23/05/2018, 15:16

Những ảnh hưởng của môi trường đối với đà điểu

Ảnh hưởng của môi trường đối với thể hiện rõ nhất ở khả năng sinh sản của chúng, điều này ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi. Việc hạn chế giao phối của đà điểu trong một sổ thời kỳ trong năm để nhằm đúng thời điểm hợp lý cho giao phối là điều cần thiết giúp công việc chăn nuôi có hiệu quả, ...

Ảnh hưởng của môi trường đối với thể hiện rõ nhất ở khả năng sinh sản của chúng, điều này ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi.

Việc hạn chế giao phối của đà điểu trong một sổ thời kỳ trong năm để nhằm đúng thời điểm hợp lý cho giao phối là điều cần thiết giúp công việc chăn nuôi có hiệu quả, thậm chí là với cả sự sống của con non. Một nét đặc trưng trong nhiều phương pháp tính thời gian cho giao phối là điều chỉnh chu kỳ sinh sản hàng năm của chúng để cho ra các con non vào mùa thích hợp nhất. Trong nhiều trường hợp sẽ nảy sinh hàng loạt công việc chuẩn bị trước mùa thích hợp cho việc sinh sản, cho nên cần phải có các biện pháp linh hoạt để tận dụng được các điều kiện thuận lợi về môi trường.

Về thời tiết và nguồn tiêu thụ thức ăn thì khó có thể đoán trước một cách chính xác nhưng phương pháp điều chỉnh chu kỳ sinh sản tự nhiên thì lại là phương pháp giúp cho các con non được nở ra vào thời kỳ điều kiện thuận lợi nhất trong mùa sinh sản của năm.

Dấu hiệu tự nhiên đáng tin cậy nhất đối với thời điểm trong năm là độ chiếu sáng của mặt trời lúc giữa trưa và độ dài ngày, cả hai dấu hiệu đặc trưng này đều thay đổi một cách có hệ thống theo điều kiện khí hậu và khó phát hiện. Tuy nhiên, cường độ ảnh hưởng của mặt trời và độ dài của ngày (thời gian có ánh sáng mặt trời) đều được áp dụng trong nhiều phương pháp sinh sản theo mùa ở đà điểu.

Độ dài của ngày (hoặc đêm) vào một số thời gian có liên quan tới những ngày trước đó hoặc những ngày tiếp theo, cộng với sự thay đổi về cường độ ánh sáng tạo ra ranh gi ới giữa ngày và đêm. Toàn bộ yếu tố này được xem như dấu hiệu về thời gian đối với một số cơ cấu hoạt động sinh lý bên trong của đà điểu hoặc các động vật có vú và do đó giúp cho chúng hoạt động hiệu quả. Con người có thể bắt chước các dấu hiệu này một cách thành công, bằng cách duy trì hoạt động sinh lý của đà điểu một cách hiệu quả trong các thời điểm thích hợp.

Khoảng thời gian chiếu sáng ban ngày

Khi đà điểu nuôi trong môi trường nhân tạo và thời gian ban ngày dài thì tinh hoàn và buồng trứng sẽ tái tạo nhanh giống như những thay đổi xảy ra một cách tự nhiên trong mùa xuân. Trái lại, nếu chúng được nuôi trong môi trường ngày ngắn thì buồng trứng sẽ kém hoặc không phát triển. Do đó, với đà điểu những ngày dài sẽ kích thích phát triển, những ngày ngắn sẽ kìm hãm sự phát triển, trong đó những ngày trung bình sẽ có 12 giờ đồng hồ có ánh sáng mặt trời (vùng ở dọc theo đường xích đạo), cần nhớ rằng, các tác nhân dùng để kích thích phải được duy trì nếu thấy cần thiết.

Liên tục phản ứng với sự thay đổi thời gian chiếu sáng ở đà điểu

Từ đầu những năm 1930 đến cuối những năm 1960, nhiều nghiên cứu đá được thực hiện để làm rõ xem liệu đà điểu (và động vật có vú) có phản ứng với thời gian chiếu sáng trong điều kiện thay đổi độ dài của ngày hoặc có phản ứng gì về độ dài của ngày hay không, các kiểu chiếu sáng gây tác động tới sản lượng trứng của đà điểu phụ thuộc vào hình thức ánh sáng đã dùng trước đó, ví dụ như ánh sáng trong thời kỳ chăm sóc và phát triển.

Hiện nay có ý kiến cho rằng chủ yếu đà điểu chỉ phản ứng với sự thay đổi về thời gian ban ngày. Những ví dụ về tác động độ dài ngày đối với tuổi sinh sản rất phong phú. Tác động của thời gian chiếu sáng ban ngày lên đà điểu có thể được phân thành hai loại hoặc hai cơ cấu khác nhau tùy thuộc vào tuổi của chúng. Trong thời kỳ ấp trứng và chăm sóc (thời kỳ ngay sau khi nở con) lượng thức ăn được sử dụng đều có liên quan trực tiếp tới số giờ có ánh sáng. Thời gian có ánh sáng dài hơn thì dùng nhiều thức ăn hơn. Tác động của thời gian có ánh sáng ở đây chỉ là để giúp đà điểu đi tới chỗ để thức ăn và nước uống. Trong thời kỳ phát triển và đẻ trứng thì tác động của ánh sáng phức tạp hơn. Ánh sáng tác động tới hệ thần kinh, sau đó tác động trở lại hệ nội tiết và làm thay đổi hormon của chúng.

Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng lên sự phát triển

Đà điểu non được chăm sóc dưới ánh sáng tự nhiên, ban ngày nhưng nếu bổ sung thêm ánh sáng cả đêm thì sẽ làm tăng tốc độ phát triển ban đầu. Ở nơi không đủ ánh sáng tự nhiên ban ngày vẫn có thể đạt được tốc độ phát triển tối đa cho chúng bằng cách chiếu sáng liên tục hoặc gần như liên tục yì tốc độ phát triển ban đầu ở đà điểu non thường gắn với sự phát triển bất thường trên cẳng chân cao nên cần phải tránh dùng ánh sáng liên tục hoặc gần như liên tục ngay từ khi các con đà điểu non biết tìm đến chỗ có thức ăn. Trong môi trường công nghiệp người ta thường không cung cấp ánh sáng liên tục. Ngoài việc tiết kiệm điện, còn một lý do khác khá đặc biệt là đà điểu non không phản ứng nhanh với ánh sáng như gà non.

Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đối với sự sinh sản

Ánh sáng tác động lên sự sinh sản của đà điểu theo hai cách. Thứ nhất, nếu thiết kế được về khoảng thời gian chiếu sáng tự nhiên thì sẽ quyết định thời điểm bắt đầu và đôi khi là thời điểm kết thúc của việc sinh sản theo mùa ở những vùng khí hậu ôn hòa. Thứ hai, có thể tạo ra đồng hồ sinh học cho đà điểu để điều chỉnh thời gian đẻ trứng trong vài ngày. Tóm lại ánh sáng gây tác động lên mức độ trưởng thành sinh sản (lứa tuổi sinh sản lần đầu tiên) và mức độ sản sinh trứng hoặc tinh dịch (khoảng thời gian trong mùa sinh sản).anh sang trong chuong da dieu

Thời gian để trưởng thành của đà điểu phải từ hai tới hai năm rưỡi, thời gian này dài hơn nhiều so với các giống đã được thuần hóa khác. Tuy nhiên, điều này không đúng khi so sánh với tổ tiên hoang dã hoặc chưa được thuần hóa của các giống đà điểu hiện nay, có thời gian trưởng thành hơn một năm tuổi. Bên cạnh đó, giống chim cút hoang dã phải mất hơn một năm mới trưởng thành thì giống chim đã thuần hóa lại chỉ mất hơn sáu tuần. Độ tuổi trưởng thành được rút ngắn như thế là do việc sinh sản chọn lọc và áp dụng chế độ chiếu sáng kích thích trong suốt thời kỳ đang tăng trưởng.

Nét đặc trưng lớn nhất trong việc thiết kế thài gian chiếu sáng cho loài chim (đặc biệt là gà) đồng thời một đặc điểm phân biệt nó với hầu hết hiện tượng sinh ra do thời gian chiếu sáng khác là các loài chim luôn bị ảnh hưởng bơn bởi sự thay đổi thài gian chiếu sáng khác là các loài chim luôn bị ảnh hưởng nhiều hơn bỏi sự thay đổi thời gian chiếu sáng. Đôi với gà, các con non được nở ra do ấp trứng dưới điều kiện có ánh sáng liên tục thì thời gian để trưởng thành là khoảng 5 tháng tuổi, tùy theo thời gian chiếu sáng ngắn (ví dụ 6 giờ) hay dài (ví dụ 22 giờ). Vì thế các nhà động vật học xếp gà vào loại cần ánh sáng ban ngày lờ mờ, nhưng phản ứng của chúng với sự thay đổi về độ dài của ngày thì lại rất rõ rệt.

Nếu tăng thời gian chiếu sáng một cách thường xuyên trong suốt thời kỳ đang lớn thì tuổi trưởng thành đối với hoạt động sinh sản sẽ xảy ra sớm. Nếu giảm thời gian chiếu sáng thì độ tuổi trưởng thành về sinh sản sẽ muộn.

Mặc dù đã có sự nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với đà điểu nhưng chưa có lý do kết luận rằng đà điểu có đặc điểm khác thường. Chắc chắn thời gian chiếu sáng là tác nhân kích thích mạnh nhất đối với việc sinh sản. Tuy nhiên, ánh sáng phải được cung cấp khéo léo vì đà điểu hoang là loài động vật rất tinh ranh. Ngoài những thay đổi về độ dài của ngày (tác nhân kích thích ánh sáng), việc sinh sản có thể diễn ra ở mức độ hạn chế do một số yếu tố về vật chất và tinh thần khác, như lạ sự thay đổi của nhiệt độ xung quanh, sự dư thừa về rau cỏ, khả năng dồi dào nước uống. Các nhân tố này kèm theo độ dài của ngày hoặc các nhân tố có liên quan khác sẽ điều chỉnh thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa sinh sản. Ví dụ, mưa xuân sớm cho thấy là có thể dư thừa cả về nước trong khi cây cối xanh tươi và như thế sẽ tăng cường tác động của thời gian có ánh sáng và kích thích hơn nữa việc sinh sản sớm. Cũng như vậy, những ngày có thời tiết ấm sẽ giúp kéo dài mùa sinh sản thêm một chút.

Cường độ ánh sáng

Điểm đặc trưng riêng của sự phản ứng với thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào độ dài chiếu sáng mà không phụ thuộc vào số lần và cường độ ánh sáng. Vì thế, sự phản ứng như với “một ngày dài” được chiếu sáng (tối đa 15 giờ ánh sáng nhân tạo yếu) sẽ không thể xảy ra nếu chỉ sử dụng chín giờ ánh sáng mạnh (bất kể cường độ ánh sáng tăng mạnh đến thế nào).

So với ánh sáng tự nhiên ban ngày thì cường độ ánh sáng rất thấp trong điều kiện thí nghiệm cũng đủ độ sáng cần thiết cho các loài thực vật và động vật. Nếu đúng như thế thì cần gì ánh sáng tự nhiên ban ngày cường độ cao như vạy? Điểu giải thích ở đây là hàng tháng sẽ chỉ có một với đêm thực sự tối, nên hệ thống các cơ quan của chúng có lẽ đã tiến hóa dần để có thể phân biệt được ánh sáng trăng và ánh sáng ban ngày.

Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của tất cả các loài chim kể cả đà điểu. Nếu các con đà điểu non được nuôi trong nhà thì hoạt động của chúng sẽ thay đổi theo cường độ ánh sáng. Trong điều kiện chiếu sáng mạnh thì chúng sẽ đánh nhau nhiều hơn. Có thể xử lý việc đánh nhau đơn giản là giảm bớt cường độ ánh sáng. Một trong những tình huống gây nguy hiểm nhất xảy ra là khi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng nuôi đà điểu tạo ra những vệt sáng chói (và nóng). Kiểm soát được hành động của đà điểu có lẽ là một trong những đặc điểm có lợi lớn nhất ở các kiểu chuồng nuôi không có cửa sổ hoặc các bãi nuôi quây rào xung quanh. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng việc đánh nhau của đà điểu là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau không chỉ riêng do cường độ ánh sáng mà còn bởi cả loại thức ăn, mật độ đà điểu trong chuồng và các đặc điểm quản lý khác.

Nói chung, ánh sáng mạnh hơn sẽ tạo nhiều nguy cơ hơn. Do vậy có thế tránh được nguy cơ bằng cách nuôi đà điểu non trong chuồng ít có ánh sáng ban ngày chiếu vào và ở nơi có chiếu ánh sáng nhân tạo nhẹ nhàng.

Màu của ánh sáng

Nhìn chung, các loài chim có vẻ nhạy cảm hơn với các phổ màu như đỏ và da cam. Tuy nhiên, dùng ánh sáng trắng là thích hợp nhất và đồng thời sẽ tránh được sự giảm bớt cường độ phát sáng.

0