25/05/2018, 17:57
MICE - Hướng đi nhiều triển vọng của du lịch Việt Nam
MICE - HƯỚNG ĐI NHIỀU TRIỂN VỌNG CỦA DU LỊCH VIỆT NAM 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH MICE 1.1. Khái niệm du lịch MICE Hiện nay, du lịch được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, du lịch đã ...
MICE - HƯỚNG ĐI NHIỀU TRIỂN VỌNG
CỦA DU LỊCH VIỆT NAM
CỦA DU LỊCH VIỆT NAM
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH MICE
1.1. Khái niệm du lịch MICE
Hiện nay, du lịch được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, du lịch đã đóng góp một phần không nhỏ vào tỷ trọng GDP của Việt Nam. Bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống, chúng ta phải nhạy bén với xu thế của Thế giới, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng các đối tượng khách khác nhau đồng thời khai thác, phát huy tiềm năng du lịch sẵn có.
Du lịch MICE là một bộ phận lâu đời của ngành công nghiệp sự kiện nói chung và sự kiện du lịch nói riêng. Nó đáp ứng và thỏa mãn đa dạng nhu cầu của người tham gia, không chỉ tìm kiếm đối tác, mở rộng cơ hội kinh doanh, phát triển thị trường mà còn du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng…
MICE là cách viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Meeting (hội họp, gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions/Conference (hội nghị, hội thảo), Exhibition (triển lãm). Như vậy có thể hiểu MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.
Meeting (hội họp, gặp gỡ): Là những cuộc tập hợp công chúng để biểu đạt về một mối quan tâm nhất định. Thường chia ra làm hai loại là gặp gỡ giữa các doanh nghiệp với nhau và gặp gỡ giữa các thành viên trong cùng doanh nghiệp.
Incentive (khen thưởng): Theo Hiệp hội điều hành du lịch (1997), các chuyến du lịch khen thưởng là “một công cụ quản lý toàn cầu” qua đó người tham gia được trải nghiệm chuyến du lịch đặc biệt để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với tổ chức, tuyên dương các đại lý/cá nhân có thành tích vượt trội…
Conventions/Conference (hội nghị, hội thảo): Nhằm liên kết mọi người theo mục đích chung, chia sẻ thông tin, tìm giải pháp hay thảo luận những chiến lược hiệu quả…
Exhibition (triển lãm): Tập hợp các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, người mua (thường trong một ngành công nghiệp cụ thể), qui mô thu hút nhiều báo đài và giới truyền thông.
1.2. Đặc điểm của du lịch MICE:
Du lịch MICE là một trong những loại hình đặc biệt của sản phẩm du lịch. MICE có sự kết hợp với một hoặc nhiều hoạt động hội nghị, hội thảo, gặp gỡ, khen thưởng, triển lãm, sự kiện nổi bật ở một vùng, một quốc gia nhất định. Ngoài những đặc điểm chung của sản phẩm du lịch (Như: Tính vô hình, tính đồng nhất, tính không lưu kho được…) thì du lịch MICE còn mang những yêu cầu và đặc trưng riêng như:
- Về đối tượng khách:
+ Mục đích của khách tham gia du lịch MICE không chỉ đơn thuần là du lịch mà kết hợp nhiều mục đích khác nhau như tham dự hội nghị, hội thảo, mở rộng cơ hội hợp tác, phát triển thị trường…
+ Khách tham gia du lịch MICE thường là khách cao cấp, khả năng chi trả cao
+ Khách du lịch MICE yêu cầu cao và đòi hỏi sự hoàn hảo từ lưu trú, ăn uống, phương tiện đi lại, trang thiết bị phục vụ hội họp, nhân viên phục vụ tới dịch vụ tham quan giải trí, mua sắm…
- Về cơ sở vật chất và kĩ thuật:
+ Địa điểm tổ chức du lịch MICE phải đảm bảo an ninh, an toàn; phải hội tụ đủ các yếu tố về tự nhiên, văn hóa kèm các dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm, giải trí...Địa điểm tổ chức phải thoải mái, thường xuyên thay đổi, tránh sự nhàm chán.
+ Để phục vụ thị trường MICE cần có cơ sở vật chất tốt, sang trọng, tiện nghi (khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao, không gian tổ chức hội nghị/hội thảo rộng lớn) với những trang thiết bị hiện đại (hệ thống âm thanh, ánh sáng, có máy vi tính nối mạng internet, projector, fax, điện thoại...) đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Về nguồn nhân lực:
+ Nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cần được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản để đạt chất lượng phục vụ tốt nhất
+ Vừa có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo vừa có khả năng kết hợp với các thành viên trong nhóm.
- Về tính mùa vụ: Du lịch MICE không có tính mùa vụ rõ rệt, thường diễn ra quanh năm.
1.3. Vai trò của du lịch MICE:
- Khách đi du lịch MICE thường là khách đoàn, số lượng đông, mức chi tiêu cho các dịch vụ cao, vì vậy lợi nhuận thu được từ khách du lịch MICE rất khổng lồ.Ước tính lợi nhuận từ du lịch MICE cao gấp 5 – 6 lần so với kinh doanh du lịch thông thường.
Theo thống kê của Tổ chức du lịch Thế giới, giá trị thu được từ du lịch MICE trên toàn Thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ USD, tạo ra lợi nhuận gần 5490 tỉ USD.
- Du lịch MICE không có tính mùa vụ rõ rệt, vì vậy nó còn có khả năng hạn chế tính mùa vụ trong du lịch, cân bằng doanh thu du lịch trong những giai đoạn thấp điểm.
- Du lịch MICE yêu cầu cao về cơ sở lưu trú, địa điểm hội nghị, hội họp, vì vậy để gia tăng các điều kiện tổ chức MICE, cộng đồng chủ nhà phải xây dựng, bổ sung, nâng cấp hệ thống đường xá, khách sạn, trung tâm hội nghị...nhờ đó mà cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được nâng cao.
- Du lịch MICE mở ra cơ hội quảng bá về đất nước, con người, tạo ấn tượng và thu hút khách du lịch.
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Một số thành quả đã đạt được
Trong những năm gần đây, du lịch MICE đang rất phát triển và là một thị trường trọng điểm mà Việt Nam đang hướng tới. Tuy mới “du nhập” vào Việt Nam từ khoảng năm 1990, song MICE đã cho thấy tiềm năng của loại hình du lịch này là rất lớn. Là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định, MICE rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và con người, môi trường du lịch Việt Nam.
Trên thực tế, MICE đã được các công ty du lịch khai thác từ nhiều năm nay. Năm 2011, Câu lạc bộ du lịch MICE Việt Nam đã ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh và kêu gọi các doanh nghiệp, khách sạn, du lịch, đơn vị tiếp thị điểm đến cùng tham gia để quảng bá cho loại hình du lịch này. Câu lạc bộ này hoạt động với sự quản lý của công ty cổ phần truyền thong mạng Vina(VinaMedia) và hỗ trợ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Bên cạnh đó, chúng ta đã có câu lạc bộ: “Vietnam – Meetings – Incentive club”. Câu lạc bộ đã xuất bản sách giới thiệu Việt Nam như một điểm đến của Du lịch MICE với tựa đề: “Vietnam – when meeting matter” và đã tổ chức tại các hội chợ quốc tế AIME tại Úc, IT & CMA tại Thái Lan, IMEX tại Đức, EITBM tại Thụy Sỹ…
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam lượng khách MICE ở các công ty lữ hành cũng tăng từ 10% đến 15% mỗi năm, doanh thu từ MICE mang lại có giá trị cao hơn 5 – 6 lần doanh thu từ các loại hình du lịch khác bởi tính chất đặc thù và các loại dịch vụ tiêu chuẩn mà MICE đòi hỏi(trung bình mỗi khách MICE châu Âu tiêu xài 700 - 1.000 USD/ngày, khách châu Á trên 400 USD/ngày). Trong tổng số 10 triệu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2016 ước tính có đến 20% là khách MICE. Việt Nam đang là “điểm nóng”của loại hình du lịch này với hai thành phố thu hút khách là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt là Việt Nam đã tổ chức thành công SEA GAME 22(12,2003), Hội nghị các đại biểu cấp cao APEC năm 2007. Đây chính là những sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển trong hoạt động du lịch MICE ở Việt Nam. Trong thời gian diễn ra APEC 2007, tất cả các khách sạn từ 3 đến 5 sao ở Hà Nội được huy động đón khách, 125 khách sạn với 4296 phòng đã được chính phủ lựa chọn và 110 khách sạn cùng các cơ sở lưu trú khác đã được giới thiệu cho đoàn khách.Tổng cộng có khoảng gần 8000 phòng khách sạn và cơ sở lưu trú.
Theo các chuyên gia dự báo, Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh với Singapore về thị trường thu hút khách MICE trong tương lại.
2.2. Thuận lợi
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút khách MICE bởi Việt Nam có những lợi thế sau:
- Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều kỳ quan thiên nhiên thế giới, nhiều Resort mới được xây dựng, đường bờ biển dài (3260km) với nhiều bãi biển đẹp như: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Bãi Dài (Phú Quốc), Bãi biển Nha Trang…
- Được mệnh danh là điểm đến an toàn, thân thiện với tình hình chính trị ổn định, sự hiếu khách của cư dân địa phương.
- Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang là thành viên của rất nhiều tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/12/2006 (chính thức gia nhập ngày 11/1/2007) đã thổi bùng làn sóng đi lại, nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư...vào Việt Nam.Tại các công ty du lịch thì hợp đồng đưa đoàn ra, đoàn vào du lịch Việt Nam bay về tới tấp. Sự kiện gia nhập WTO đã thúc đẩy dòng khách đi lại, học hỏi thị trường ngày càng nhiều.
- Cuối năm 2015, Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế các nước Đông Nam Á(AEC) cũng là một trong những cơ hội cực kỳ thuận lợi để thu hút khách MICE.
- Cuối năm nay (từ 5 – 11/11/2017) chính thức diễn ra tuần lễ APEC cũng sẽ là cơ hội tuyệt vời để thu hút số lượng lớn khách du lịch và để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới.
- Việt Nam là một nước đang phát triển với nhiều cơ hội đầu tư, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, nhiều quốc gia đang tập trung sự chú ý vào Việt Nam bởi nơi đây có môi trường kinh doanh dễ dàng, hành làng pháp lý thuận lợi…
2.3. Thách thức
Tuy nhiên, trong quá trình thu hút khách MICE, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức:
Tuy nhiên, trong quá trình thu hút khách MICE, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức:
- Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phát triển. Do khách MICE chủ yếu là khách hạng sang, nên đòi hỏi hạ tầng phải đồng bộ, chất lượng cao và lại phải phong phú và đa dạng. Việt Nam tuy có nhiều khách sạn từ 4 đến 5 sao nhưng hầu như đều chưa đạt chuẩn. Còn thiếu các trung tâm tổ chức hội nghị lớn. Hiện nay, mới chỉ có Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội là đủ tiêu chuẩn tổ chức hội nghị với số lượng hàng nghìn người, thiếu các trung tâm biểu diễn văn hóa nghệ thuật, các trung tâm mua sắm …thậm chí ngay cả các công trình vệ sinh công cộng cũng còn đang thiếu và không đảm bảo chất lượng.
- Hoạt động thu hút khách MICE chủ yếu là tự phát, chưa có định hướng và hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
- Hoạt động quảng bá còn nhỏ lẻ, chưa xứng tầm với tiềm năng. Đầu tư cho quảng bá còn quá ít dao động từ 2 đến 2,5 triệu USD/năm, trong khi đó so với các nước trong khu vực thì chi phí cho quảng bá cho du lịch của Việt Nam chỉ bằng 3% Thái Lan, 2,5% Singapore và 1,9% Malaysia. Vì vậy, ngành du lịch Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước láng giềng.
- Sản phẩm du lịch đặc thù còn mờ nhạt, chưa mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có hàng trăm những làng nghề truyền thống nhưng du khách lại rất khó khăn trong việc tìm những sản phẩm đặc thù “ made in Vietnam”
- Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch nói chung và MICE nói riêng còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng. Công tác đào tạo chưa được trú trọng, đội ngũ nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm… còn thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu tự đào tạo, chưa có hệ thống. Khi Việt Nam đã gia nhập AEC, các lao động trong ngành du lịch được tự do di chuyển giữa các quốc gia, nếu ta không trú trọng đến khâu đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì rất khó khăn trong việc cạnh tranh, tìm việc làm đối với những lao động Việt Nam.
- Tính liên kết giữa các ngành, các doanh nghiệp, các địa phương còn lỏng lẻo, chưa có hệ thống.
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM
3.1. Về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Mở thêm nhiều khoa chuyên ngành, trung tâm đào tạo du lịch MICE với đội ngũ giảng viên chuyên môn vững vàng cả về học thuật lẫn kinh nghiệm thực tế
- Đảm bảo đầu ra của người học đạt tiêu chuẩn theo khung tiêu chuẩn nghề quốc tế VTOS
- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao chuyên môn đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch MICE
- Mời các chuyên gia trong nước và quốc tế đến đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên, đặc biệt về kỹ năng phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, làm việc nhóm...
- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, nhân viên học tập thực tế về du lịch MICE ở những nước dẫn đầu về công nghiệp MICE như Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, Thái Lan...
3.2. Về cơ sở vật chất và kĩ thuật
- Quy hoạch lại hệ thống đường đường bộ để giao thông thông thoáng, thuận tiện
- Mở thêm nhiều đường bay thẳng quốc tế, tạo sự thuận lợi tối đa cho các khách du lịch công vụ
- Nâng cấp và mở thêm các khách sạn, trung tâm hội nghị có phòng ốc tiện nghi, sang trọng, đạt tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị hiện đại: Phòng họp cách âm, máy vi tính kết nối internet, projector, máy fax, điện đàm, các thiết bị trực tuyến... Ngoài ra, cần đầu tư đồng bộ các điểm mua sắm cao cấp, spa, resort, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, thể thao... nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp của du khách.
3.3. Về sản phẩm du lịch:
Một trong những yêu cầu của du lịch MICE là điểm đến phải hội tụ đủ các yếu tố như cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa. Các sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm sắc thái địa phương có khả năng đặc biệt trong việc mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch MICE của Việt Nam. Vì vậy, cần chú trọng phát triển các sản phẩm vốn là lợi thế du lịch vùng/miền của Việt Nam, chẳng hạn: Du lịch nghỉ biển (Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu...), du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa (vùng Tây Bắc, Tây Nguyên...), di sản (miền Trung) và lễ hội (Đà Nẵng, Huế...).
3.4. Tăng cường quảng bá, xúc tiến
- Tổng cục du lịch cần sớm xây dựng được thương hiệu cho du lịch Việt Nam. Cần có một chiếu lược marketing phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, Đầu tư nhiều chi phí hơn cho hoạt động quảng bá du lịch, xây dựng những clip hay, chất lượng để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. Phát triển các website uy tín và thường xuyên cập nhật thông tin.
- Hơn nữa để công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả cao cần phải xác định thị trường trọng điểm; đầu tư thực hiện có quy mô, không dàn trải; từng bước chuyên nghiệp hóa và huy động ngày càng nhiều các nguồn lực trong xã hội, phát huy mạnh vai trò của các DN trong xúc tiến du lịch.
- Không cần phải có một chương trình quảng cáo quá tốn kém. Việc quảng bá nên được thực hiện thông qua mạng lưới truyền thông xã hội và công cộng có hợp đồng với một công ty giao tế giỏi. Việt Nam nên có một mạng lưới đại diện ở nước ngoài có hiệu quả bằng cách hợp đồng với các văn phòng đại diện ở nước bản xứ để quảng bá Việt Nam; cần có trang web hấp dẫn cho phép các blog và giao tiếp qua các diễn đàn truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, Youtube... Ngoài ra, các hoạt động quảng bá bằng hàng không phải được tăng cường và thu hút các hãng hàng không bay đến Việt Nam. Các chuyến bay này phải luôn được duy trì với sự hỗ trợ của Cục Hàng không Việt Nam và đây cũng là một đối tác trong ngành du lịch.
3.5. Tăng cường sự liên kết giữa các bên hữu quan
Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa ngành du lịch với chính quyền địa phương nhằm xây dựng thương hiệu phù hợp với nhiều yếu tố, từ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan đến các chương trình du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.
3.6. Sự quản lý, định hướng từ phía các cơ quan nhà nước
- Cần đưa ra những chiến lược thu hút khách du lịch MICE trong giai đoạn sắp tới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể đón tiếp đối tượng khách này.
- Không thu hút một cách dàn trải, cần tập trung vào một số thị trường trọng điểm cũng như một số những địa phương có thể phát triển du lịch MICE như : Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, Cần Thơ…
Có thể khẳng định MICE là thị trường rất tiềm năng và là hướng đi đúng đắn, đầy triển vọng của Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để hướng đi này thực sự hiệu quả thì cần nhanh chóng thực hiện nhiều giải pháp một cách đồng bộ và cần có sự chung tay, giúp sự của nhiều thành phần liên quan. Hy vọng, trong tương lai gần, Việt Nam sẽ là điểm đến được khách du lịch MICE lựa chọn thay cho các quốc gia láng giềng : Thái Lan, Singapore…
Bài : Ngô Vân Quyên - Khoa Văn hóa Du lịch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.1. Về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Mở thêm nhiều khoa chuyên ngành, trung tâm đào tạo du lịch MICE với đội ngũ giảng viên chuyên môn vững vàng cả về học thuật lẫn kinh nghiệm thực tế
- Đảm bảo đầu ra của người học đạt tiêu chuẩn theo khung tiêu chuẩn nghề quốc tế VTOS
- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao chuyên môn đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch MICE
- Mời các chuyên gia trong nước và quốc tế đến đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên, đặc biệt về kỹ năng phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, làm việc nhóm...
- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, nhân viên học tập thực tế về du lịch MICE ở những nước dẫn đầu về công nghiệp MICE như Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, Thái Lan...
3.2. Về cơ sở vật chất và kĩ thuật
- Quy hoạch lại hệ thống đường đường bộ để giao thông thông thoáng, thuận tiện
- Mở thêm nhiều đường bay thẳng quốc tế, tạo sự thuận lợi tối đa cho các khách du lịch công vụ
- Nâng cấp và mở thêm các khách sạn, trung tâm hội nghị có phòng ốc tiện nghi, sang trọng, đạt tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị hiện đại: Phòng họp cách âm, máy vi tính kết nối internet, projector, máy fax, điện đàm, các thiết bị trực tuyến... Ngoài ra, cần đầu tư đồng bộ các điểm mua sắm cao cấp, spa, resort, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, thể thao... nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp của du khách.
3.3. Về sản phẩm du lịch:
Một trong những yêu cầu của du lịch MICE là điểm đến phải hội tụ đủ các yếu tố như cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa. Các sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm sắc thái địa phương có khả năng đặc biệt trong việc mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch MICE của Việt Nam. Vì vậy, cần chú trọng phát triển các sản phẩm vốn là lợi thế du lịch vùng/miền của Việt Nam, chẳng hạn: Du lịch nghỉ biển (Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu...), du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa (vùng Tây Bắc, Tây Nguyên...), di sản (miền Trung) và lễ hội (Đà Nẵng, Huế...).
3.4. Tăng cường quảng bá, xúc tiến
- Tổng cục du lịch cần sớm xây dựng được thương hiệu cho du lịch Việt Nam. Cần có một chiếu lược marketing phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, Đầu tư nhiều chi phí hơn cho hoạt động quảng bá du lịch, xây dựng những clip hay, chất lượng để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. Phát triển các website uy tín và thường xuyên cập nhật thông tin.
- Hơn nữa để công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả cao cần phải xác định thị trường trọng điểm; đầu tư thực hiện có quy mô, không dàn trải; từng bước chuyên nghiệp hóa và huy động ngày càng nhiều các nguồn lực trong xã hội, phát huy mạnh vai trò của các DN trong xúc tiến du lịch.
- Không cần phải có một chương trình quảng cáo quá tốn kém. Việc quảng bá nên được thực hiện thông qua mạng lưới truyền thông xã hội và công cộng có hợp đồng với một công ty giao tế giỏi. Việt Nam nên có một mạng lưới đại diện ở nước ngoài có hiệu quả bằng cách hợp đồng với các văn phòng đại diện ở nước bản xứ để quảng bá Việt Nam; cần có trang web hấp dẫn cho phép các blog và giao tiếp qua các diễn đàn truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, Youtube... Ngoài ra, các hoạt động quảng bá bằng hàng không phải được tăng cường và thu hút các hãng hàng không bay đến Việt Nam. Các chuyến bay này phải luôn được duy trì với sự hỗ trợ của Cục Hàng không Việt Nam và đây cũng là một đối tác trong ngành du lịch.
3.5. Tăng cường sự liên kết giữa các bên hữu quan
Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa ngành du lịch với chính quyền địa phương nhằm xây dựng thương hiệu phù hợp với nhiều yếu tố, từ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan đến các chương trình du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.
3.6. Sự quản lý, định hướng từ phía các cơ quan nhà nước
- Cần đưa ra những chiến lược thu hút khách du lịch MICE trong giai đoạn sắp tới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể đón tiếp đối tượng khách này.
- Không thu hút một cách dàn trải, cần tập trung vào một số thị trường trọng điểm cũng như một số những địa phương có thể phát triển du lịch MICE như : Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, Cần Thơ…
Có thể khẳng định MICE là thị trường rất tiềm năng và là hướng đi đúng đắn, đầy triển vọng của Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để hướng đi này thực sự hiệu quả thì cần nhanh chóng thực hiện nhiều giải pháp một cách đồng bộ và cần có sự chung tay, giúp sự của nhiều thành phần liên quan. Hy vọng, trong tương lai gần, Việt Nam sẽ là điểm đến được khách du lịch MICE lựa chọn thay cho các quốc gia láng giềng : Thái Lan, Singapore…
Bài : Ngô Vân Quyên - Khoa Văn hóa Du lịch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Website : www.vietnamtourism.gov.vn
- Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố, Nxb Giao thông Vận tải, Hà nội.