23/05/2018, 15:16

Kỹ thuật nuôi nai và môi trường nuôi dưỡng

Cách làm chuồng nuôi nai Chuồng nuôi cho số lượng nai ít Nai có tính nhát nên không thể thả lỏng như dê, bò mà phải có chuồng nhốt. Theo kinh nghiệm của nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An, chuồng nuôi nai làm có hình vuông hoặc hình chữ nhật, làm trên nền đắp cao. Nhân dân thường tích phân lại trong ...

Cách làm chuồng nuôi nai

Chuồng nuôi cho số lượng nai ít

Nai có tính nhát nên không thể thả lỏng như dê, bò mà phải có chuồng nhốt. Theo kinh nghiệm của nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An, chuồng nuôi nai làm có hình vuông hoặc hình chữ nhật, làm trên nền đắp cao. Nhân dân thường tích phân lại trong chuồng khoảng 6 tháng mới lấy ra một lần. Vì vậy đáy chuồng được đào sâu xuống khoảng 30 – 40 cm và thường xuyên đổ tro, trấu làm cho phân và nền chuồng luôn được khô. Thành chuồng làm bằng gỗ, cột vuông (mỗi cạnh khoảng 18 x 20 cm), hoặc cột tròn (đường kính 20 – 22 cm): Gỗ làm xà và thành chuồng kích thước 4 x 13 cm, gỗ tròn thì đường kính khoảng 10 cm. Thành chuồng sát tới mái, cao khoảng 2 – 2,5m. Mỗi chuồng có nhiều ngăn, chuồng lớn hay nhỏ do số ngăn quyết định, mỗi ngăn có diện tích 4-6 m2. Số ngăn phụ thuộc vào số nai nuôi nhiều hoặc ít. Mỗi con nai đực phải nhốt riêng ở một ngăn, nai cái và nai con nhốt chung. Vì vậy, mỗi chuồng tối thiểu phải có hai ngăn, nhiều là 5 ngăn. Trong đó bao giờ cũng phải có một ngăn dự trữ dùng để nhốt nai khi các ngăn khác cần làm vệ sinh, cần sửa chữa, hoặc khi nuôi nhiều nai cái mà có một con động dục cần phải nhốt riêng con đó với nai nòi để phối giống. nai lay nhungnai lay nhung

Mỗi ngăn thường làm 3 cửa: Một cửa mở ra phía ngoài để người ra vào khi cần, một cửa chung với ngăn bên để có thể lùa nai từ ngăn này qua ngăn khác và cửa thứ 3 là cửa nhỏ nai chỉ chui đầu lọt, thò cổ ra ngoài để ăn. Kiểu chuồng nói trên tuy đáp ứng được việc nuôi với số lượng ít, nhưng không được tốt vì quá chật và thấp, thiếu ánh sáng. Việc tích phân lại trong chuồng tuy có mật ưu điểm là phân chóng hoai và tốt, nhưng mất vệ sinh, nai dễ mắc bệnh. Vì vậy, nền chuồng cần lát gạch, láng xi măng hoặc nền đất thì phải đầm kỹ, hàng ngày quét dọn sạch sẽ. Quanh chuồng có một khoảng vườn được rào vững chắc bằng gò, tre, lưới thép hoặc xảy cao từ 2,5 m trở lên, trong vườn có cây che bóng làm nơi cho hươu, nai chơi đùa, tắm nắng.

Chuồng nhốt rộng cho nhiều nai

Chuồng nhốt hẹp có lợi là ít tốn diện tích, rẻ tiền nhưng con bị nhốt gò bó sẽ gây suy thoái những phẩm chất vốn có khi còn sống hoang dã. Muốn nuôi tốt hơn thì chuồng cần làm rộng, một phần là nhà che mưa, phần để trống có cây che bóng mát có cỏ và cây bụi làm thức ăn. Nguyên liệu để rào vườn có thế bằng lưới thép, bằng gỗ, tre hoặc xây, chiều cao từ 2,5m trở lên và không có các khe kẽ rộng quá 10 cm. Nên ít nhất là hai ngăn, ở giữa là một lối đi hẹp, lúc cần bắt đặt bẫy ở giữa lùa chúng vào cho dễ bắt.

Thức ăn và chế độ cho ăn

Theo số lượng thống kê được thì nai ăn tới 50 loại thức ăn khác nhau, gồm : cỏ, lá cây, quả cây, rau và các loại chất bột. Chủ yếu là các loại sau : lá mít, lá vả, lá sung, lá cây muối, lá dướng, lá hu đay (lá giấy), lá ngái, lá ngoã, lá vông, lá khế, lá xoan, dây khoai lang, dây lạc còn có thể phơi khô để dành cho ăn dần.chuong nuoi nai

Người ta cũng thường bồi dưỡng cho nai bằng các loại chất bột như cơm, cháo (nếp hoặc tẻ), ngô hạt luộc hoặc bắp ngô sống non, khoai lang (sống hoặc luộc), sắn củ tươi ; các loại rau như rau muống, bắp cải, su hào, bí đỏ, cà rốt… Ngoài ra khi con vật gầy yếu, ốm, con đực ở thời kỳ sắp mọc nhung hay sau khi cắt nhung, sau khi giao phối với con cái ; con cái ở thời kỳ nuôi con hay sắp tới thời kỳ động dục, người ta còn bồi dưỡng cho chúng bằng trứng (luộc hoặc nấu cháo)

Khẩu phần thức ăn của một con mỗi ngày khoảng 30 kg cỏ lá. Ăn 2 bữa: sáng sớm và chiều tối. Không nên cho ăn thuần loại, vì ăn thế nai chóng chán và không đủ chất. Việc bồi dưỡng bằng chất bột tuỳ theo khả năng ta có và không nên cho ăn nhiều quá sẽ gây rối loạn tiêu hoá, chỉ bồi dưỡng cho con đực vào thời kỳ sắp mọc nhung và con cái vào thời kỳ nuôi con. Khi mới ăn món lạ có thể nai chưa chịu ăn ngay, ta cho thêm ít muối để kích thích. Đồng thời nên cho ít muối vào trong một cái ống có dùi nhiều lỗ nhỏ để nước muối rỉ ra cho nai liếm

Chăm sóc nai

Cần biết những đặc tính sinh học thì mới hiểu cách chăm sóc chúng. Nai (cả đực và cái) hai tuổi thì trưởng thành sinh dục (động dục và giao phối). Chúng động dục vào mùa thu và đẻ vào mùa xuân, thời gian chửa khoảng 6 tháng rưỡi đến 7 tháng, cả con đực và con cái đều động dục có mùa, khi con đực đã chín muồi thì không được nhốt chung với con cái; Vì lúc con đực đòi nhẩy mà con cái chốn chạy, nó có thổ phát khùng và húc chết con cái. Khi con cái động dục có biểu hiện là: kêu rống, đi lại nhiều trong chỗ nuôi nhốt, hay nhìn về phía con đực, lúc ấy cần cho đực – cái gặp nhau, sau khi cho giao phối mà con cái chưa chửa thì khoảng 20 ngày sau lại động dục, nếu sau thời gian ấy không  thấy con cái có biểu hiện động dục là giao phối đã thành công và cần nhốt riêng, không được nhốt chung với đực tránh để con đực làm rầy gây cho con cái sẩy thai.

Những con đực chưa đến mùa sinh dục có thể nhốt chung, nhưng trong mùa sinh dục phải nhốt riêng, kẻo nó ganh cái sẽ húc nhau gây nguy hiểm. Một con đực có thể cho giao phối với 10 con cái, nhưng sắp tới mùa sinh dục và sau khi cho giao phối cần bồi dưỡng, con đực nòi nào mà cho giao phối với nhiều con cái thì không nên cắt nhung.

Khi con cái đẻ phái chú ý mấy việc sau đây:

  • Có trường hợp con cái không động dục, không đẻ, phải dùng hormon kích thích sinh dục
  • Có trường hợp đẻ lứa đầu con mẹ vụng về hoặc do đau vú nên không cho con ăn, phải can thiệp để bắt ép nó phải cho con bú.
  • Có trường hợp đẻ khó quá phải can thiệp để lôi con ra.
  • Khi con mẹ âu yếm con mới đẻ thường có thói liếm chỗ rốn mà mẹ mới cắn dây rốn, rồi liếm quá nhiều hoặc khi con ỉa nó cũng liếm đít quá nhiều mà lưỡi mẹ lại ráp nên để làm chảy máu gây nhiễm trùng và chết. Vì thế một phản xạ tư nhiên là con hay trốn bỏ mẹ, đến giờ bú con nó sẽ về, nhưng có điều nguy hiểm là chó mà nhìn thấy sẽ cắn chết con con

Bệnh của nai và cách phòng chống

Nai thường hay mắc một số bệnh như: đầy hơi, chướng bụng do ăn phải thức ăn ôi, thiu, mốc hoặc do chuồng quá ẩm, bị ngâm nước tới bụng, bị ngộ độc do ăn phải lá độc, vỏ sắn, củ sắn chảy nhựa, bị cám, bị ỉa chảy, hà móng, sưng chân… Cách phòng chữa như các loài gia súc ăn cỏ khác.

0