Dinh dưỡng của đà điểu
Các khái niệm về dinh dưỡng cơ bản Cung cấp thức ăn cho phải đảm bảo ba mục đích chính: Duy trì sự sống, đảm bảo cho , phát triển hài hòa và giúp đẻ trứng với mức độ tối đa đồng thời tái tạo trứng cho những con đang đẻ. Thức ăn cho phải chứa đủ các loại dinh dưỡng cần thiết sau để đáp ứng cho ...
Các khái niệm về dinh dưỡng cơ bản
Cung cấp thức ăn cho phải đảm bảo ba mục đích chính: Duy trì sự sống, đảm bảo cho , phát triển hài hòa và giúp đẻ trứng với mức độ tối đa đồng thời tái tạo trứng cho những con đang đẻ. Thức ăn cho phải chứa đủ các loại dinh dưỡng cần thiết sau để đáp ứng cho các nhu cầu của chúng.
-Nước
-Protein (đạm)
-Lipit (béo).
-Khoang chất
-Vitamin
Ngoài nước, các loại dinh dưỡng khác đều gồm nhiều thành phần khác nhau: Các chất dinh dưỡng phải được cung cấp với số lượng đầy đủ trong thức ăn để có thế đáp ứng được mức độ sử dụng và phát triển cao nhất. Nếu thiếu một số chất dinh dưỡng thì nó sẽ nhanh chóng trở thành yếu tố hạn chế đối với vật nuôi. Khi thiếu một loại dinh dưỡng cần thiết thì không thể bù đắp được bằng cách ăn nhiều 1 chất dinh dưỡng khác. Trong thực tế, nhiều khi thừa dính dưỡng sẽ gây mất cân bằng rất có hại.
Những con đà điểu được cho ăn không đủ chất sẽ nhanh chóng bị giảm tốc độ lớn, đẻ trứng ít, giảm khả năng nở của trứng và các chỉ tiêu năng suất nói chung. Sau đó chúng sẽ thể hiện các dấu hiệu của bệnh thiếu dinh dưỡng thông thường. Khi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày thiếu ít thì các dấu hiệu thiếu dinh dưỡng sẽ xuất hiện trước tiên ở những con đang tăng trưởng và những con đang ở giai đoạn đẻ trứng nhiều vì nhu cầu dinh dưỡng của chúng thường nhiều hơn nhu cầu của những con bình thường.
Nước
Trong cơ thể của đà điểu non mới nở có chứa khoảng 75-80 phần trăm nước. Khi lớn lên, tỷ lệ phần trăm nước này thay đổi nhưng chúng vẫn cần nước. Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất và không thể thiếu trong cơ thể, đặc biệt là trong quá trình chuyển hóa, điều chỉnh nhiệt độ, vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất hóa học khác trong máu. Nếu lượng nước không nhiều thì hiệu quả chăn nuôi sẽ kém. Tất cả các thành phần của thức ăn đều có chứa một chút nước, nhưng lượng nước này không thể đủ để đáp ứng được nhu cầu của đà điểu. Nước là một trong những thành phần sẵn có, rẻ tiền nhất và cần phải được cung cấp đầy đủ thường xuyên. Nước uống cung cấp cho đà điểu phải đủ, liên tục và dễ đến gần để uống. Nước phải loại bớt muối và khoáng chất, không có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, hàm lượng nitrat thấp và nói chung là phải đảm bảo chất lượng cho mục đích tiêu dùng của con người. Ngoài ra các máng đựng nước uống phải được thiết kế làm sao cho có thể giảm tới mức tối thiểu nguy cơ nhiễm bẩn dơ phân, rác rưởi và các vật có từ bên ngoài khác.
Nhu cầu uống nước của đà điểu thay đổi theo độ tuổi, theo số lượng và chất lượng của thức ăn. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là lượng nước phải gấp ba lần lượng thức ăn đà tiêu thụ. Nguyên tắc này đúng với mọi độ tuổi.
Protein
Có nhiều protein khác nhau nhưng tất cả đều được tạo thành chủ yếu từ các chất tương đối đơn giản đã biết là các alpha-aniino axit hoặc đơn giản hơn nữa là các axit amin. Các atnino axit là nền tảng để phát triển mô. Nói chung chất lượng protein được dựa trên hai nhân tố chính là loại hợp chất amino axit của thức ăn và khả năng dễ hấp thụ chúng bởi đà điểu. Một số loại axit amin được gọi là “cần thiết” và đà điểu là loại động vật có dạ dày đơn do đó cơ thể chúng không thể tổng hợp được các axit amin này. Vì lý do này, người chăn nuôi cần phải cung cấp cho chúng một lượng axit amin phù hợp trong chế độ ăn hàng ngày.
Các loại thức ăn sẽ khác nhau về số lượng và chất lượng tùy theo hợp chất axit amin chứa trong chúng. Để cung cấp cho đà điểu tất cả các loại axit amin trong thức ăn hàng ngày thì phải nhất thiết cho chúng ăn các loại thức ăn chứa hàm lượng protein cao có nguồn gốc cả từ động vật và thực vật. Mặc dù các thức ăn từ thực vật là nguồn protein rẻ hơn so với các thức ăn từ động vật nhưng một phần protein vẫn cần được cung cấp từ các thức ăn có nguồn gốc động vật. Vì có một số axit amin không có trong các loại thức ăn từ thực vật như methionin và lyrin.
Các nguồn protein động vật chủ yếu là thịt, các loại thức ăn từ máu (các sản phẩm từ lò mổ) các thức ăn từ cá và các loại thức ăn từ sữa. Các nguồn protein thực vật chủ yếu là đậu nành, lạc, vừng, hạt bông và thức ăn từ hạt hướng dương (tất cả các sản phẩm của ngành công nghiệp dầu).
Năng lượng
Năng lượng được coi là yêu cầu quan trọng nhất giữa tổng chi phí và chất lượng thức ăn của đà điểu. Một nguyên tắc chung là đà điểu ăn để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng của chúng. Trong chừng mực nào đó, lượng năng lượng của bữa ăn hàng ngày sẽ quyết định bởi chất lượng của thức ăn đã tiêu thụ gồm protein, khoáng chất và các vitamin có trong thức ăn. Thức ăn chứa hàm lượng hydratcacbon cao chiếm khối lượng chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của đà điểu đồng thời là nguồn năng lượng chính của đà điểu. Nguồn hydratcacbon chủ yếu là lúa, ngô, lúa mì, lúa mạch và yến mạch.
Lipit (mỡ và dầu) được xếp vào loại chất dinh dưỡng đơn vì chúng được sử dụng cho một mục đích cụ thể. Lípit có giá trị năng lượng cao nhưng chỉ nên dùng một lượng tương đối ít vì nếu lượng lipit thêm vào chiếm khoảng 5 phần trăm thì thức ăn sẽ bắt đầu mất các đặc tính luân chuyển tối ưu, mặc dù dầu thực vật cũng được dùng phổ biến nhưng mỡ động vật vẫn là nguồn mỡ chủ yếu. Thêm Lipit vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm tăng vị ngon của nó lên.
Chất khoáng và vitamin
Chất khoáng là các nguyên tố hóa học có nhiều chức năng trong cơ thể. Hỗn hợp các nguyên tố này có trong tất cả các mô. Nếu thiếu một số chất khoáng hoặc vitamin nào đó thì nhiều cơ quan và mô trong cơ thể của đà điểu sẽ không thể thực hiện được chức năng của chúng. Từ đó dẫn đến kết quả là không thể duy trì được sức khỏe tốt, quá trình phát triển và tái tạo sản phẩm.
Hầu hết các loại chất khoáng đều quan trọng đối với đà điểu nhưng canxi và photpho là những chất quan trọng đặc biệt, vì chúng rất cần để cấu thành xương và vỏ trứng. Vitamin được phân thành nhóm tan trong mỡ (A, D, E và K) và nhóm tan trong nước (hỗn hợp vitamin B và C).
Chất xơ
Chất xơ có trong hầu hết tất cả nguồn sản phẩm từ động vật và thực vật trừ dầu và mỡ, cần cung cấp một lượng chất xơ vừa phải trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp đà điểu tiêu hóa một cách hiệu quả, giúp cơ thể rắn chắc và thức ăn được chuyển hóa tốt. Khác với các loài động vật nhai lại, bộ máy tiêu hóa của đà điểu không tiêu hóa được nhiều chất xơ.
Nhiều nguồn chất xơ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày như trấu, phôi bào gỗ, hạt phỉ lớn và các loại thức ăn có hàm lượng xenluloza cao khác. Cũng có thể cho thêm cỏ linh lăng đã băm nhỏ vào thức ăn cho đà điểu. Chất xơ trong bữa ăn hàng ngày có hiệu quả đặc biệt trong việc hạn chế hiện tượng đà điểu nhập khẩu mổ lẫn nhau khi nhốt chúng để chờ cách ly.
Sỏi
Mề nghiền thức ăn bằng cách làm vụn và sau đó mới nghiền nát ra. Sỏi giúp mề nghiền thức ăn bằng cách tạo ra các bề mặt cứng, nhẵn giữa các mẩu thức ăn và khi mề co bóp thì thức ăn bị nghiền nát nhanh hơn. Mặc dù mề có khả năng nghiền thức ăn mà không cần thêm sỏi và như vậy ít nhiều củng có một lượng thức ăn được nghiền nát và tiêu hóa. Tuy nhiên, khi người chăn nuôi cho đà điểu ăn thêm sỏi thì những viên sỏi có cạnh sác lại có tác dụng nghiền kém chỉ tới khi nào các góc cạnh của chúng mòn đi thì lúc đó bề mặt nhẵn của sỏi mới có tác dụng nghiền nát được thức ăn. Sức co bóp của mề lên tới vài trăm kilôgam trên một centimet vuông và khi đó có thể dễ dàng nghiền thức ăn thành bột. Do đó, cần phải cân nhắc cẩn thận trong việc chọn sỏi cho đà điểu ăn vì các đặc tính về cơ thể của chúng rất khác biệt.