23/05/2018, 15:16

Bệnh tật và cách điều trị cho đà điểu

Bắt giữ và kiểm tra đà điểu Vì hay nảy sinh một số bệnh tật nên bác sĩ thú y hoặc nhà chăn nuôi sẽ phải tiếp xúc với con để kiểm tra cơ thể chúng ví dụ như kiểm tra giới tính, cấy chip vào cơ thể, vận chuyển, khám bệnh khi bị ốm, bị thương, lấy máu, cho uống thuốc đánh giá khả năng sinh sản ...

Bắt giữ và kiểm tra đà điểu

Vì hay nảy sinh một số bệnh tật nên bác sĩ thú y hoặc nhà chăn nuôi sẽ phải tiếp xúc với con để kiểm tra cơ thể chúng ví dụ như kiểm tra giới tính, cấy chip vào cơ thể, vận chuyển, khám bệnh khi bị ốm, bị thương, lấy máu, cho uống thuốc đánh giá khả năng sinh sản v.v…

Bắt giữ đà điểu

Trước khi bắt đà điểu, người ta thường nhẹ nhàng lùa chúng vào những chỗ có diện tích hẹp. Có thể dùng các tấm ván để ngăn những con đà điểu còn nhỏ với những con lớn hơn, cũng có thể ngăn chúng bằng các cánh cửa di động, các hàng rào có bánh xe hoặc các tấm chắn lớn. Nếu chúng đứng riêng lẻ thì phải dồn chúng lại với nhau thành một nhóm và cuối cùng chỉ nên bắt con nào cần thiết. Điều này sẽ giúp bắt an toàn hơn đồng thời cũng giúp giảm bớt căng thang thái quá cho đà điểu.

Những con đà điểu nhỏ có khối lượng dưới 15 kg thường không gây ra nhiều khó khăn lắm cho những người bắt có kinh nghiệm. Những con non cần phải bắt rất cẩn thận vì chúng rất yếu ớt. Khi bắt con non, phải dùng một tay nắm nhẹ nhàng vào lưng nó để không có chúng đạp lung tung và ngã xuống. Cũng có thể dùng một tay túm hai chân và tay kia giữ nhẹ nhàng vào cổ chúng. Dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên bắt và xách các con non, các con còi bé vào cổ và chân chúng vì như vậy rất dễ gây ra những thương tật vĩnh viễn. Khi thả chúng xuống đất, cần phải giữ chúng đứng im một lát để cho chúng đỡ bị mất thăng bằng và loạng choạng khi bỏ tay ra.

Với những con đà điểu nặng trên 15 kg thì có thể dùng một sốcách khác tùy thuộc vào kích thước từng con. Đối với những con chưa trưởng thành thì có thể bắt bằng cách giữ một tay ở dưới ngực và một tay ở dưới chân chỗ gần với bụng rồi nhấc con đà điểu vật xuống đất. Sau một lúc hoảng hốt và đạp lung tung, con đà điểu sẽ chịu nằm im và thường là duỗi chân ra một cách thoải mái. Đối với những con được bảy tháng tuổi thì chỉ cần hai người để giữ cánh là đủ. Tuy nhiên, phải rất cẩn thận vì cánh của chúng rất non và rất dễ bị gãy. Đối với những con được tám hoặc chín tháng tuổi thì cách bắt và giữ thành công là tiếp cận chúng từ phía sau rồi vật chúng xuống đất và tiếp tục ghì chúng xuống.

Đối với những con trưởng thành hoặc trên một năm tuổi thì cần sử dụng các biện pháp khác. Những con ở độ tuổi này cần được đối xử với sự thận trọng tối đa, nhất là vào mùa sinh sản. Người bắt đà điểu phải ý thức được là một con đà điểu đực trưởng thành có thể đạp với một lực lên tới 2,25 kg. Đà điểu chỉ đá xuống phía dưới, phía sau vá bên cạnh thường những con đực trưởng thành đang trong thời kỳ sinh sản, không nên đứng xem vì chúng sẽ tấn công bất cứ lúc nào vì đó là bản năng bảo vệ bạn tình và trứng của chúng. Nên tôn trọng quyền bảo vệ này của con đực. Nếu bị đà điểu đuổi thì không nên cố chạy vượt lên mà phải nằm im trên mặt đất. Bởi vì, con đà điểu sẽ không thể đá khi người đang nằm thẳng dưới đất mà nó chỉ có thể đạp chân lên người và như vậy sẽ bị tổn hại ít hơn nhiều. Những con cái thì thường điềm đạm, thậm chí là ngoan ngoãn nên rất dễ bắt.

Nguyên tắc cơ bản là trùm khăn lên đầu con đà điểu một cách nhanh chóng và hết sức nhẹ nhàng. Khi trùm khăn kín đầu và mắt, con đà điểu sẽ bị mất phương hướng và nó sẽ chịu để dẫn vào trong bãi nhốt đà điểu. Để trùm khăn lên đầu đà điểu thành công thì người bắt có thể lợi dụng bản tính tò mò của đà điểu hoặc dùng một cái móc cong để móc vào cổ chúng. Đầu tiên, người bắt đà điểu quấn cái khăn vào một tay. Vì tính hiếu kỳ nên con đà điểu sẽ đến gần và mổ vào cái khăn. Khi đó bàn tay quấn khăn của người bắt sẽ túm chặt lấy mỏ của con đà điểu và tay kia nhanh chóng phủ cái khăn kín từ trên đầu xuống tới cổ của nó. Với một người bắt có kinh nghiệm thì cách bắt này chỉ mất khoảng năm giây. Với cách bắt thứ hai thì có thể dùng một cái móc để kéo đầu con đà điểu xuống. Như vậy, người bắt hoặc người phụ giúp có thể túm lấy và phủ khăn lên đầu chúng. Sau đó có thể cần từ hai hoặc ba người dẫn chúng đi, mỗi người ở một bên cánh và một người ở phía sau. Các móc dùng để bắt đà điểu trưởng thànhCác móc dùng để bắt đà điểu trưởng thành

Người đi hai bên cánh phải giữ cho cánh khép sát vào ngươi con đà điểu còn người đi đằng sau thì phải đẩy nó đi về phía trước, thậm chí là đẩy từ đuôi trườn lên lưng. Khăn để trùm đầu đà điểu có thể làm từ bất cứ chất liệu vải gì, thậm chí là từ các loại quần áo cũ. Vì mục đích là để che mắt của con đà điểu nên khăn phải là loại không nhìn xuyên qua được, mềm và đủ rộng để có thể phủ kín đầu và một phần cổ của nó. Nên tránh phủ kín mũi của đà điểu vì có thể sẽ làm nó khó thở.

Một phương pháp khác nữa đôi khi cũng được sử dụng để bắt và nhốt đà điểu trưởng thành là tóm chặt đầu hoặc dùng tay bóp nhẹ vào phần trong của mỏ sau đó nhanh chóng đẩy đầu của con đà điểu xuống đất. Khi bị bắt theo cách này, trước tiên con đà điểu sẽ xòe cánh ra và đập loạn xạ. Nó thường lùi lại vài bước để chống cự rồi mới chịu nằm im. Người bắt phải hết sức chú ý để tránh gây ra những thương tổn nghiêm trọng cho đầu, cổ và mỏ của đà điểu. Đặc biệt ở khu vực mỏ của đà điểu có nhiều dây thần kinh do đó rất nhạy cảm. Nếu tóm quá mạnh có thể làm vỡ mỏ, sái cổ hoặc có thể làm chết đà điểu.

Giam đà điểu

Sử dụng loại móc cong như đã mô tả ở trên để bắt đà điểu. Bề rộng ở đầu móc phải đủ rộng để vừa lọt cổ của con đà điểu. Dùng các loại móc bằng chất dẻo cốt bằng sợi thủy tinh, nhẹ thì sẽ đảm bảo an toàn khi bắt những con đà điểu trưởng thành. Những cái móc này khi bẻ thẳng ra có chiều dài trên 2, 5m và khi gập lại thì dài 1,5 m.

Thiết bị dùng để cân đo đà điểuThiết bị dùng để cân đo đà điểu

Để giam đà điểu ngay sau khi đã móc cổ nó cần phải sử dụng một thứ công cụ gọi là khung nhốt. Công cụ này về cơ bản là một cái khung hình tam giác đơn giản, khiến cho con đà điểu bị giam chỉ có thể cử động nhưng không di chuyển được. Khung này có thể làm từ các thanh gỗ cứng hoặc các ống kim loại, mỗi thanh có chiều dài khoảng 1,2 m và chiều cao 1,2 m. Nên đệm thêm vào các thanh một lớp vật liệu mềm để tránh làm xây xát người đà điểu. Góc hẹp phía trước cũng phải đệm thêm chất liệu mềm nhưng không được rộng quá 70 cm để cho ngực của đà điểu tỳ lên đó một cách thoải mái. Phía sau của khung nhốt phải lắp một thanh ngang để chắn không cho đà điểu lùi lại phía sau. Sau đó có thể chăng một cái dây qua đai lưng của nó. Khung nhốt đà điểu là một trong những thiết kế mới có thể thay đổi chiều cao theo kích thước của đà điểu. Nên nhớ là khối lượng của chính con đà điểu được đặt trên đế khung nhốt sẽ làm cho chúng không thể di chuyển được khung.

Chẩn đoán đà điểu ốm

Có thể biết được một số tình trạng sức khỏe của đà điểu bằng cách nhìn bộ dạng bên ngoài hoặc kiểm tra cơ thể chúng một cách đơn giản. Đối với người có kinh nghiệm, dáng điệu và cử chỉ nói chung của con đà điểu cũng thể hiện tình trạng sức khỏe đáng kể của nó. Nói chung, một con đà điểu khỏe mạnh sẽ có những điểm đặc trưng sau:

– Cổ thắng đứng và đầu ngẩng cao.

– Giành nhiều thời gian để ăn hoặc mổ xuống đất.

– Có dáng đi vững chắc.

– Có cánh và chân cân xứng.

– Hiếu kỳ và đầy sức sống.

– Đi theo đàn.

– Nổi rõ những đường sọc trắng theo cổ và bụng.

– Lông mượt.

– Nước tiểu một phần trong và loãng, một phần trắng và nhầy hoặc đặc.

– Có phân sẫm màu và chắc.

Con đà điểu ốm thường các các biểu hiện ngược lại. Hiển nhiên một số biểu hiện sẽ như sau.

– Đầu và cổ gục xuống, với một dáng vẻ chậm chạp và buồn bã.

– Chán ăn.

– Không nhanh nhẹn, uể oải hoặc lờ đờ.

– Dáng đi xiêu vẹo.

– Cánh hoặc chân không cân xứng, cổ và xương sống bị lệch.

– Đứng riêng khỏi đàn.

– Thở không bình thường.

-Lưng có đỉnh nhọn và bụng thót nhỏ lại.

– Nước tiểu bị đổi màu.

– Phân có thể cứng, lỏng, màu nhợt, có chất nhầy hoặc không có tất cả các đặc điểm này cùng một lúc.

Các bài sau sẽ trình bày vềnhững loại bệnh tật mà đà điểu thường mắc.

0