25/05/2018, 17:57

Hoạt động nghe trong giảng dạy kỹ năng nghe tiếng Anh

(ĐHVH HN) - Trong các hoạt động dạy và học các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, có lẽ những bài tập nghe là một trong các bài tập sinh viên cảm thấy khó khăn và dễ bị mất động lực khi nghe, đặc biệt là những bài nghe khó gắn với những chủ đề khó. Tuy nhiên, trong thực tế, sinh viên sẽ học hiệu quả ...

(ĐHVH HN) - Trong các hoạt động dạy và học các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, có lẽ những bài tập nghe là một trong các bài tập sinh viên cảm thấy khó khăn và dễ bị mất động lực khi nghe, đặc biệt là những bài nghe khó gắn với những chủ đề khó. Tuy nhiên, trong thực tế, sinh viên sẽ học hiệu quả hơn và thích thú hơn với bài học khi họ được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội được giao tiếp trong bối cảnh thực của thế giới hay được tự mình tạo ra những sản phẩm riêng. Việc sử dụng các hoạt động nghe đa dạng đặc biệt mang tính giao tiếp trong giảng dạy kỹ năng nghe là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho sinh viên và khích lệ sinh viên trong khi luyện nghe. Ngoài ra, những hoạt động nghe khác nhau được áp dụng cho các sinh viên ở những trình độ khác nhau giúp cho giảng viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành không chỉ được truyền thụ một cách dễ hiểu với người học mà còn được người học vận dụng. Có những hoạt động nghe không chỉ được sử dụng để phát triển kỹ năng nghe mà còn có thể giúp cho việc củng cố, phát triển các kỹ năng còn lại cho sinh viên bao gồm kỹ năng nói, đọc và viết. Bên cạnh đó, còn có những hoạt động phát triển vốn từ vựng và cải thiện cả cách phát âm.

Tuỳ vào mục đích dạy và học kỹ năng nghe, giáo viên có thể áp dụng các hoạt động nghe khác nhau.

Sau đây là một số hoạt động nghe được áp dụng để phát triển các chiến lược nghe hiểu:

I. Nghe để hiểu ý chính của bài
  • Folk and Fairy Tales: Enjoying a Story mục đích để phát triển khả năng hiểu và đánh giá của người học về câu chuyện được nghe trong khi vừa được thưởng thức một câu chuyện kể thông qua nghe hoặc kết hợp nghe nhìn. Hoạt động nghe có thể được thực hiện đơn lẻ, theo cặp hoặc nhóm, tuỳ trình độ của người nghe bao gồm các bài tập như sắp xếp thứ tự của câu nghe được, ghép nối câu miêu tả bức tranh phù hợp, sửa lỗi sai về thông tin trong câu, tóm tắt câu chuyện hoặc mở rộng nội dung câu chuyện.
  • Hear All About It mục đích phát triển kỹ năng nghe hiểu chủ đề được nói đến trong bài nghe. Người nghe có thể nghe một số bản tin đài phát thanh bằng tiếng Anh, sau đó nghe hiểu để đưa ra danh sách các chủ đề, hoặc danh sách nội dung thông tin được phát.
  • What’s My Job? mục đích giúp chuẩn bị cho sinh viên nghe ở cấp độ cao hơn họ có thể hiểu và học về chủ đề nghề nghiệp. Người nghe sẽ nghe thông tin về những nghề nghiệp khác nhau và dựa vào bất cứ từ hay thông tin nào họ nghe được trong đoạn miêu tả để đưa ra dự đoán về nghề nghiệp đang được nói tới.
II. Nghe thông tin chi tiết
  • Finding Mr. Right mục đích hỏi và trả lời các câu hỏi về thông tin cá nhân, luyện tập câu hỏi khẳng định hoặc phủ nhận thông tin, miêu tả người, tuổi, sở hữu, v.v. Trong hoạt động này, người học cần liên tục đặt một loạt các câu hỏi ngắn để tìm ra người phù hợp với loạt các tiêu chí được đưa ra.
  • Where Are the Scissors? mục đích xác định vị trí của vật, luyện nghe về miêu tả vị trí của vật sử dụng các từ chỉ dẫn, định vị. Hoạt động này thường phù hợp với sinh viên đang học cơ bản, đang làm quen với các từ và giới từ chỉ vị trí. Hoạt động này nhanh, có thể vị trí vật do sinh viên tự nghĩ ra, phần nghe tương đối dễ và hữu ích cho sinh viên.
  • Describe My Room mục đích nghe để hiểu, lấy thông tin kết hợp ôn  các từ chỉ vị trí và miêu tả đồ vật. Hoạt động này có thể được kết hợp với dạy từ vựng hoặc với kỹ năng đọc và viết. Nó cũng giúp cho giáo viên khá linh hoạt trong việc dạy cùng hoặc không cùng tài liệu nghe có sẵn. Giáo viên có thể tự mình viết một đoạn miêu tả một căn phòng gồm nhiều đồ vật, vị trí và miêu tả chúng, sau đó tự đọc cho sinh viên và thực hiện các hoạt động kèm theo như viết lại tên đồ vật, vị trí và miêu tả đồ vật đó, so sánh với nhau theo nhóm, vẽ về căn phòng dựa vào những miêu tả mình ghi lại được và thuyết trình trước lớp hoặc viết lại về căn phòng đó hay căn phòng của riêng mình.
III. Dự đoán
  • Predictions mục đích nghe kỹ các thông tin chi tiết để đưa ra dự đoán về chủ đề. Sinh viên nghe đoạn băng video ngắn, bản tin truyền hình, mẩu phim tài liệu... đưa ra dự đoán về chủ đề từ việc nghe các từ quan trọng, mẩu thông tin nhỏ trong đoạn băng. Nội dung nghe trong hoạt động nghe này thường khó hơn so với trình độ của sinh viên, thậm chí chủ đề cũng không quen thuộc đối với họ. Hoạt động nghe này giúp sinh viên hiểu rằng họ không cần phải nghe hiểu từng từ mới có thể đoán được chủ đề hay nội dung chính của đoạn.
  • What Comes Next? mục đích luyện tập đưa ra dự đoán nội dung nghe thông qua những từ được nhấn. Việc hiểu cách sử dụng dự đoán để cải thiện khả năng nghe hiểu rất hữu ích đối với sinh viên. Hoạt động này giúp sinh viên đưa ra dự đoán về nội dung nghe tiếp theo dựa vào những nội dung họ nghe được trước đó. Nó cũng cho sinh viên thấy việc sử dụng trọng âm từ trong câu cũng có thể giúp ích trong việc đưa ra dự đoán về nội dung sẽ được nói tiếp theo.
Ví dụ: Ann wasn’t late YESTERDAY...
a. Tim was.                          b. She was late today.                    c. She was early.
Dựa vào từ được nhấn là “YESTERDAY”, phần tiếp theo của câu sẽ là “She was late today.”
  • Guessing the Gaps mục đích nghe và hiểu các đoạn hội thoại. Giáo viên lấy một bài hội thoại được in sẵn trong sách và phần nghe của bài hội thoại này. Sau đó bỏ một vài câu trong đoạn hội thoại đó và yêu cầu sinh viên đọc và tự mình điền vào chỗ còn thiếu. Sau đó, sinh viên được nghe và kiểm tra lại phần nội dung họ viết với nội dung họ nghe được trước khi luyện tập đoạn hội thoại với nhau hoặc lập một đoạn hội thoại tương tự gắn với bản thân mình.
IV. Một số hoạt động nghe được áp dụng để phát triển kỹ năng nghe kết hợp các kỹ năng
0