Sản phẩm lông đà điểu
Lông gần như là nổi tiếng nhất trong tất cả các sản phẩm từ đà điểu. Chất lượng của chúng rất tốt. Thậm chí cả công nghệ mới nhất cũng không thể làm giống được vẻ đẹp mượt mà tự nhiên của lông đà điểu. Chưa từng có loại chất liệu nào khác có thể dùng làm các đồ phủi bụi hiệu quả như lông đà điểu. ...
Lông gần như là nổi tiếng nhất trong tất cả các sản phẩm từ đà điểu. Chất lượng của chúng rất tốt. Thậm chí cả công nghệ mới nhất cũng không thể làm giống được vẻ đẹp mượt mà tự nhiên của lông đà điểu. Chưa từng có loại chất liệu nào khác có thể dùng làm các đồ phủi bụi hiệu quả như lông đà điểu.
Lông đà điểu có thể được tẩy trắng hoặc nhuộm thành nhiều màu. Nhưng loại lông có chất lượng tốt nhất thường được dùng để làm các phụ kiện lĩnh vực thời trang. Các loại lông khác được dùng để phủi bụi cho máy móc, trang thiết bị tinh vi và dùng để trang trí. Tuy nhiên, chất lượng lông của đà điểu được nuôi ở châu Âu và Bắc Mỹ khác với đà điểu nuôi ở châu Phi. Lông của đà điểu nuôi ở các vùng khô cằn trên thế giới có chất lượng tốt nhất.
Thu hoạch lông đà điểu
Vào độ 6 tháng tuổi, lông tơ của đà điểu được thay thế bằng lông còn non và đến khoảng 16 tháng tuổi thì lông, sẽ hoàn toàn trưởng thành. Thường ở độ tuổi này có thể thu hoạch lông lần đầu. Sau này lông tiếp tục mọc và cứ cách 8 tháng lại thư hoạch một lượt lông mới.
Những con cần được nhổ lông sẽ được lùa vào trong một bãi cỏ, rào quây sau đó dùng móc bắt từng con bằng hình thức móc vào cổ chúng. Đưa từng con vào hàng rào hẹp bằng gỗ dành riêng cho từng đà điểu và giữ bình tĩnh cho chúng bằng cách trùm mũ kín đầu. Với lông cánh thì cắt còn những lông trưởng thành ở trên mình đà điểu thì nhổ. Khi cuống lông cánh còn lại trên người đà điểu khô thì phải tiếp tục nhổ hết chúng đi để cho lông khác tiếp xúc mọc.
Có ba phương pháp kết hợp trong quá trình thu hoạch lông là:
+ Nhổ lông: thu hoạch toàn bộ cả lông, gồm lông vũ và lông cánh, lông đuôi bằng cách dùng tay nhổ chúng ra khỏi lỗ chân lông (lông dưới cánh, lông đuôi, lông tơ và lông trên mình).
+ Cắt lông: Thường dùng kéo cất lông để cắt các lông vũ và các lông ở cánh, đuôi sau đó để cho các cuống lông khô đi.
+ Nhổ cuống lông: Nhổ hoặc rút những cuống lông khô sau khi cắt lông ra khỏi lỗ chân lông (phải mất khoảng 2 tháng các cuống lông mới khô).
Phân loại lông
Lông đà điểu được chia thành nhiều loại. Các nhân tố quyết định loại lông là giới tính, độ tuổi, vị trí của lông trên cơ thể và các giai đoạn phát triển khác nhau của chúng. Sự phân loại lông đà điểu dựa trên cơ sở như sau.
– Lông trắng: ở con đực, mỗi hàng lông trên mỗi cánh có 24 chiếc lông (toàn bộ có 48 chiếc). Những lông này được chia thành các loại đặc biệt, loại một, loại hai, loại ba, loại thường và loại kém tùy theo chất lượng và độ dài của lông.
– Lông đen: Lông dưới cánh của con đực khác với các lông trắng. Chúng thường có màu đen.
– Lông hiếm: Đó là lông cánh của con cái. Chúng được phân loại theo mức độ màu sáng hay tối và cũng được chia thành các loại như lông màu trắng ở trên.
– Lông màu xám: Lông dưới cánh của con cái.
– Lông tơ: một hàng lông dưới cánh và ngực, ở con đực chúng được gọi là “lông tơ đen” và ở con cái gọi là “lông tơ xám”. Tùy theo giống mà các con đà điểu cái cũng có thể có “lông tơ màu bạc” và “lông tơ màu vàng”.
Lông trên mình
Lông trên mình con đực gọi là “lông mình màu đen”, lông con cái gọi là “lông mình màu xám”, ở con non gọi là “lông mình non”.
– Lông đuôi: Lông đuôi của con đực có màu trắng hoặc màu trắng pha nâu. Lông đuôi của con cái có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm.
– Lông cánh non: đó là lông cánh của con non và chúng thường được chia thành loại màu trắng, có màu hoặc tối màu.
Đặc điểm của lông đà điểu trong kinh doanh
Lông đà điểu được phân loại theo các đặc điểm
Độ dài của lông: Nói chung, giá trị của lông tương xứng với độ dài của nó. Theo như một hướng dẫn sơ bộ, lông cánh thuộc loại tốt phải dài ít nhất là 70 cm còn lông tơ và lông cơ thể thuộc loại tốt nhất phải dài tối thiểu là 33 cm.
Bề rộng và hình dáng của lông: Lông càng to thì càng có giá trị. Lông cánh thuộc loại tốt phải rộng 30 cm. Các nhánh lông ở hai bên cuống lông phải dài bằng nhau và phải mọc cân đối (cân xứng, các nhánh phải song song với nhau và chiều rộng bằng nhau), đầu lông phải tròn.
Mật độ của các nhánh ở hai bên cạnh lông. Mật độ này phụ thuộc vào các mật độ của các nhánh lông, tơ lông và độ dài của các tơ lông. Mật độ đều nhau từ đầu đến cuối lông cũng rất quan trọng.
Độ chắc, khỏe của nhánh lông. Độ chắc khỏe của nhánh lông được đánh giá bằng góc tạo giữa các nhánh lông và cuống lông. Góc giữa các nhánh lông và cuống lông không được lớn hơn 90° vì như vậy sẽ làm giảm bề rộng của lông rất nhiều.
Độ dài của cuống lông. Cuống lông phải nhỏ nhưng cũng phải đủ khỏe để tạo cho lông có mật độ cong vừa đẹp.
Khả năng hoàn hảo của lông: Bao gồm cấu trúc lông, độ bóng, mượt mà và óng ả của các nhánh lông. Những khiếm khuyết hoặc hình dáng của lông đều do các ký sinh trùng bên trong, thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ xung quanh hoặc những thay đổi đột ngột trong chế độ ăn hàng ngày gây ra.
Cấu trúc của lông đà điểuCác sản phẩm khác từ đà điểu
Trứng không có khả năng nở thì cần đem cho hoặc bán để làm gạt tàn thuốc lá, hộp, bóng đèn hoặc chỉ để trang trí. Đà điểu cũng đang được sử đụng cho các mục đích về y học và dược học. Gân ở chân của đà điểu đủ dài và khỏe để có thể thay thế gân đã bị hỏng ở chân người. Theo kết quả nghiên cứu mới đây về lĩnh vực nhãn khoa cho thấy có thể dùng mắt đà điểu trong việc cấy ghép giác mạc. Đà điểu có khả năng nhìn rõ trong khoảng cách xa hơn 12 km và giác mạc của chúng cũng đủ lớn để có thể ghép vừa với mắt người. Ngoài ra, óc đà điểu cũng sinh ra một chất hiện đang được nghiên cứu để chữa bệnh suy não nặng gây mất trí nhớ và các chứng bệnh mất trí khác.