23/05/2018, 15:18

Tập tính của cừu

không khác mấy với tập tính của dê, vì hai loại này có một số điểm gần giống nhau. Thế nhưng, ít ai nuôi cừu chung với dê, trừ trường hợp nuôi với bầy đàn nhỏ. Nói chung, chăn cừu… nhàn hơn chăn dê, vì tính cừu hiền lành, ít nghịch phá, đằm tính hơn dê từ cách đi đứng đến nết ăn uống. ...

không khác mấy với tập tính của dê, vì hai loại này có một số điểm gần giống nhau. Thế nhưng, ít ai nuôi cừu chung với dê, trừ trường hợp nuôi với bầy đàn nhỏ.

Nói chung, chăn cừu… nhàn hơn chăn dê, vì tính cừu hiền lành, ít nghịch phá, đằm tính hơn dê từ cách đi đứng đến nết ăn uống.

Nuôi cừu muốn thành công, cần phải biết rõ những cá tính đặc biệt của chúng, từ đó mới có thể nuôi dưỡng, chăm sóc chúng đúng mức. có những điểm cần biết sau đây:

Thích sống theo bầy đàn

Bản tính của cừu là thích sống theo bầy đàn. Dù đàn chỉ năm mười con hay đông hàng trăm, hàng ngàn con chúng cũng quần tụ chung sống bên nhau khi ra bãi ăn, hoặc khi trở lại chuồng nuôi tập thể.

Cũng như loài dê, khi đi ăn, cả bầy cừu cũng lũ lượt kéo nhau đi theo sự hướng dẫn của con cừu đầu đàn. Con đầu đàn này không nhất thiết phải là con cừu đực to nhất trong bầy, mà đó có thể là một con cừu cái, hoặc một con trưởng thành nào đó tỏ ra rành rẽ đường đi lối về.

Đi ăn cũng vậy mà khi trở về chuồng cả bầy đàn cũng theo cách đó.

Nếu ta chỉ nuôi một con cừu đơn lẻ, hay vì một lý do nào đó ta tách hẳn một con ra khỏi đàn để nhốt riêng, con cừu đó sẽ be be la hét đến khản cổ, và tỏ ra buồn bã không màng đến chuyện ăn uống, ít ra cũng vài ba ngày đầu…

Thuần tính hơn dê

Cừu thuần tính hơn dê. Thân cừu do bao phủ bộ lông dài nên trông chúng dù ốm cũng thấy mập. Nhiều người ngỡ cừu quá mập nên thân xác nặng nề và không thể xoay trở nhanh nhẹn, không thể leo trèo mạnh dạn như dê. Thật ra, do thuần tính nên khi di chuyển cừu không tỏ ra vội vã mà cứ cắm cúi bước đi từng bước một… miễn sao đi đến nơi về đến chốn mà thôi. Khi ra bãi ăn, cả đàn cừu chỉ biết có mỗi việc cắm cúi ăn cho đến khi no nê, vì vậy người chăn không phải khổ công chạy tới chạy lui rượt đuổi như khi chăn dắt bầy dê. Con nào ăn no thì tìm một mô đất cao, hay một tảng đá lớn, leo lên đó mà nằm lim dim nhai cỏ. Vì vậy chăn cừu hàng trăm con không cực bằng người chăn năm bảy con dê.

Chỉ khi nuôi bầy đàn lớn chừng vài ba trăm cừu trở lên, chủ nuôi mới sử dụng chó chăn cừu. Đây là loại chó đã được huấn luyện về kỹ năng hỗ trợ với người chăn để chăn dắt đàn cừu. Chó chăn cừu sẽ theo hiệu lệnh của người chăn để khi cần thì lo “chặn đầu khóa đuôi” gom cả đàn quẫn lụ lại một chỗ, hoặc dẫn dắt cả đàn di chuyển trong trật tự, tránh sự thất lạc hay gặp tai nạn đáng tiếc trên đường đi.

Cũng như dê, cừu có giống có sừng và không sừng. Cừu không sừng thuần tính hơn giống có sừng, nhất là cừu đực. Chính cừu có sừng mới ưa xeo nạy vách chuồng, phá hư chuồng nuôi… mỗi khi chúng ngứa ngáy do… buồn sừng.

Vì vậy, trên thế giới ít nơi còn nuôi cừu có sừng mà thích nuôi cừu không sừng.

Thích ở nơi cao ráo

Trông dáng cừu chậm chạp nhưng leo trèo rất giỏi. Chúng thích ở nơi cao ráo, tránh vùng ẩm thấp. Cừu rừng có khả năng leo trèo lên những dốc núi cheo leo, và thích nghỉ ngơi ở cùng cao ráo mát mẻ đó.

Cừu nhà khi chăn thả ngoài đồng, giữa buổi no nê, chúng cũng tìm đến những tảng đá cao hay những mô đất, sườn đồi để nằm nghỉ. Chuồng nuôi cừu có sàn cao mới thích hợp với cách sống của chúng. Sàn chuồng chỉ cần cao khỏi mặt đất khoảng bốn năm mươi centimetre là vừa.

Trong trường hợp nuôi với bầy đàn lớn, tối về nhốt tạm vào khu đất rộng, thì khu đất đó cần phải cao ráo và sạch sẽ mới tốt.

Nết ăn của cừu

Nết ăn của cữu rất dễ thương. Chăn thả ngoài đồng, cả đàn cừu dù đông chúng cũng tự quần tụ lại một nơi và cùng cắm cúi chăm chỉ gặm cỏ. Chỉ trừ trường hợp bầy đàn quá đông, chứng mới tách ra thành vài ba nhóm và cũng cắm cúi lặng lẽ đứng ăn bên nhau.

Nết ăn của cừu cũng giống như trâu bò chăn thả, chỉ khi gặm sạch đám cỏ này chúng mới chịu xê dịch ăn sang đám cỏ kế bên. Rất ít con có nết ăn xấu, thỉnh thoảng muốn tách khỏi bầy để đi ăn lang, và gặp trường hợp này người chăn cừu (hoặc chó chăn cừu) mới nại nộ thị uy bắt chúng nhập đàn trở lại.

Nhờ cừu có nết ăn tốt như vậy nên người chăn mới đỡ vất vả và dù nuôi bầy đàn lớn cũng không tốn nhiều công chăn.

Nuôi nhôi trong chuồng (hoặc tối về cho ăn bổ sung thêm) thì cỏ trong máng được cừu đứng ăn rất từ tốn, chúng không sục sạo, không vung vẩy hất đổ như cách ăn của dê.

Cách ngủ

Cừu có cách ngủ trong khi nghỉ. Ban ngày, dù ngoài bãi ăn, mỗi khi no bụng cừu thường tìm dịp nghỉ ngơi. Những lúc đó, dù nằm hay đứng, cừu cũng tranh thủ… chợp mắt một lúc, mặc dù miệng nó vẫn nhai cỏ. Nhờ vào những dịp được ngủ gà ngủ gật như vậy, chúng mau lấy lại sức. Khi ngủ như vậy, cừu rất thính tai, nó sẽ choàng tỉnh ngay khi thoáng nghe tiếng động…Cách ngủ này của cừu cũng giống như dê và trâu bò, những gia súc dạ dày có bốn túi và nhai lại.

Cừu không sợ nước

Giống cừu không quá sợ nước như dê. Đang mải mê ăn cỏ ngoài đồng, huặc khi cả bầy đang di chuyển trên đường, nếu gặp cơn mưa bất thần kéo đến, chúng không hốt hoảng đến nỗi lồng lên chạy tán loạn mỗi con một nơi để tìm chỗ trú. Trừ khi gặp mưa rào nặng hột, chúng mới lo tìm chỗ ẩn núp mà thôi.

Tuy không sợ nước nhưng cừu không thích tìm đến những cánh đồng cỏ quanh năm ngập úng. Chúng chỉ thích nghi tốt với vùng đất cao ráo, vì vậy những miền thượng du, miền núi nếu có sẵn đồng cỏ tốt nuôi cừu rất có lợi.

Thỉnh thoảng ta nên tắm chải cho cừu, nhất là cừu đực để tránh hôi hám và cũng để trừ các loại ký sinh trùng như ve, rận sống ký sinh trong bộ lông dày của chúng để hút máu và truyền bệnh.

Tính thông minh

Mọi giờ giấc sinh hoạt hàng ngày như giờ đi ăn, giờ về lại chuồng, cừu đều nhớ. Bữa nào lùa đi ăn trễ, y như rằng nhốn nháo muốn phá cổng chuồng mà đi. Buổi chiều, mặt trời sắp lặn thì đàn cừu đang ăn cũng tự động lũ lượt ra về. Mọi hiệu lệnh của người chăn chúng cũng hiểu… Cũng như trâu bò, cừu cũng đủ trí khôn nhớ được đường đi lối về nên lùa đi ăn ít khi bị lạc.

0