23/05/2018, 15:16

Chuồng trại chăn nuôi cút

Tại sao chỗ nuôi cút cần mát mẻ, thoáng khí, yên tĩnh, hợp vệ sinh Muốn có đàn cút phát triển liên tục, có hiệu quả kinh tế cao, tránh được thiệt hại thì việc chú ý đến khâu chuồng trại chăn nuôi cút cũng có ý nghĩa rất lớn. Chuồng trại nuôi cút cần chú ý đến các yếu tố: Mát mẻ Nhiệt độ ...

Tại sao chỗ nuôi cút cần mát mẻ, thoáng khí, yên tĩnh, hợp vệ sinh

Muốn có đàn cút phát triển liên tục, có hiệu quả kinh tế cao, tránh được thiệt hại thì việc chú ý đến khâu chuồng trại chăn nuôi cút cũng có ý nghĩa rất lớn.

Chuồng trại nuôi cút cần chú ý đến các yếu tố:

Mát mẻ

Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ là 18°C đến 25°C. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cút đẻ giảm vì phải điều chỉnh nhụp độ biến dưỡng để giữ cho cơ thể có một thân nhiệt cố định. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây “Stress”, kéo theo sự gia tăng mức độ điều chỉnh ảnh hưởng đến sinh lý, sinh sản làm xáo trộn chu kỳ đẻ trứng bình thường. Do đó, chỗ nuôi cần giữ cho nhiệt độ trong chuồng nuôi càng ổn định càng tốt giữa ngày và đêm, bằng cách dùng vật liệu có độ cách nhiệt và thông gió một cách hợp lý.

Thoáng khí

Nhu cầu về lưu lượng không khí thở, để cung cấp Oxy của cút rất lớn. Nhịp thở bình thường của cút lên đón 200 nhịp/phút và tạo hóa đá gắn thêm vào phổi của nó những túi khí kéo dài đến tận các xương.

Hiện tượng hô hấp của cút và các loài gia cầm khác là hiện tượng thở kép. Một luồng không khí đi vào phổi và túi khí được thở ra 2 lần, để có đủ Oxy cần cho sự biến dưỡng các chất dinh dưỡng với một nhịp độ rất mạnh.

Chuồng nuôi cút cần cấu tạo cho có độ thoáng mát cao, không khí sạch sẽ vào chuồng liên tục để thay đổi không khí đã sử dụng đi ra, như thế mới đáp ứng được nhu cầu oxy cho các phản ứng hóa hoc xảy ra trong cơ thể, cần thiết cho việc duy trì thân nhiệt và tạo trứng.

Yên tĩnh

Nguồn gốc cút hiện nuôi là loài cút rừng sống hoang dã trong các lùm bụi nên bản tính cút rất nhút nhát. Dù đã được thuần hóa nhưng cút nuôi vẫn còn giữ bản tính của tổ tiên, có thính giác và thị giác rất phát tnển nên dễ bị kích động bởi các xáo trộn của môi trường bên ngoài như tiếng động, người lạ. Do đó để cứt đẻ tốt, cần giữ một môi trường yên tĩnh và quen thuộc càng nhiều càng tốt.

Hai hậu quả xảy ra nhanh nhất dễ thấy trong các chuồng nuôi cút là:

Khi những sự việc quen thuộc hàng ngày bị xáo trộn; biểu hiện là: cút nhảy dựng lên làm bể đầu hoặc trụi lông đầu. Đi phân sệt như sáp, màu vàng nâu.

Chỉ cần bắt cút chuyển từ chuồng này qua chuồng khốc là hiện tượng “phân sáp” xảy ra liền.

Do đặc tính của loài cút như thế – rất dễ bị “Stress” nên chuồng nuôi cút càng yên tĩnh, càng ít bị xáo trộn càng tốt.

Hợp vệ sinh

Cùng với sự phát triển của đàn cút, gần đây mật độ phát triển của vi trùng gây bệnh cùng tăng cao. Việc phát triển tuyển lựa giống để cho năng suất trứng cao đã làm khả năng chống đỡ bệnh tật giảm. Lý do là theo qui luật cân đối quần thể động vật, nhất là đối với cút có khả năng sinh sản nhiều và nhanh, để duy trì cân bằng về mật độ trong điều kiện nuôi tập trung, quần thể vi trùng có nhiều cơ hội để tấn công quần thể cút. Chỉ những cá thể nào có sức đề kháng mạnh mới vượt qua được để tồn tại, số còn lại bị tiêu diệt.

Vì vậy để cắt đứt mối quan hệ nguy hiểm ấy, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quần thể cút phát triển, chuồng trại phải sạch sẽ, vệ sinh.

Mặt khác, các nghiên cứu khoa học để điều chế vaccin cho cút hiện nay chưa có, nên nếu dịch bệnh phát sinh sẽ rất khó bảo vệ.

Tránh mèo, chuột

Ngoài các yếu tố trên, người nuôi cút còn rất cần phải chú ý quan tâm đến sự phá hại của các loài vật như mèo, chuột.

Đây cũng là kẻ thù của cút, vì cút là “mồi ngon” của chúng. Có thể chỉ trong một đêm, một đàn cút 200 con sẽ bị cắn chết cả trăm con. Thiệt hại làm nản chí người nuôi. Vì vậy cần có biện pháp rào chắn bảo vệ cẩn thận, chắc chắn, tùy điều kiện cụ thể mà làm bằng các vật liệu khác nhau để loại trừ sự phá hại gây ra bởi mèo và chuột.

Quy cách chuồng nuôi cút đẻ

Hiện nay người ta thường nuôi cút trong lồng, nuôi từng con hoặc nuôi tập thể.

– Lồng nuôi cút từng con phù hợp với giống cút Pharaoh vì giống này còn mang tính chất hoang dã nhiều, rất nhút nhát mà lại hiếu động.

– Nếu chuồng nuôi tập thể thì cút dễ chạy nhảy rượt đuổi nhau làm bể đầu, đẻ trứng non, hoặc dập trứng làm giảm năng suất. Nuôi từng con cùng phù hợp với mục đích theo dõi để tuyển lựa làm công tác giống, hoặc phối giống.

Nhưng hiện nay giống cút rặt Pharaoh không còn nhiều mà đã lai tạp nhiều giống nên đã sinh ra những con dạn dĩ hơn, cũng như cách nuôi đơn giản hơn phù hợp để sản xuất trứng ăn, người ta dùng chuồng nuôi tập thể.

– Chuồng nuôi tập thể thường có kích thước mặt đáy: 0,5 x 0,9m hoặc 0,5 x 1,0m và nuôi được 20 – 25 con cút mái.

– Về vật liệu để đóng lồng: Tùy vốn liếng và vật liệu có sẵn, có thể dùng lồng kẽm, hoặc nẹp gỗ, hoặc lưới. Dù bằng vật liệu nào, cùng phải hội đủ các điều kiện sau:

+ Chiều cao của lồng không quá 18 cm.

+ Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng dễ làm bể đầu.

+ Đáy lồng có độ dốc 2 – 3% để trứng lăn ra ngoài. Đáy có thể làm bằng lưới cuộn hoặc lưới kẽm tròn sẵn có lỗ ô vuông cỡ 1, 5 – 1, 5cm để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vỉ hứng phân bên dưới.

Thường khi nuôi tập thể, người ta chồng các lồng lên nhau, chừa khoảng trống giữa các ngăn lồng khoảng 10 – 12cm để đặt vỉ hứng phân. Mỗi cây lồng (dãy lồng gồm nhiều ngăn lồng chồng lên hoặc đóng dinh vào nhau) gồm 5-6 ngăn lồng.

Vỉ hứng phân: Vỉ làm bằng ván gỗ thông dày 0,5cm hoặc cót ốp đóng viền để dễ kéo ra vô khi hót phân. Vỉ hứng phân đóng dư ra mỗi chiều 10 cm so với đáy lồng để che máng ăn uống ở ngăn dưới không bị phân ở ngăn trên rơi xuống.

Máng ăn, máng uống:

Máng có thể treo phía trước hay sau mỗi lồng hoặc hai bên hông của lồng tùy theo cách sắp xếp các cây lồng trong nhà nuôi. Thường các cây lồng được xếp sao cho khoảng cách giữa hai cây tối thiểu là 20 x 100 cm để thoáng và có đường di chăm sóc, cho ăn uống, hốt phân; thuận lợi cho người nuôi làm các thao tác hàng ngày.

Hiện nay một số nhà chăn nuôi cút với số lượng lớn đã áp dụng các loại máy uống tự động để giảm chi phí nhân công.

Máng ăn uống có thể làm bằng nhôm hay nhựa.

Cút có cần ánh sáng không

Nuôi cút đẻ, cần trang bị thêm đèn thắp sáng vào lúc đầu buổi tối để kéo dài thời gian chiếu sáng tối thiểu trong một ngày đêm đạt 15 – 16 giờ. Vì ánh sáng rất cần thiết cho cút đẻ nhiều.

Máng ăn uống của cút và chuồng nuôi cút đẻ có nhiều tầng. Máng ăn uống của cútMáng ăn uống của cút (1) Máng ăn bằng nhôm hay bằng gỗ (2) Máng uống bằng nhựa Chuồng lồng nuôi cút đẻ có nhiều tầngChuồng lồng nuôi cút đẻ có nhiều tầng

a, Cửa; b, Máng ăn; c, Máng uống; d,Vỉ hứng phân; e, Đáy lưới ô vuông 1,5cm X 1,5cm; g, Trứng lăn ra.

Tác dụng của ánh sáng trên đôi mắt của cút tạo một luồng thần kinh dịch chuyển qua não thùy làm tiết ra kích thích tố sinh dục điều khiển cơ quan cuối cùng là buồng trứng tạo ra trứng, chuẩn bị phát triển và rụng. Đây là một nguyên lý rất quan trọng trong việc kích thích cút đẻ trứng. Nếu cung cấp không đủ ánh sáng, sẽ không đủ kích thích tố kích thích rụng trứng, do đó cút đẻ kém. Đôi mắt của cút phải tiếp nhận đủ ánh sáng cần thiết để cho kết quả cuối cùng là tạo ra trứng. Nhu cầu ánh sáng cần 10 watt/ cho 1m2 diện tích chuồng. Ánh sáng đỏ tốt hơn ánh sáng trắng.

0