Môi trường nở trứng đà điểu
Những điều kiện căng thẳng của môi trường có thể làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình nở trứng non. Nếu chú ý tới những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng hợp lý, nước uống và thuốc chữa bệnh để làm giảm căng thẳng tới mức tối thiểu trong tuần đầu tiên khi mới nở. Nói chung, cần thừa nhận ...
Những điều kiện căng thẳng của môi trường có thể làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình nở trứng non. Nếu chú ý tới những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng hợp lý, nước uống và thuốc chữa bệnh để làm giảm căng thẳng tới mức tối thiểu trong tuần đầu tiên khi mới nở.
Nói chung, cần thừa nhận rằng trong vài tuần tuổi đầu tiên, hầu hết chúng rất khó sống sót. Vì đà điểu non rất nhạy cảm với điều kiện môi trường.
Sự căng thẳng trong đà điểu non có thể được xem là những phản xạ không rõ ràng đối với tất cả các ảnh hưởng của môi trường hoặc là một dấu hiệu rõ ràng do một ảnh hưởng cụ thể nào đó của môi trường gây ra. Các yếu tố về môi trường bao gồm mọi điều kiện làm ảnh hưởng tới con non trừ các đặc tính về di truyền. Như vậy, môi trường bao gồm các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm v.v… các yếu tố bên trong như chất dinh dưỡng, các vi khuẩn gây bệnh, các loại ký sinh trùng v.v… đều có ảnh hưởng tới con non.
Khi có những thay đổi lớn về môi trường khiến không thể thích nghi được, các con non sẽ cố gắng lập lại trạng thái cân bằng, cả hệ thần kinh và tuyến nội tiết của con non cũng phải điều chỉnh theo những thay đổi của môi trường. Nói chung, khi điều kiện môi trường thay đổi, hệ thần kinh sẽ có phản xạ đầu tiên, nó tạo ra các phản xạ rất nhanh. Phản xạ tiếp theo là tuyến nội tiết, các phản xạ này chậm hơn nhưng dài hơn. Mặc dù điểm đặc trưng là hệ thần kinh và tuyến nội tiết của đà điểu non chưa hoàn chỉnh cho tới khi chúng được năm tới sáu tuần tuổi. Vì lý do này mà đà điểu non thương bị các yếu tố kích thích căng thẳng như nhiệt độ khắc nghiệt (quá cao hoặc quá thấp), quá đông, thiếu dinh dưỡng bị thương và các tác nhân gây bệnh làm cho sức đề kháng với bệnh tật kém hơn, chậm phát triển và nhiều khi dẫn tới tử vong.
Nhiệt độ nở trứng
Nhiệt độ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả các loại trong gia đình, đặc biệt là với con non được một ngày tuổi, thậm chí cả khi xếp chúng vào lồng ấp hoặc phòng nuôi thì ngay lập tức nhũng thay đổi về nhiệt độ trong phòng chờ nở và trong quá trình vận chuyển thường sẽ làm cho con non bị căng thẳng.
Nhiệt độ phù hợp khi đà điểu non nở từ trứng ra là khoảng 35 – 36°C. Do đó, nhiệt độ của buồng ấp tốt nhất phải giữ trong khoảng 35°c trong suốt 2 ngày đầu tiên khi trứng nở để tránh những thay đổi đột ngột về môi trường cho con non.
Khi con non mới nở phải được giữ trong môi trường nhiệt độ từ 33 tới 34°c, sau đó giảm xuống dần (hàng ngày hoặc hàng tuần) tới khoảng nhiệt độ xung quanh từ 21 đến 23°G trong vòng khoảng bốn tuần tuổi.
Một cách để giữ nhiệt độ của chính cơ thể của con non là cho chúng ăn sớm và nhốt trong nhà, nhất là khi nhiệt độ môi trường thấp. Trái lại, khi nhiệt độ môi trường cao, thì các con non một vài ngày tuổi sẽ không cần ăn vì quá trình tiêu hóa sinh ra một lượng nhiệt lớn.
Nhiệt độ cao làm cho con non phải cố gắng thở nhanh để nhiệt độ cơ thể của chúng không bị tăng lên. Khi thở nhanh sẽ làm tăng quá trình bốc hơi nước qua màng niêm mạc của hệ hô hấp. Quá trình này làm tăng tốc độ thở đồng thời làm cho cơ thể thiếu nước. Để bù lại sự thiếu nước này, các con non phải uống nhiều nước hơn để tránh mất nước. Tuy nhiên, vì sự điều chỉnh nhiệt độ của đà điểu không được tốt cho tới khi chúng lớn nên ở những con đà điểu non này không thể diễn ra sự điều chỉnh phức tạp cần thiết cho cơ thể.
Ghi chép nhiệt độ bên trong và bên ngoài sẽ giúp đánh giá được hệ thống điều chỉnh môi trường. Sự hiểu biết về mức độ dao động thấp hay cao của nhiệt độ hàng ngày sẽ cho ta biết thông tin quí giá về cách điều chỉnh hệ thống cách nhiệt như thế nào và cách vận hành hệ thống thông gió hay quá trình ấp con thế nào để tạo ra được môi trường đồng đều cho những con đà điểu con.
Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối (lượng nước trong không khí) sẽ ảnh hưởng tới tốc độ thở của còn non. Độ ẩm cao sẽ làm nhịp thở nhanh hơn. Vì không khí ẩm không thể hấp thụ được nhiều hơi nước thở ra từ phổi của con đà điểu, nên việc nó thở nhanh hơn cũng chẳng giúp ích gì cho nó. Nếu đà điểu bị nhốt ở trong môi trường mà cả độ ẩm và nhiệt độ đều cao thì chúng. cũng không thể thở nhanh hơn để giảm bớt nhiệt độ cơ thể. Dưới các điều kiện này, các con non sẽ rất dễ bị chết.
Nước uống
Mức tiêu thụ nước hàng ngày của đà điểu vô cùng quan trọng. Theo như nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những con đà điểu non tiêu thụ một lượng nước trên mỗi một đơn vị khối lượng cơ thể nhiều hơn so với những con lớn hơn. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả của việc điều trị bằng nước trước bốn tuần tuổi. Để giảm tới mức tối thiểu khả năng mất nước, cần phải cung cấp nước sạch cho con non, tối thiểu là hai lần một ngày. Tất cả các thùng đựng nước cần phải được rửa sạch hoàn toàn và nếu có thể thì nên tẩy uế hàng tuần.
Đầu tiên, những con non không thể biết được đâu là nước nhưng chúng rất thích mổ vào bề mặt bằng phẳng, sáng bóng. Hơn nữa, nước bình thường không phải là tác nhân kích thích chúng mổ hiệu quả nhất, trong khi nước có màu lại là tác nhân khác thường. Do đó sẽ rất tốt nếu ta đặt những vật sáng bóng (như các tấm kim loại lớn) vào trong máng nước hoặc cho thêm các loại màu thực phẩm (màu xanh lá cây hoặc màu vàng) vào nước. Ngay lập tức các con non sẽ nhúng mỏ vào trong nước và học cách uống nước.
Nhiệt độ của nước uống rất quan trọng. Thường thường, đà điểu thích uống nước lạnh vì vậy nên tránh cho uống nước ấm hoặc nước nóng trên 45°c. Nếu cảm thấy nước ấm hơn nhiệt độ tay mình thì cần phải pha lại.
Một lượng nước tiêu thụ tuy rất nhỏ nhưng cũng có thể cho ta thấy đà điểu có vấn đề rắc rối. Nếu nước tiểu màu trắng thì có thể đó là dấu hiệu do thiếu nước. Một trong những cách thích nghi nổi bật với tình trạng thiếu nước uống của đà điểu là mức cô đặc nước tiểu. Nước tiểu bình thường không có màu của chúng chuyển thành nước tiểu màu trắng đục sau hai ngày thiếu nước và không thải ra được chất lỏng sau ba tới bốn ngày.
Trong tuần đầu tiên, có thể cho thêm đường, vitamin hoặc chất khoáng vào nước uống. Cứ mỗi 4,5 lít nước thì thêm vào khoảng 0,25 kg đường và cần phải hòa số gói vào nước theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Cách pha nước cho uống này rất quan trọng đối với những con đà điểu non bị vận chuyển đi quá xa hoặc những con bị mất nước.
Việc ước lượng mức độ tiêu thụ nước cũng rất quan trọng. Mặc dù mức độ tiêu thụ thức ăn và nước uống có liên quan với nhau nhưng khi có bệnh, nhu cầu nước uống của đà điểu có thể giảm trước nhu cầu ăn. Nếu người chăn nuôi ghi chép cẩn thận mức tiêu thụ hàng ngày thì có thể sẽ sớm phát hiện và giải quyết được vấn đề cho chúng. Nếu nước được cung cấp qua các thiết bị cho uống tự động thì mỗi ngày phải xem mức nước vào một giờ cô định và nếu từ ngày hôm trước tối ngày hôm sau xảy ra bất cứ sự sai lầm nào là phải kiểm tra lại ngay lập tức.
Thức ăn cho đà điểu mới nở
Thiếu thức ăn hoặc lượng dinh dưỡng không phù hợp là những “căng thẳng” về môi trường gây ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển và khả năng sống sót của đà điểu. Nên cẩn thận để thức ăn sẵn từ trước lúc đà điểu nở. Mặc dù lòng đỏ trứng vẫn cung cấp cho con non đủ chất dinh dưỡng cần thiết sau khi nở nhưng cũng cần có sẵn thức ăn vào bất cứ lúc nào, tối thiểu là trong tuần đầu tiên. Nên cho thức ăn vào những cái máng rộng, bằng phẳng, nhưng không rộng quá để tránh không cho các con non ra khỏi máng. Một nguyên tắc chung là máng đựng thức ăn không được rộng hơn nhiều so với bề dài rộng của con non ở bất cứ độ tuổi nào. Sau tuần đầu tiên, nên cho ăn một số lượng giới hạn thức ăn khô và rau tươi thường xuyên (hai hoặc ba lần một ngày) sẽ tốt hơn là cho ăn nhiều.
Những con đà điểu non mới nở không có khả năng nhận biết đâu là thức ăn nhưng chúng thường có xu hướng mổ mạnh vào những hạt nhỏ. Sau một thời gian ăn nhiều thứ linh tinh chúng dần dần biết phân biệt sự khác nhau giữa những hạt có chất dinh dưỡng và những hạt không có chất dinh dưỡng và từ đó chúng sẽ mổ đúng vào những hạt thức ăn hơn. Thời gian ăn của đà điểu được xem như một hoạt động xã hội và chúng thường thích ăn thành đàn.
Dưới các điều kiện chăn thả tự nhiên, các con non chạy theo mẹ chúng và bất cứ khi nào con mẹ dừng lại trước một loại thức ăn thì chúng sẽ xúm lại và cùng mổ thức ăn. Có thể áp dụng đặc tính xã hội này của chúng để kích thích đà điểu con ăn. Một phương pháp hiệu quả để khuyến khích các con non mới nở ăn là nhốt chúng với một con đà điểu to hơn một chút và đã biết ăn thành thạo hoặc nhốt với một con gà giò. Nếu những con gà hoặc đà điểu được chọn với ý định sau này sẽ sử dụng vào mục đích hướng dẫn con non ăn thì phải lột mỏ để chúng không thể mổ vào đầu những con non và làm chúng bị thương.
Thức ăn cần phải để tránh nơi có hơi nóng trực tiếp để chúng khỏi bị khô và không bị bay mất các vitamin có thể tan trong mỡ như vitamin A, D, E và K.
Đà điểu cần có sỏi để giúp mề (dạ dày) nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, không có cách nào khác ngoài việc bổ sung thêm sỏi vào khẩu phần ăn của chúng. Đầu tiên nên bổ sung sỏi có đường kính từ 1-2mm sau đó tăng dần kích thước của sỏi lên khi con đà điểu đã lớn hơn. Cần phải lựa chọn sỏi rất cẩn thận, sỏi phải không bị tan trong mề, không bị vỡ vụn (ví dụ không dễ bị vỡ thành các mảnh nhỏ), không có cạnh sắc nhọn và phải đủ cứng để có thể chịu được sức co bóp của mề.
Ánh sáng
Trong vài ngày đầu tiên khi mới nở cần phải cung cấp ánh sáng liên tục hoặc gần như liên tục cho con non. Có ánh sáng đầy đủ chứng sẽ nhìn ra xung quanh tốt hơn và vì thế chúng sẽ nhìn thấy thức ăn và nước uống nhanh hơn. Ngay sau khi các con non biết ăn uống thì có thể sử dụng một chế độ hoặc một loại ánh sáng cụ thế tùy thuộc vào mục đích chăn nuôi.
Độ chiếu sáng là một phần trong công việc quan trọng nhất đối với qui trình chăn nuôi, cần phải xác định trước và kiểm tra cẩn thận để đảm bảo rằng ánh sáng sẽ được cung cấp liên tục. Điều này có nghĩa là phải kiểm tra đồng hồ hẹn giờ, tính thời gian hàng tuần để đảm bảo rằng ánh sáng được tắt, bật đúng vào những thời điểm đã định trước. Trong chăn nuôi đà điểu, cường độ ánh sáng là một khía cạnh khác và cũng cần phải điều chỉnh cường độ ánh sáng một cách cẩn thận. Một dụng cụ đo ánh sáng đơn giản sẽ cho ta biết được các thông số hữu ích và cần phải kiểm tra mức độ ánh sáng định kỳ để đảm bảo ánh sáng được duy trì đầy đủ.
Cách chăm sóc các con non
Nhiều nhà chăn nuôi thỉnh thoảng lại gần các con non để xem chúng có lớn theo đúng tốc độ không. Việc bắt và nắm giữ các con non sẽ gây cho chúng sự căng thẳng, làm giảm tác dụng hệ miễn dịch của chúng. Để biết được tốc độ lớn của đà điểu thì thay cho việc bắt chúng người ta đo chiều cao của chúng. Dùng loại thước bằng gỗ gắn trên tường cũng sẽ có thể kiểm tra được chiều cao của con vật mà không cần phải bắt chúng. Mặc dù có thể phân biệt được giới tính của đà điểu khi chúng được ba tuần tuổi nhưng nhu cầu cần biết về giới tính không quan trọng bằng việc phải giữ cho chúng không bị chết và không bị ảnh hưởng. Nếu xác định giới tính vào tuần thứ ba hoặc tuần thứ mười thì tỷ lệ con đực và con cái trong đàn sẽ không thay đổi.
Nói ngắn gọn là không nên bắt giữ đà điểu trừ khi thật cần thiết ví dụ như khi kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh cho chúng.
Bệnh tật
Phải thực hiện phòng ngừa bệnh tật cho các đàn sinh sản, ở nơi và trên trang trại. Điều này sẽ không thực hiện được nếu chúng ta không có một chương trình chu đáo trong tất cả các bộ phận chăn nuôi khác.
Một trong những nguyên nhân chính làm cho đà điểu non chết sớm là lòng đỏ trứng bị nhiễm bệnh. Trứng bị nhiễm một số loại vi khuẩn khác nhau là do kém vệ sinh trong các đàn sinh sản và trong khi ấp.
Trong tự nhiên, giống như hầu hết các loại gia cầm, đà điểu được nở ra từ trứng có khả năng miễn dịch giới hạn nhận được từ con mẹ qua lòng đỏ của trứng. Chúng có thể tăng thêm khả năng miễn dịch bằng cách ăn phân tươi của hổ mẹ chúng vì trong phân tươi có chứa các kháng thể và các vitamin nhóm B. Các kháng thể và vitamin này sẽ giúp các con non chống lại các vi khuẩn hiện có trong môi trường của con bố và con mẹ. Nếu nuôi các con non cách ly khỏi bố mẹ thì chúng sẽ không có nguồn kháng thể của bố mẹ. Trong trường hợp này thì nên cho thêm kháng sinh vào nước uống để giúp giảm bớt tỷ lệ chết của con non. Mặt khác nếu thường xuyên dọn sạch phân của chính các con non nguy cơ lây nhiễm, đối với các con khỏe mạnh sẽ giảm bớt.
Nồng độ amoniac
Nồng độ amoniac cao là một vấn đề rất nguy hiểm mà hầu hết các nhà chăn nuôi đà điểu không biết và không nhận thức được. Sự tích lũy khí amoniac là do chuồng nuôi không thoáng gió và nếu thời tiết lạnh thì lượng amoniao tích lũy lại càng nhiều. Vì để giữ cho nhiệt độ trong chuồng ấm hơn thì người chăn nuôi thương che bớt gió thổi qua. Do đó amoniac và các khí khó chịu khác sẽ không thể bay hết ra ngoài được còn không khí trong lành lại không thể vào trong chuồng. Khi nồng độ amoniac trong không khí cao hơn 20ppm (phần triệu) nó sẽ kích thích màng nhày của bộ máy hô hấp và xoang làm cho chúng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tỷ lệ chết của con non cao. Nồng độ amoniac có thể đo được một cách dễ dàng và nồng độ này không được phép quá 20ppm. Dùng quạt thông gió để đuổi hết khí amoniac ra khỏi khu vực chăn nuôi là một biện pháp làm giảm bớt nguy cơ bệnh tật và chết cho các con non.
Luyện tập
Đà điểu non cần luyện tập nhiều từ khi còn rất bé, càng sớm càng tốt. Luyện tập sẽ làm tăng sự vận động của cơ thể do đó giúp đà điểu tiêu hóa tốt hơn. Luyện tập còn làm cho máu lưu thông, giúp xương, cơ hình thành và phát triển tốt. Đối với đà điểu, sử dụng Namibia là dũng một kiểu xe đẩy để bắt con non di chuyển. Lúc này, các con non được nhóm thành từng nhóm 20-30 con, cho vào một cái xe bằng gỗ, ba cạnh, có bánh xe. Sau khi cho các con non vào xe, cửa đóng lại và chúng sẽ được hai người đẩy đi trong khoảng nửa giờ đồng hồ mỗi ngày.