Thịt đà điểu
Hiện nay, chăn nuôi được xem là những dự án nông nghiệp có lợi nhất. Chúng thường được đề cập đến như “các công việc mang lợi ích lâu dài trong tương lai” vì sự đa dạng của các sản phẩm và khả năng về lợi nhuận cao. Đà điểu được nuôi để kinh doanh lấy thịt, da và lông. màu đỏ, có ...
Hiện nay, chăn nuôi được xem là những dự án nông nghiệp có lợi nhất. Chúng thường được đề cập đến như “các công việc mang lợi ích lâu dài trong tương lai” vì sự đa dạng của các sản phẩm và khả năng về lợi nhuận cao. Đà điểu được nuôi để kinh doanh lấy thịt, da và lông.
màu đỏ, có mùi vị và cấu trúc giống với thịt bê và thịt bò (phụ thuộc vào độ tuổi giết mổ). có hàm lượng protein cao và lượng mỡ không nhiều. Gần đây, Bộ nông nghiệp của Mỹ đã lập ra bảng so sánh về giá trị dinh dưỡng của thịt gà, thịt bò và thịt đà điểu như sau: Giá trị dinh dưỡng của thịt đà điểu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rất rõ rằng thịt đà điểu rất có lơi cho sức khỏe so với các loại thịt khác vì nó ít mỡ và cholesterol. Gần đây, người tiêu dùng đã ngày càng nhận thức được vấn đề cần khắc phục hàm lương cholesterol trong máu cao cùng với tác động của chúng đến tim mạch.
Do đó, nhu cầu về thịt đà điểu trên thị trường quốc tế đã và đang tăng lên. Theo con số thống kê, hiện nay thịt đà điểu sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh ở châu Âu, Mỹ và Nhật. Có lẽ thịt đà điểu sẽ dần dần thay thế các loại thịt truyền thống trong thập kỷ tới.
Lò sát sinh đà điểu
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh đà điểu là việc thiết kê lò sát sinh. Lò sát sinh đà điểu phải được xây dựng với các tiêu chuẩn cao và quá trình giết mổ phải tuân thủ các qui định về vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt nhất. Điều này không chỉ làm cho công việc giết mổ, có hiệu quả hơn mà còn làm tăng khối lượng cũng như cơ sở thị trường sẵn có cho người giết mổ. Vì cơ thể đà điểu mang nhiều đặc điểm nên các phương tiện được thiết kế để giết mổ các loại súc vật khác không thích hợp cho việc giết mổ đà điểu, cần phải xây dựng các lò mổ đà điểu chuyên dụng. Có thể xây chung hoặc tách riêng khư vực nhốt đà điểu với các khu vực giết, vặt lông, lột da, mổ, lọc xương, làm lạnh, đóng gói, đông lạnh và phân phối hàng ngày. Lò mổ đà điểu phải được thiết kế dựa trên cơ sở thích ứng riêng để có thể dễ dàng mở rộng khi nhu cầu của thị trường tăng.
Đà điểu từ 10 đến 14 tháng tuổi là đã có thể giết thịt được (phụ thuộc vào cách nuôi và tốc độ lớn). Ngay sau khi đưa đà điểu vào các bãi nhốt, lần lượt chuyển từng con một vào trong buồng mổ. Tốt nhất nên để cho người nuôi đà điểu đưa chúng vào buồng mổ vì như thế chúng sẽ chịu đứng im và ngoan ngoãn. Buồng mổ chỉ nên đủ rộng để chứa được một con đà điểu. Các đoạn dây xích buộc vòng quanh mỗi chân đà điểu được nối với một dây xích trên một dụng cụ bằng điện (giống như dụng cụ dùng để giết cừu). Khi con đà điểu chưa kịp ngã xuống đất thì các sợi dây xích ở chân chúng đã kéo chúng lộn ngược trở lại. Sau đó nó sẽ được chuyển tới chỗ người tiếp theo trong dây chuyền để cắt tiết. Sau khi vặt lông, lột da, chúng được mổ bỏ ruột. Sau khi mổ bỏ ruột chúng được chuyển cả con sang phòng lạnh 1°c. Thời gian để lạnh giữa các nước và các cơ sở giết mổ chỉ chênh lệch từ vài giờ tới 24 giờ. Tiếp đó đà điểu được đem lọc bỏ xương và thịt được cắt thành các miếng có kích thước khác nhau. Thường thịt sẽ được đóng bao bì trong điều kiện chân không vào túi 2kg. Thịt có thể chuyển đi phân phối hàng ngày (thời hạn sử dụng khoảng ba tháng) hoặc chuyển sang phòng đông lạnh để bảo quản ở nhiệt độ khoảng -20°c.
Sản lượng thịt đà điểu
Sản lượng thịt thay đổi tùy theo độ tuổi giết thịt. Một con đà điểu 12 tháng tuổi nặng 100 kg lúc sống thì sau khi mổ bỏ các bộ phận còn khoảng 60 kg (tỷ lệ của phần còn lại chiếm gần 60 phần trăm). Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và các tiêu chuẩn chăn nuôi mà tỷ lệ của cơ thể sau khi mổ thay đổi từ 56 đến 64 phần trăm. Con đực có tỷ lệ cơ thể sau khi mổ nhiều hơn con cái khoảng 1,5 phần trăm. Bảng dưới đưa ra tỷ lệ hao hụt là 36-44 phần trăm.
Trung bình, gan chiếm 1,6%, còn tìm chiếm 1,1% và cả hai quả cật chiếm 0,6% khối lượng lúc sống. Hai đùi chiếm khoảng 70-74% khối lượng sau khi mổ và cắt bỏ 1 số bộ phận, còn cái cổ thì chiếm 3 đến 4%.
Thịt được cắt thành các miếng có kích thước khác nhau sau khi đã lọc bỏ xương.
Lượng thịt lọc ra chiếm khoảng 60 phần trăm khối lượng của cơ thể sau khi mổ (dao động trong phạm vi từ 55 đến 65 phần trăm), ở cùng độ tuổi, tỷ lệ thit đã lọc xương của con đực cao hơn con cái. Nguyên nhân là do hàm lượng mỡ của con đực ít hơn (5%). Ở một con đà điểu đã mổ, lượng thịt chiếm 60%, xương chiếm 25% và mỡ chiếm 15%. Các tỷ lệ này có thể thay đổi nhiều theo độ tuổi, giới tính và phương pháp chăn nuôi. Ví dụ, khi ở độ tuổi lớn hơn thì xương sẽ nặng hơn. Tương tự, lượng mỡ cũng tăng theo độ tuổi.
Hiện nay, thịt đà điểu tại thị trường được chia thành hai loại chất lượng cao (thịt thái lát, thịt nạc) và thịt vụn (đầu thừa đuôi thẹo) với tỷ lệ là 1,5:1. Như vậy, một con đà điểu nặng 100 kg sẽ thu được khoảng 21 kg thịt ngon và 14 kg thịt vụn. Cổ thường được bán riêng và thường dùng để nấu món súp.
Các sản phẩm từ thịt đà điểu
Một điểm đặc biệt của thịt đà điểu là hàm lượng protein cao và hàm lượng mỡ thấp. Do đó, nó rất thích hộp cho việc chế biến thành nhiều loại sản phẩm thịt, có thể là các sản phẩm từ chính thịt đà điểu hoặc kết hợp với các loại thịt khác. Hiện nay, thịt đà điểu được bán dưới nhiều dạng sản phẩm như thịt ướp gia vị, xông khói, xúc xích, giăm bông, patê, thịt muối xông khói, thịt nạc thái lát, thịt thỏi kho xông khói.
Ngoài ra thị trường còn bán các khối thịt tươi và thịt chiên tái.
Xúc xích và thịt thỏi đà điểu khô là những món ăn truyền thống đang được bán ở khắp các nước vùng Nam Mỹ và Bắc Mỹ.