thể hoàn thành nếu các đối tác không cung cấp thông tin cho nhau. Chính vì vậy mà hoạt động này rất có hiệu quả trong dạy kỹ năng Nói vì sinh viên có nhiều cơ hội nói bằng thứ ngôn ngữ mục tiêu.
2.7. Kể chuyện (Story telling)
Sinh viên có thể được yêu cầu tóm tắt ngắn gọn một câu chuyện kể hoặc câu chuyện mà họ nghe từ ai đó trước đó, hoặc họ có thể tạo ra những câu chuyện của riêng mình để kể cho các bạn cùng lớp nghe. Kỹ năng kể chuyện sẽ thúc đẩy tư duy sáng tạo của sinh viên, giúp họ thể hiện ý tưởng theo hình thức bắt đầu, phát triển và kết thúc. Mặt khác, giáo viên cũng có thể yêu cầu sinh viên đưa ra các câu đố hay kể các câu chuyện cười vào đầu giờ học để lôi kéo các sinh viên khác tập trung vào bài học.
Ngoài ra, giáo viên còn có thể tổ chức các hoạt động khác để thúc đẩy việc học kỹ năng nói của sinh viên như Mô phỏng (Simulations), Động não (Brainstorming), Hoàn thành câu chuyện (Story Completion), Báo cáo (Reporting), Chơi bài (Playing cards), Tìm sự khác biệt (Find the Different), v.v…
3. Một vài đề xuất cho việc dạy và học kỹ năng Nói
Sau đây là một vài đề xuất cho việc dạy và học kỹ năng Nói giúp sinh viên tham gia nói tiếng Anh tích cực hơn, chủ động hơn.
Đối với giáo viên
-Cung cấp cơ hội tối đa cho sinh viên nói tiếng Anh bằng việc tạo ra môi trường học tập trong đó sinh viên chia sẻ kiến thức, tài liệu, công việc, v.v…cho nhau trong nhóm hoặc trong cặp sinh viên.
Khi hoạt động theo nhóm hay theo cặp, sinh viên có thể hỗ trợ nhau về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp cũng như cách diễn đạt câu, từ và đặc biệt là có thể tự sửa lỗi cho nhau. Thực tế cho thấy khi làm việc theo cặp hay theo nhóm, sinh viên cảm thấy đỡ ngại hơn, tự tin hơn, không sợ mắc lỗi, bị nhận xét hay chế nhạo.
-Cung cấp trước cho sinh viên vốn từ vựng mà họ có thể cần, đồng thời phán đoán trước các vấn đề mà sinh viên sẽ gặp phải trong các hoạt động nói.
-Giảm thời gian nói của giáo viên trong lớp học trong khi tăng thời gian nói chuyện của sinh viên. Giáo viên di chuyển quanh lớp học để đảm bảo rằng sinh viên đi đúng hướng, luôn chú ý quan sát, đưa ra gợi ý và có thể nhận xét, sửa lỗi cho từng nhóm, từng sinh viên tránh tình trạng các nhóm gây mất trật tự và làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, cần tránh sửa lỗi phát âm một cách thường xuyên cho sinh viên trong khi họ đang nói để không làm gián đoạn bài phát biểu của sinh viên.
-Thường xuyên đặt các câu hỏi gợi mở như ‘What do you mean? How did you reach that conclusion?’ để khuyến khích sinh viên phải suy luận và tham gia nói nhiều hơn trong lớp.
-Cung cấp thông tin phản hồi tích cực khi bình luận về hoạt động nói của sinh viên như ‘Bài thuyết trình của bạn thực sự rất tuyệt vời. Tôi đánh giá cao nỗ lực của bạn trong việc chuẩn bị tài liệu…’ Những phản ứng, lời nhận xét tích cực sẽ góp phần khích lệ sinh viên nói nhiều hơn. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể khuyến khích sinh viên nói bằng hình thức khen ngợi, cho điểm và tặng thưởng, ví dụ như dành một số phần trăm nhất định điểm đánh giá môn học cho hoạt động nói trên lớp của sinh viên.
- Liên tục thay đổi các hoạt động nói tùy thuộc vào chủ đề và trình độ của sinh viên. Hơn nữa, giáo viên cũng nên tạo ra bầu không khí thoải mái trong giờ học nói để khuyến khích sinh viên nói tiếng Anh nhiều hơn.
Đối với sinh viên
- Xác định rõ động cơ học tập, để từ đó có thái độ học tập đúng đắn và chiến lược học tập phù hợp.
- Tích cực tham gia các hoạt động nói tại lớp, tận dụng tối đa thời gian ở lớp để thực hành giao tiếp với các bạn cùng lớp.
- Tạo thói quen tư duy bằng tiếng Anh.
- Luyện tập phát âm chuẩn, nói lưu loát.
- Tự tạo môi trường tiếng Anh hàng ngày cho mình, từ việc xem phim, nghe nhạc, tham gia câu lạc bộ nói tiếng Anh, thành lập nhóm học và thảo luận, v.v…với phương châm càng tiếp cận nhiều với tiếng Anh càng nói tiếng Anh tiến bộ hơn.
- Kết hợp càng nhiều giác quan trong khi học nói tiếng Anh càng hiệu quả, ví dụ như bạn có thể vẽ tranh về nội dung đang học, dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả điều mình đang nói, nghe tiếng Anh thật nhiều, xem phim tiếng Anh, v.v…
Kết luận: Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh góp phần không nhỏ trong việc đánh giá thành công của người học tiếng. Thực tế cho thấy nhiều hoạt động được tổ chức đã mang lại hiệu quả cao trong việc rèn kỹ năng Nói của sinh viên. Hơn nữa, việc tổ chức các hoạt động trong giờ học Nói không chỉ có tác dụng khích lệ sinh viên phát triển kỹ năng Nói mà còn rất hữu ích trong việc phát triển các kỹ năng tương tác cơ bản, cần thiết cho sinh viên trong hiện tại và cả tương lai.
Bài: Nguyễn Thanh Tâm, Giảng viên Khoa NN&VHQT
Tài liệu tham khảo
1.Bailey, K.M. (2005). Practical English Language Teaching: Speaking. McGraw-Hill Companies, Inc.
2.Brown, H.D. (1994). Teaching by Principles: An Interactive Approach to Language Pedagogy. Prentice Hall Regents Prentice-Hall, Inc.
3.Burn, A.& Joyce, H. (1997). Focus on Speaking. Sydney: National Center for English Language Teaching and Research.
4.Byrne, D. (1986). Teaching Oral English. Longman Group UK Limited.
5.Byrne, D. (1991). Techniques for Classroom Interaction. London. Longman.
http://iteslj.org/Articles/Kayi-Teaching Speaking.html
1. Kỹ năng Nói
1.1. Định nghĩa
Định nghĩa về kỹ năng Nói được các nhà khoa học đưa ra theo các cách khác nhau.
Theo Bailey (2005) thì Nói là việc sản sinh ra các phát ngôn bằng lời một cách có hệ thống để truyền tải nội dung.
Tác giả Brown (1994) và Burn & Joyce (1997) có cùng quan điểm khi cho rằng Nói là quá trình tương tác liên quan tới việc sản sinh, tiếp nhận và xử lý thông tin.
Byrne (1986) đưa ra định nghĩa cụ thể về Nói khi nhận định rằng đó là sự giao tiếp bằng lời theo hai chiều giữa người nói và người nghe, trong đó vai trò của người nói là mã hóa thông tin còn người nghe phải giải mã được thông tin đó.
Từ quan điểm của các nhà khoa học kể trên, ta có thể hiểu Nói là quá trình giao tiếp gồm người nói và người nghe, trong đó người nói có vai trò cung cấp thông tin còn vai trò của người nghe là tiếp nhận thông tin.
1.2. Các giai đoạn trong dạy kỹ năng Nói
Theo Byrne (1991) thì có ba giai đoạn thúc đẩy khả năng nói của sinh viên là: giai đoạn trình bày (presentation phase), giai đoạn thực hành (practice phase) và giai đoạn sản sinh (production phase).
1.2.1. Giai đoạn trình bày (Presentation phase)
Trong giai đoạn này, giáo viên lựa chọn và tìm ra các chủ đề nói phù hợp với nội dung bài học và trình độ của sinh viên; đưa ra hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng cho mỗi bài tập. Ở giai đoạn này, sinh viên đóng vai trò thụ động: chỉ lắng nghe, cố gắng hiểu hướng dẫn của giáo viên và hầu như không nói gì (nếu có nói thì họ chỉ nói rất ít).
1.2.2. Giai đoạn thực hành (practice phase)
Sinh viên dựa vào yêu cầu để luyện tập các hoạt động nói khác nhau (sắm vai, phỏng vấn, miêu tả tranh, thảo luận, v.v…) nhằm phát triển kỹ năng Nói. Vai trò của giáo viên và sinh viên được hoán đổi so với giai đoạn trước. Sinh viên thực hành nói phần lớn thời gian theo cá nhân, cặp, nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên. Giáo viên chủ yếu sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp và gợi ý từ cho sinh viên.
1.2.3. Giai đoạn sản sinh (production phase)
Giáo viên gọi cá nhân hoặc cặp, nhóm sinh viên trình bày phần thực hành nói theo yêu cầu.
2. Các hoạt động gây hứng thú cho sinh viên học kỹ năng Nói
Khi đề cập tới việc Dạy nói tiếng Anh (Teaching Speaking), các tác giả như Byrne (1986) và Kayi đã đưa ra một số hoạt động có thể áp dụng một cách hiệu quả trong giờ học nói.
2.1. Chơi trò chơi (Games)
Theo Byrne (1986) thì trò chơi chính là một dạng hoạt động có kèm luật chơi, có mục đích và phải tạo được hứng thú cho người tham gia. Mục đích của trò chơi trong dạy nói tiếng Anh là để phát huy khả năng giao tiếp bằng việc sử dụng tiếng Anh. Do vậy, điều cần quan tâm trước tiên trong việc lựa chọn trò chơi chính là mục đích tạo hứng thú, lôi cuốn người học tự giác nói và giao tiếp với người khác. Trò chơi là để sinh viên ‘luyện tập –thực hành’, giúp họ củng cố được những kiến thức đã học đồng thời gây hứng thú đối với việc tiếp nhận kiến thức tiếp theo. Tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi thế nào với thời lượng ra sao lại phụ thuộc vào một vài yếu tố như nội dung bài học, trình độ của sinh viên, sự sáng tạo của giáo viên, v.v… Trò chơi chỉ nên chiếm một phần trong giờ học. Có thể chơi trò chơi vào đầu giờ để gây hứng thú học tập cho sinh viên; vào giữa giờ giúp sinh viên luyện tập, thực hành việc sử dụng ngôn ngữ; vào cuối giờ để vừa giảm căng thẳng, lại vừa giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học.
2.2. Đóng vai (Role play)
Byrne (1986) nhận định rằng ‘role-play’ là hoạt động vận dụng kỹ năng nói, trong đó những người tham gia sẽ tự đặt mình vào vị trí của người khác, hoặc vẫn ở vị trí của mình nhưng tự đặt mình vào một tình huống giả định. Mục đích của ‘role-play’ là để tổ chức cho sinh viên thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống tưởng tượng.
Cũng theo Byrne (1986) thì khi quyết định phân vai cần cân nhắc đến khả năng và tính cách của từng sinh viên. Nên chọn những sinh viên có trình độ khác nhau (giỏi, khá, trung bình) vào một cặp hay một nhóm để họ có thể giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, bên cạnh những tình huống ‘role-play’ trong giáo trình, giáo viên có thể thiết kế thêm những chủ đề thú vị, hấp dẫn và đặc biệt sát với cuộc sống của sinh viên để lôi cuốn và tạo hứng thú hơn cho sinh viên.
Một ưu điểm vượt trội của hoạt động này là nó còn được sử dụng như một phương pháp đánh giá thay thế để kiểm tra năng lực nói của sinh viên. Trên thực tế, mỗi cặp hay nhóm sinh viên sẽ giải quyết tình huống theo cách riêng của mình. Giáo viên cho các nhóm chuẩn bị tình huống trong thời gian nhất định, sau đó từng nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại sẽ đánh giá theo các tiêu chí hay thang điểm mà giáo viên đưa ra.
2.3. Phỏng vấn (Conduct Interviews)
Sinh viên có thể tiến hành các cuộc phỏng vấn về những chủ đề đã cho với các bạn khác trong lớp. Giáo viên cung cấp các đề mục cho sinh viên để họ biết những câu hỏi họ có thể phỏng vấn hay những chỉ dẫn để họ làm theo, nhưng tốt nhất là sinh viên nên tự mình chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn, sinh viên sẽ thuật lại công việc phỏng vấn của mình trước lớp. Rõ ràng rằng việc tiến hành phỏng vấn sẽ giúp sinh viên có cơ hội phát triển khả năng nói của mình.
2.4. Miêu tả tranh (Picture Describing)
Đối với hoạt động này, sinh viên có thể thành lập các nhóm và mỗi nhóm được yêu cầu miêu tả những bức tranh khác nhau. Sinh viên sẽ thảo luận bức tranh với các bạn khác trong nhóm và người đại diện của mỗi nhóm mô tả bức tranh cho cả lớp. Hoạt động này thúc đẩy sự sáng tạo và trí tưởng tượng của sinh viên cũng như kỹ năng nói trước công chúng.
2.5. Thảo luận (Discussion)
Tác giả Kayi, trong bài ‘Teaching Speaking’, cho rằng sau mỗi bài học thì các cuộc thảo luận có thể được tổ chức vì những lí do khác nhau. Ví dụ như sinh viên có thể nhằm vào một kết luận, chia sẻ ý tưởng về một sự kiện hay tìm giải pháp trong các nhóm thảo luận của họ. Bởi vậy, trước khi thảo luận, giáo viên phải nêu rõ mục đích của hoạt động thảo luận. Việc này sẽ tránh cho sinh viên tán gẫu với nhau về những chủ đề không liên quan. Ví dụ, trong cuốn New English File trình độ Intermediate, sinh viên được yêu cầu tham gia vào cuộc thảo luận Đồng ý/ Không đồng ý với một nhận định nào đó. Với loại thảo luận này, giáo viên tạo thành các nhóm sinh viên, tốt nhất là 4 hoặc 5 sinh viên trong một nhóm, và đưa ra các câu gây tranh cãi như ‘Trường tư thục thường tốt hơn trường công lập’. Sau đó, mỗi nhóm sẽ làm việc theo chủ đề trong một khoảng thời gian nhất định và trình bày ý kiến của họ với lớp. Cuối cùng, giáo viên và cả lớp sẽ quyết định nhóm chiến thắng là nhóm đã bảo vệ ý tưởng theo cách tốt nhất. Hoạt động này thúc đẩy tư duy phê phán và ra quyết định nhanh chóng, và sinh viên được học cách thể hiện và bảo vệ quan điểm của mình trong khi không đồng ý với những người khác. Các thành viên trong nhóm có thể được chỉ định bởi giáo viên hoặc sinh viên có thể tự quyết định, nhưng tốt nhất là các nhóm nên được sắp xếp lại trong mọi hoạt động thảo luận để sinh viên có cơ hội làm việc với nhiều người khác nhau và học cách đưa ra ý tưởng trong các tình huống khác nhau. Sau cùng, trong các cuộc thảo luận nhóm, bất kể mục tiêu là gì thì sinh viên nên được khuyến khích đặt câu hỏi, trình bày các ý tưởng, hỗ trợ, kiểm tra để làm rõ, v.v…
2.6. Luân phiên đặt và trả lời câu hỏi (Information gap)
Trong hoạt động này, cách thức tiến hành tối ưu nhất là cho sinh viên thực hành theo cặp. Mỗi sinh viên sẽ có thông tin mà đối tác kia không có và các đối tác sẽ chia sẻ thông tin của họ. Hoạt động này không chỉ nhằm mục đích giải quyết vấn đề mà còn giúp thu thập thông tin. Hơn nữa, mỗi đối tác đều đóng vai trò quan trọng bởi nhiệm vụ không thể hoàn thành nếu các đối tác không cung cấp thông tin cho nhau. Chính vì vậy mà hoạt động này rất có hiệu quả trong dạy kỹ năng Nói vì sinh viên có nhiều cơ hội nói bằng thứ ngôn ngữ mục tiêu.
2.7. Kể chuyện (Story telling)
Sinh viên có thể được yêu cầu tóm tắt ngắn gọn một câu chuyện kể hoặc câu chuyện mà họ nghe từ ai đó trước đó, hoặc họ có thể tạo ra những câu chuyện của riêng mình để kể cho các bạn cùng lớp nghe. Kỹ năng kể chuyện sẽ thúc đẩy tư duy sáng tạo của sinh viên, giúp họ thể hiện ý tưởng theo hình thức bắt đầu, phát triển và kết thúc. Mặt khác, giáo viên cũng có thể yêu cầu sinh viên đưa ra các câu đố hay kể các câu chuyện cười vào đầu giờ học để lôi kéo các sinh viên khác tập trung vào bài học.
Ngoài ra, giáo viên còn có thể tổ chức các hoạt động khác để thúc đẩy việc học kỹ năng nói của sinh viên như Mô phỏng (Simulations), Động não (Brainstorming), Hoàn thành câu chuyện (Story Completion), Báo cáo (Reporting), Chơi bài (Playing cards), Tìm sự khác biệt (Find the Different), v.v…
3. Một vài đề xuất cho việc dạy và học kỹ năng Nói
Sau đây là một vài đề xuất cho việc dạy và học kỹ năng Nói giúp sinh viên tham gia nói tiếng Anh tích cực hơn, chủ động hơn.
Đối với giáo viên
-Cung cấp cơ hội tối đa cho sinh viên nói tiếng Anh bằng việc tạo ra môi trường học tập trong đó sinh viên chia sẻ kiến thức, tài liệu, công việc, v.v…cho nhau trong nhóm hoặc trong cặp sinh viên.
Khi hoạt động theo nhóm hay theo cặp, sinh viên có thể hỗ trợ nhau về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp cũng như cách diễn đạt câu, từ và đặc biệt là có thể tự sửa lỗi cho nhau. Thực tế cho thấy khi làm việc theo cặp hay theo nhóm, sinh viên cảm thấy đỡ ngại hơn, tự tin hơn, không sợ mắc lỗi, bị nhận xét hay chế nhạo.
-Cung cấp trước cho sinh viên vốn từ vựng mà họ có thể cần, đồng thời phán đoán trước các vấn đề mà sinh viên sẽ gặp phải trong các hoạt động nói.
-Giảm thời gian nói của giáo viên trong lớp học trong khi tăng thời gian nói chuyện của sinh viên. Giáo viên di chuyển quanh lớp học để đảm bảo rằng sinh viên đi đúng hướng, luôn chú ý quan sát, đưa ra gợi ý và có thể nhận xét, sửa lỗi cho từng nhóm, từng sinh viên tránh tình trạng các nhóm gây mất trật tự và làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, cần tránh sửa lỗi phát âm một cách thường xuyên cho sinh viên trong khi họ đang nói để không làm gián đoạn bài phát biểu của sinh viên.
-Thường xuyên đặt các câu hỏi gợi mở như ‘What do you mean? How did you reach that conclusion?’ để khuyến khích sinh viên phải suy luận và tham gia nói nhiều hơn trong lớp.
-Cung cấp thông tin phản hồi tích cực khi bình luận về hoạt động nói của sinh viên như ‘Bài thuyết trình của bạn thực sự rất tuyệt vời. Tôi đánh giá cao nỗ lực của bạn trong việc chuẩn bị tài liệu…’ Những phản ứng, lời nhận xét tích cực sẽ góp phần khích lệ sinh viên nói nhiều hơn. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể khuyến khích sinh viên nói bằng hình thức khen ngợi, cho điểm và tặng thưởng, ví dụ như dành một số phần trăm nhất định điểm đánh giá môn học cho hoạt động nói trên lớp của sinh viên.
- Liên tục thay đổi các hoạt động nói tùy thuộc vào chủ đề và trình độ của sinh viên. Hơn nữa, giáo viên cũng nên tạo ra bầu không khí thoải mái trong giờ học nói để khuyến khích sinh viên nói tiếng Anh nhiều hơn.
Đối với sinh viên
- Xác định rõ động cơ học tập, để từ đó có thái độ học tập đúng đắn và chiến lược học tập phù hợp.
- Tích cực tham gia các hoạt động nói tại lớp, tận dụng tối đa thời gian ở lớp để thực hành giao tiếp với các bạn cùng lớp.
- Tạo thói quen tư duy bằng tiếng Anh.
- Luyện tập phát âm chuẩn, nói lưu loát.
- Tự tạo môi trường tiếng Anh hàng ngày cho mình, từ việc xem phim, nghe nhạc, tham gia câu lạc bộ nói tiếng Anh, thành lập nhóm học và thảo luận, v.v…với phương châm càng tiếp cận nhiều với tiếng Anh càng nói tiếng Anh tiến bộ hơn.
- Kết hợp càng nhiều giác quan trong khi học nói tiếng Anh càng hiệu quả, ví dụ như bạn có thể vẽ tranh về nội dung đang học, dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả điều mình đang nói, nghe tiếng Anh thật nhiều, xem phim tiếng Anh, v.v…
Kết luận: Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh góp phần không nhỏ trong việc đánh giá thành công của người học tiếng. Thực tế cho thấy nhiều hoạt động được tổ chức đã mang lại hiệu quả cao trong việc rèn kỹ năng Nói của sinh viên. Hơn nữa, việc tổ chức các hoạt động trong giờ học Nói không chỉ có tác dụng khích lệ sinh viên phát triển kỹ năng Nói mà còn rất hữu ích trong việc phát triển các kỹ năng tương tác cơ bản, cần thiết cho sinh viên trong hiện tại và cả tương lai.
Bài: Nguyễn Thanh Tâm, Giảng viên Khoa NN&VHQT
Tài liệu tham khảo
1.Bailey, K.M. (2005). Practical English Language Teaching: Speaking. McGraw-Hill Companies, Inc.
2.Brown, H.D. (1994). Teaching by Principles: An Interactive Approach to Language Pedagogy. Prentice Hall Regents Prentice-Hall, Inc.
3.Burn, A.& Joyce, H. (1997). Focus on Speaking. Sydney: National Center for English Language Teaching and Research.
4.Byrne, D. (1986). Teaching Oral English. Longman Group UK Limited.
5.Byrne, D. (1991). Techniques for Classroom Interaction. London. Longman.
http://iteslj.org/Articles/Kayi-Teaching Speaking.html