25/05/2018, 17:57
Vấn đề giữ gìn và giáo dục các giá trị truyền thống trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa
(ĐHVH HN) - Đã có quá nhiều lời cảnh báo về những điều kiện gọi là mặt trái của nền kinh tế thị trường và của toàn cầu hoá, khiến ngày nay, những mối lo ngại trong chúng ta dường như nhiều khi còn lấn át cả những nỗi mừng vui về các thành tựu mà chính cơ chế thị trường và toàn cầu hoá đã mang lại ...
(ĐHVH HN) - Đã có quá nhiều lời cảnh báo về những điều kiện gọi là mặt trái của nền kinh tế thị trường và của toàn cầu hoá, khiến ngày nay, những mối lo ngại trong chúng ta dường như nhiều khi còn lấn át cả những nỗi mừng vui về các thành tựu mà chính cơ chế thị trường và toàn cầu hoá đã mang lại cho đời sống xã hội nước ta trong những năm đổi mới. Nó cũng làm cho không ít người còn tỏ thái độ hoài niệm về một thời mà cuộc sống dù còn nghèo nàn thiếu thốn nhưng lại có vẻ bình ổn và ấm êm trong các mối quan hệ xã hội.
đã được đặt ra một cách cấp thiết.
Mác từ lâu đã là một trong những người đầu tiên cảnh tỉnh nhân loại về những gì mà kinh tế thị trường đã và sẽ mang lại cho đời sống xã hội. Trong khi khẳng định về những tiến bộ to lớn trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất, năng suất và chất lượng lao động mà kinh tế thị trường mang lại, Mác cũng đã vạch rõ và phê phán mạnh mẽ những vấn đề tàn bạo và xấu xa đang nảy sinh và phát triển cùng với những mối quan hệ cạnh tranh hàng hoá, lợi nhuận, những cái mà Mác miêu tả là đã “dìm tất cả những gì tốt đẹp giữa con người với con người vào lớp băng lạnh giá của sự tính toán vị kỷ”, vào mối quan hệ “trả tiền ngay không tình không nghĩa”. Đặc biệt chính Mác cũng đã nói rất rõ về những hậu quả sẽ xảy ra khi kinh tế thị trường thâm nhập vào gia đình và phá vỡ tại đó tất cả những chuẩn mực và đạo lý vốn được coi là những giá trị nhân đạo mang tính vĩnh hằng của đời sống con người, những điều đã tồn tại từ ngàn đời nay.
Vấn đề là ở chỗ, chúng ta phải có được những chính sách và cơ chế khiến cho việc phát triển những quy luật của cơ chế thị trường không làm xâm hại đến những gì tốt đẹp mà cha ông chúng ta đã gây dựng nên từ ngàn đời nay, không làm biến dạng những giá trị văn hoá của tổ tiên thành một thứ đồ ăn thập cẩm xếp từ phía sau những giá trị của thị trường hàng hoá. Không biến đổi những mối quan hệ xã hội, cộng đồng, gia đình tốt đẹp thành những sản phẩm được cân đo cẩn thận chỉ theo thang bảng lên xuống của chỉ giá đồng tiền.
Ngược lại, chúng ta cũng không thể cho phép việc núp dưới danh nghĩa bảo vệ các giá trị truyền thống để duy trì và bảo lưu những quan niệm và chuẩn mực cổ hủ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của đất nước. Trong trường hợp này, cái truyền thống chỉ có thể được coi là tốt đẹp, tiến bộ khi nó tạo điều kiện cho việc phát triển con người một cách tự do và tự giác. Nói một cách khác, cái truyền thống chỉ có ý nghĩa tích cực khi nó mang trong mình không chỉ là ý nghĩa của quá khứ mà là hơi thở của cuộc sống hiện đại, tồn tại cùng với những gì hiện đại và văn minh nhất của thời đại.
Việc duy trì và giáo dục tốt những giá trị nhân văn tốt đẹp từ truyền thống sẽ là cơ sở cho sự ổn định của xã hội và gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững. Như vậy về nguyên tắc, chúng ta có thể vượt qua được một cách đúng đắn những mâu thuẫn giữa việc phát triển cơ chế thị trường với việc duy trì những giá trị văn hoá truyền thống, xây dựng sự thống nhất biện chứng giữa chúng. Chính sự thống nhất này sẽ tạo ra đường hướng cho sự phát triển của cả những giá trị truyền thống tốt đẹp lẫn những quy luật của cơ chế thị trường.
Mặt khác, bên cạnh sự phát triển của kinh tế thị trường, việc duy trì và giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cũng đang phải đối mặt với một hiện tượng khách quan khác, đó là xu hướng toàn cầu hoá.
Chúng ta đều biết, bản chất sự sống của con người là việc mở rộng không ngừng những liên kết giữa họ với nhau. Lịch sử đã chứng minh các nền văn minh bao giờ cũng làm giàu cho nhau qua những quá trình vay mượn, thẩm thấu, tiếp thu và tương tác xã hội. Xã hội càng văn minh thì quá trình này càng rộng mở để phục vụ cho chính sự phát triển tiến bộ của con người.
Ngày nay, sự mở rộng nói trên đã không còn dừng lại ở những phạm vi nhỏ hẹp của các nhóm xã hội, các dân tộc và quốc gia mà đã ở phạm vi rộng lớn nhất - phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá đã trở thành một tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển của các quá trình đan xen, hội nhập và tùy thuộc lẫn nhau trên phạm vi quốc tế. Nó là bằng chứng nói lên sự lớn mạnh không ngừng của nhân loại trong quá trình tự hoàn thiện mình.
Trái đất dường như cũng đang nhỏ hẹp đi nhiều, khi chỉ với một vài giờ bay thôi, người ta đã có thể có mặt ở bất cứ nơi nào trên khắp địa cầu. Hôm nay, chúng ta đang đứng dưới chân các kim tự tháp cổ kính Ai Cập, nhưng chỉ ngày mai thôi đã có thể dừng bước trên các bậc thềm rêu phong của Vạn Lý trường thành Trung Quốc. Một vụ nổ bom ở sứ quán Mỹ tại châu Phi, một vụ giết người ở các khu định cư Do Thái, một vụ cướp máy bay trên vùng trời Apganistan chỉ sau đó ít phút đã có thể gây những chấn động cho toàn thế giới.
Có thể nói, sự lựa chọn các giá trị diễn ra trong quá trình toàn cầu hoá đang đặt nhân loại trước những thử thách lớn trên con đường phát triển và tự hoàn thiện mình. Vấn đề là ở chỗ cần phải làm sao để toàn cầu hoá sẽ đưa đến một kết quả đẹp chứ không phải là một sự huỷ hoại cho chính nhân loại. Toàn cầu hoá sẽ nâng nhân loại lên một tầm cao mới, đoàn kết thống nhất vì những quyền lợi chung gắn liền với những giá trị nhân đạo từ truyền thống và bản sắc của tất cả các nền văn minh. Với ý nghĩa như vậy, toàn cầu hoá sẽ không phải là sự mở rộng chạy đua vũ trang, sự xâm lược và chiếm đoạt tài nguyên, sự huỷ hoại môi trường, sự chèn ép những nhóm người và dân tộc yếu thế, sự lan rộng lối sống ích kỷ, những thói hư tật xấu trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá không phải là toàn cầu hoá tội phạm, ma tuý, mãi dâm, buôn bán phụ nữ và xâm hại tình dục trẻ em, không phải là sự mở rộng phạm vi và sự ngăn cách giàu nghèo.
Nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi, trên con đường giao lưu giữa Nam - Bắc và Đông - Tây, dân tộc ta từ lâu đã có truyền thống tốt đẹp trong việc tiếp thu tinh hoa của những nền văn hoá khác phục vụ cho quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Việc tiếp thu có chọn lọc các kiến thức của nhân loại, kết hợp với việc kế thừa những giá trị cổ truyền của người Việt đã là cơ sở để tạo nên những nét độc đáo của một nền văn minh Việt Nam phong phú và đầy bản sắc.
Lịch sử dân tộc đã để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc, những kinh nghiệm phong phú trong việc giao lưu, quan hệ với các nước khác, để một mặt vẫn giữ gìn được độc lập dân tộc, bảo lưu những nét đặc sắc của văn hoá truyền thống, mặt khác vẫn tiếp thu được những kiến thức mới mẻ và tốt đẹp của các dân tộc khác. Chúng ta đã tiếp thu Phật giáo, Nho giáo..., tiếp thu những kiến thức chung của nhân loại trong việc tổ chức và quản lý xã hội nhưng vẫn giữ được những giá trị và bản sắc truyền thống, chiến thắng mọi âm mưu đồng hoá của kẻ thù bên ngoài.
Toàn cầu hoá tác động trước hết những người trẻ tuổi, bởi những đặc trưng phổ biến của nhóm người này: sinh lực tràn trề, chứa đầy những mẫn cảm với cuộc sống, trái tim nóng bỏng những khát khao về những điều mới mẻ và tốt đẹp… Tuổi trẻ bao giờ cũng là lực lượng nhạy cảm nhất với quá trình toàn cầu hoá. Nhiều nhà xã hội học đã có lý khi coi thế hệ trẻ như là người tiên phong, là sứ giả tích cực trong việc giao lưu, gắn kết những con người xa lạ từ những quốc gia, những xã hội và những nền văn hoá khác nhau vào quá trình toàn cầu hoá.
Trên lĩnh vực văn hoá, trong quá trình hội nhập với tuổi trẻ thế giới và khu vực, thế hệ trẻ trong đó có các em thiếu nhi ở nước ta đã đi đầu trong việc giao lưu, giới thiệu với bạn bè bốn phương về những giá trị truyền thống và sắc thái của văn hoá Việt Nam. Chúng ta cũng tỏ ra nhanh nhạy và sắc bén trong việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh nhân loại. Nhiều em nhỏ của chúng ta đã đoạt được những giải thưởng cao trong các cuộc thi âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điện ảnh…
Do thiếu những kiến thức và sự tỉnh táo cần thiết, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức tiên tiến và tinh hoa văn hoá từ các nước khác, một bộ phận không nhỏ trong thanh thiếu niên còn chịu ảnh hưởng của những mặt trái, mặt tiêu cực từ chính những nước này. Không phân biệt được một cách rõ ràng, trắng đen, tốt xấu, họ đã sa vào cạm bẫy của những tệ nạn xã hội và lối sống vị kỷ, nhầm lẫn giữa những giá trị tốt đẹp chân chính với những đòi hỏi vật chất, những dục vọng cá nhân tầm thường. Chính điều đó đã và đang đặt ra những nhu cầu và đòi hỏi mới đối với việc nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên và việc giáo dục ở họ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nếu toàn cầu hoá đã trở thành một điều tất yếu khách quan đối với sự phát triển của nhân loại trước những đòi hỏi và thách thức mới của thời đại thì ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải có kế hoạch trang bị cho thế hệ trẻ nước ta những hành trang cần thiết và đầy đủ để tham dự và ứng phó với những mặt tích cực vừa phức tạp của toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá cũng đặt ra những vấn đề trực tiếp liên quan tới sự tồn tại của các mối quan hệ gia đình và văn hoá gia đình truyền thống. Sự tác động của toàn cầu hoá vào đời sống gia đình và văn hoá gia đình truyền thống bao giờ cũng vậy, vừa có tính tích cực nhưng cũng vừa mang những yếu tố tiêu cực. Để củng cố và phát triển gia đình phù hợp với những đòi hỏi của xã hội mới, chúng ta cần phải tính táo và mạnh mẽ trong việc đối diện trực tiếp, vừa với những vấn đề của cơ chế thị trường vừa với những xu hướng phức tạp của toàn cầu hoá, vừa vận dụng những quy luật khách quan, vừa ngăn chặn những mặt trái của các quá trình này.
Đây chính là phương thức để vừa xây dựng và phát triển những chuẩn mực mới của gia đình phù hợp với những đòi hỏi của xã hội hiện đại vừa giữ gìn vào bảo lưu những giá trị văn hoá nhân văn truyền thống. Đặc biệt, thông qua nề nếp gia phong truyền thống, lối sống có văn hoá trong các mối quan hệ gia đình, truyền dạy cho các thế hệ mai sau những giá trị truyền thống tốt đẹp mà những thế hệ trước đã dày công xây dựng và đấu tranh để gìn giữ.
Sự phát triển nhanh chóng và nhiều mặt của thế giới ngày nay và nền kinh tế thị trường đang tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, nó đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung và giá trị đạo đức nói riêng, vốn được xem là truyền thống đạo đức của các dân tộc và của toàn thể nhân loại. Hiện tượng suy đồi đạo đức là có thật và đang trở thành mối quan tâm, lo ngại của nhiều quốc gia, dân tộc trên toàn cầu.
đã được đặt ra một cách cấp thiết.
Mác từ lâu đã là một trong những người đầu tiên cảnh tỉnh nhân loại về những gì mà kinh tế thị trường đã và sẽ mang lại cho đời sống xã hội. Trong khi khẳng định về những tiến bộ to lớn trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất, năng suất và chất lượng lao động mà kinh tế thị trường mang lại, Mác cũng đã vạch rõ và phê phán mạnh mẽ những vấn đề tàn bạo và xấu xa đang nảy sinh và phát triển cùng với những mối quan hệ cạnh tranh hàng hoá, lợi nhuận, những cái mà Mác miêu tả là đã “dìm tất cả những gì tốt đẹp giữa con người với con người vào lớp băng lạnh giá của sự tính toán vị kỷ”, vào mối quan hệ “trả tiền ngay không tình không nghĩa”. Đặc biệt chính Mác cũng đã nói rất rõ về những hậu quả sẽ xảy ra khi kinh tế thị trường thâm nhập vào gia đình và phá vỡ tại đó tất cả những chuẩn mực và đạo lý vốn được coi là những giá trị nhân đạo mang tính vĩnh hằng của đời sống con người, những điều đã tồn tại từ ngàn đời nay.
Vấn đề là ở chỗ, chúng ta phải có được những chính sách và cơ chế khiến cho việc phát triển những quy luật của cơ chế thị trường không làm xâm hại đến những gì tốt đẹp mà cha ông chúng ta đã gây dựng nên từ ngàn đời nay, không làm biến dạng những giá trị văn hoá của tổ tiên thành một thứ đồ ăn thập cẩm xếp từ phía sau những giá trị của thị trường hàng hoá. Không biến đổi những mối quan hệ xã hội, cộng đồng, gia đình tốt đẹp thành những sản phẩm được cân đo cẩn thận chỉ theo thang bảng lên xuống của chỉ giá đồng tiền.
Ngược lại, chúng ta cũng không thể cho phép việc núp dưới danh nghĩa bảo vệ các giá trị truyền thống để duy trì và bảo lưu những quan niệm và chuẩn mực cổ hủ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của đất nước. Trong trường hợp này, cái truyền thống chỉ có thể được coi là tốt đẹp, tiến bộ khi nó tạo điều kiện cho việc phát triển con người một cách tự do và tự giác. Nói một cách khác, cái truyền thống chỉ có ý nghĩa tích cực khi nó mang trong mình không chỉ là ý nghĩa của quá khứ mà là hơi thở của cuộc sống hiện đại, tồn tại cùng với những gì hiện đại và văn minh nhất của thời đại.
Việc duy trì và giáo dục tốt những giá trị nhân văn tốt đẹp từ truyền thống sẽ là cơ sở cho sự ổn định của xã hội và gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững. Như vậy về nguyên tắc, chúng ta có thể vượt qua được một cách đúng đắn những mâu thuẫn giữa việc phát triển cơ chế thị trường với việc duy trì những giá trị văn hoá truyền thống, xây dựng sự thống nhất biện chứng giữa chúng. Chính sự thống nhất này sẽ tạo ra đường hướng cho sự phát triển của cả những giá trị truyền thống tốt đẹp lẫn những quy luật của cơ chế thị trường.
Mặt khác, bên cạnh sự phát triển của kinh tế thị trường, việc duy trì và giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cũng đang phải đối mặt với một hiện tượng khách quan khác, đó là xu hướng toàn cầu hoá.
Chúng ta đều biết, bản chất sự sống của con người là việc mở rộng không ngừng những liên kết giữa họ với nhau. Lịch sử đã chứng minh các nền văn minh bao giờ cũng làm giàu cho nhau qua những quá trình vay mượn, thẩm thấu, tiếp thu và tương tác xã hội. Xã hội càng văn minh thì quá trình này càng rộng mở để phục vụ cho chính sự phát triển tiến bộ của con người.
Ngày nay, sự mở rộng nói trên đã không còn dừng lại ở những phạm vi nhỏ hẹp của các nhóm xã hội, các dân tộc và quốc gia mà đã ở phạm vi rộng lớn nhất - phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá đã trở thành một tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển của các quá trình đan xen, hội nhập và tùy thuộc lẫn nhau trên phạm vi quốc tế. Nó là bằng chứng nói lên sự lớn mạnh không ngừng của nhân loại trong quá trình tự hoàn thiện mình.
Trái đất dường như cũng đang nhỏ hẹp đi nhiều, khi chỉ với một vài giờ bay thôi, người ta đã có thể có mặt ở bất cứ nơi nào trên khắp địa cầu. Hôm nay, chúng ta đang đứng dưới chân các kim tự tháp cổ kính Ai Cập, nhưng chỉ ngày mai thôi đã có thể dừng bước trên các bậc thềm rêu phong của Vạn Lý trường thành Trung Quốc. Một vụ nổ bom ở sứ quán Mỹ tại châu Phi, một vụ giết người ở các khu định cư Do Thái, một vụ cướp máy bay trên vùng trời Apganistan chỉ sau đó ít phút đã có thể gây những chấn động cho toàn thế giới.
Có thể nói, sự lựa chọn các giá trị diễn ra trong quá trình toàn cầu hoá đang đặt nhân loại trước những thử thách lớn trên con đường phát triển và tự hoàn thiện mình. Vấn đề là ở chỗ cần phải làm sao để toàn cầu hoá sẽ đưa đến một kết quả đẹp chứ không phải là một sự huỷ hoại cho chính nhân loại. Toàn cầu hoá sẽ nâng nhân loại lên một tầm cao mới, đoàn kết thống nhất vì những quyền lợi chung gắn liền với những giá trị nhân đạo từ truyền thống và bản sắc của tất cả các nền văn minh. Với ý nghĩa như vậy, toàn cầu hoá sẽ không phải là sự mở rộng chạy đua vũ trang, sự xâm lược và chiếm đoạt tài nguyên, sự huỷ hoại môi trường, sự chèn ép những nhóm người và dân tộc yếu thế, sự lan rộng lối sống ích kỷ, những thói hư tật xấu trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá không phải là toàn cầu hoá tội phạm, ma tuý, mãi dâm, buôn bán phụ nữ và xâm hại tình dục trẻ em, không phải là sự mở rộng phạm vi và sự ngăn cách giàu nghèo.
Nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi, trên con đường giao lưu giữa Nam - Bắc và Đông - Tây, dân tộc ta từ lâu đã có truyền thống tốt đẹp trong việc tiếp thu tinh hoa của những nền văn hoá khác phục vụ cho quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Việc tiếp thu có chọn lọc các kiến thức của nhân loại, kết hợp với việc kế thừa những giá trị cổ truyền của người Việt đã là cơ sở để tạo nên những nét độc đáo của một nền văn minh Việt Nam phong phú và đầy bản sắc.
Lịch sử dân tộc đã để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc, những kinh nghiệm phong phú trong việc giao lưu, quan hệ với các nước khác, để một mặt vẫn giữ gìn được độc lập dân tộc, bảo lưu những nét đặc sắc của văn hoá truyền thống, mặt khác vẫn tiếp thu được những kiến thức mới mẻ và tốt đẹp của các dân tộc khác. Chúng ta đã tiếp thu Phật giáo, Nho giáo..., tiếp thu những kiến thức chung của nhân loại trong việc tổ chức và quản lý xã hội nhưng vẫn giữ được những giá trị và bản sắc truyền thống, chiến thắng mọi âm mưu đồng hoá của kẻ thù bên ngoài.
Toàn cầu hoá tác động trước hết những người trẻ tuổi, bởi những đặc trưng phổ biến của nhóm người này: sinh lực tràn trề, chứa đầy những mẫn cảm với cuộc sống, trái tim nóng bỏng những khát khao về những điều mới mẻ và tốt đẹp… Tuổi trẻ bao giờ cũng là lực lượng nhạy cảm nhất với quá trình toàn cầu hoá. Nhiều nhà xã hội học đã có lý khi coi thế hệ trẻ như là người tiên phong, là sứ giả tích cực trong việc giao lưu, gắn kết những con người xa lạ từ những quốc gia, những xã hội và những nền văn hoá khác nhau vào quá trình toàn cầu hoá.
Trên lĩnh vực văn hoá, trong quá trình hội nhập với tuổi trẻ thế giới và khu vực, thế hệ trẻ trong đó có các em thiếu nhi ở nước ta đã đi đầu trong việc giao lưu, giới thiệu với bạn bè bốn phương về những giá trị truyền thống và sắc thái của văn hoá Việt Nam. Chúng ta cũng tỏ ra nhanh nhạy và sắc bén trong việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh nhân loại. Nhiều em nhỏ của chúng ta đã đoạt được những giải thưởng cao trong các cuộc thi âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điện ảnh…
Do thiếu những kiến thức và sự tỉnh táo cần thiết, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức tiên tiến và tinh hoa văn hoá từ các nước khác, một bộ phận không nhỏ trong thanh thiếu niên còn chịu ảnh hưởng của những mặt trái, mặt tiêu cực từ chính những nước này. Không phân biệt được một cách rõ ràng, trắng đen, tốt xấu, họ đã sa vào cạm bẫy của những tệ nạn xã hội và lối sống vị kỷ, nhầm lẫn giữa những giá trị tốt đẹp chân chính với những đòi hỏi vật chất, những dục vọng cá nhân tầm thường. Chính điều đó đã và đang đặt ra những nhu cầu và đòi hỏi mới đối với việc nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên và việc giáo dục ở họ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nếu toàn cầu hoá đã trở thành một điều tất yếu khách quan đối với sự phát triển của nhân loại trước những đòi hỏi và thách thức mới của thời đại thì ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải có kế hoạch trang bị cho thế hệ trẻ nước ta những hành trang cần thiết và đầy đủ để tham dự và ứng phó với những mặt tích cực vừa phức tạp của toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá cũng đặt ra những vấn đề trực tiếp liên quan tới sự tồn tại của các mối quan hệ gia đình và văn hoá gia đình truyền thống. Sự tác động của toàn cầu hoá vào đời sống gia đình và văn hoá gia đình truyền thống bao giờ cũng vậy, vừa có tính tích cực nhưng cũng vừa mang những yếu tố tiêu cực. Để củng cố và phát triển gia đình phù hợp với những đòi hỏi của xã hội mới, chúng ta cần phải tính táo và mạnh mẽ trong việc đối diện trực tiếp, vừa với những vấn đề của cơ chế thị trường vừa với những xu hướng phức tạp của toàn cầu hoá, vừa vận dụng những quy luật khách quan, vừa ngăn chặn những mặt trái của các quá trình này.
Đây chính là phương thức để vừa xây dựng và phát triển những chuẩn mực mới của gia đình phù hợp với những đòi hỏi của xã hội hiện đại vừa giữ gìn vào bảo lưu những giá trị văn hoá nhân văn truyền thống. Đặc biệt, thông qua nề nếp gia phong truyền thống, lối sống có văn hoá trong các mối quan hệ gia đình, truyền dạy cho các thế hệ mai sau những giá trị truyền thống tốt đẹp mà những thế hệ trước đã dày công xây dựng và đấu tranh để gìn giữ.
Sự phát triển nhanh chóng và nhiều mặt của thế giới ngày nay và nền kinh tế thị trường đang tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, nó đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung và giá trị đạo đức nói riêng, vốn được xem là truyền thống đạo đức của các dân tộc và của toàn thể nhân loại. Hiện tượng suy đồi đạo đức là có thật và đang trở thành mối quan tâm, lo ngại của nhiều quốc gia, dân tộc trên toàn cầu.
Chúng ta chủ động chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu với bên ngoài, coi đó là một trong những định hướng cơ bản để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, muốn thế thì chúng ta cũng phải chủ động tiếp thu cái gì từ bên ngoài có lợi cho đất nước và lọc bỏ những gì không phù hợp với truyền thống của dân tộc. Điều cơ bản là trong quá trình hoà nhập, tiếp thu cái mới, chúng ta đừng vội quay lưng lại với cội rễ của mình, từ bỏ những gì mà cha ông chúng ta đã từng tạo dựng. Bởi vì, đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái khác.
Ngày nay, trong sự nghiệp phát triển đất nước, từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh và phức tạp , chúng ta càng cần phải gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời phải coi trọng giáo dục đạo đức, phải tăng cường giáo dục đạo đức trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Đặc biệt, việc giáo dục đạo đức trong gia đình là hết sức cơ bản và quan trọng. Bởi vì, gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người. Và hơn thế nữa, cần phải biết kế thừa, biết phát huy và đổi mới những giá trị đó cho phù hợp với xu thế của thời đại. Bên cạnh những giá trị đạo đức truyền thống như lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, tính trung thực, tinh thần ham học hỏi, truyền thống tôn sư trọng đạo, đức tính cần cù, giản dị… chúng ta cần tiếp nhận những giá trị mới được bổ sung trong sự phát triển của thế giới ngày nay.
Giảng viên: Trần Thị Phương Thảo - Khoa LLCT&KHCB
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngày nay, trong sự nghiệp phát triển đất nước, từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh và phức tạp , chúng ta càng cần phải gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời phải coi trọng giáo dục đạo đức, phải tăng cường giáo dục đạo đức trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Đặc biệt, việc giáo dục đạo đức trong gia đình là hết sức cơ bản và quan trọng. Bởi vì, gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người. Và hơn thế nữa, cần phải biết kế thừa, biết phát huy và đổi mới những giá trị đó cho phù hợp với xu thế của thời đại. Bên cạnh những giá trị đạo đức truyền thống như lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, tính trung thực, tinh thần ham học hỏi, truyền thống tôn sư trọng đạo, đức tính cần cù, giản dị… chúng ta cần tiếp nhận những giá trị mới được bổ sung trong sự phát triển của thế giới ngày nay.
Giảng viên: Trần Thị Phương Thảo - Khoa LLCT&KHCB
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phạm Đức Dương (2003), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Hoàng Vinh (1998), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.