Ấp trứng gia cầm
Trong chăn nuôi gia cầm, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý theo dõi đàn giống sinh sản một cách hợp lý. Một trong những khâu quan trọng làm tăng khả năng sản xuất của đàn mái sinh sản đó là biện pháp bảo quản và gia cầm nhân tạo, nó không ngừng phát triển góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, ...
Trong chăn nuôi gia cầm, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý theo dõi đàn giống sinh sản một cách hợp lý. Một trong những khâu quan trọng làm tăng khả năng sản xuất của đàn mái sinh sản đó là biện pháp bảo quản và gia cầm nhân tạo, nó không ngừng phát triển góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chăn nuôi gia cầm nói chung.
Các cách ấp nở
Ấp trứng nhân tạo thì có nhiều cách khác nhau:
: Sử dụng những sọt bằng đèn dầu hoặc bóng đèn điện để ở giữa và trứng được đựng trong những túi lưới mỗi túi 30 quả, trứng được xếp xung quanh.
: Dùng thóc để rang nóng rồi sử dụng thóc đó để ủ trứng.
Ấp bằng nước nóng: sử dụng nước nóng để cung cấp nhiệt cho trứng ấp.
Ấp nhiệt phôi: Sử dụng trứng già để ấp trứng non, xếp xen kẽ nhau.
Dùng gia cầm để ấp: Dùng gà tây hoặc ngan ta đẻ ấp trứng các loại gia cầm mỗi ổ ấp được 20 – 30 quả.
: sử dụng bếp dầu, bếp than để đốt két nước trong tủ cung cấp nhiệt để ấp.
Các phương pháp trên, khi đến giai đoạn nở đều phải làm pho giải (ủ trứng ở ngoài tủ ấp).
Ấp bằng tủ ấp nở bán thủ công: Sử dụng ấp bằng điện hoặc bếp than hoặc bếp dầu.
Ấp bằng máy ấp nở công nghiệp: Sử dụng hoàn toàn bằng điện để ấp nở.
Các phương pháp ấp nở
Hiện nay có ba phương pháp:
– Phương pháp ấp nở đơn kỳ: Trong tủ hoặc máy ấp nở chỉ có một loại trứng ở một lứa tuổi.
– Phương pháp ấp đa kỳ: Trong tủ hoặc máy ấp nở có nhiều loại trứng có tuổi ấp khác nhau, vào ấp và ra nở luân phiên.
– Phương pháp ấp đa kỳ – đa giống: Trong tủ hoặc máy ấp nở có nhiều loại trứng có tuổi ấp khác nhau, đồng thời có trứng của nhiều giống khác nhau để đáp ứng cho việc đa dạng hoá , cũng vào ấp ra nở luân phiên.
Việc ấp trứng bằng cách nào thì cũng đòi hỏi phải tạo ra được điều kiện cho phôi phát triển bình thường trong thời gian ấp. Khi chăn nuôi dần dần công nghiệp hoá, nhu cầu con giống đảm bảo chất lượng và với số lượng nhiều thì việc ấp trứng nhân tạo bằng máy công nghiệp, phải được phổ biến để kịp với việc phát triển chung của xã hội và một phần hoàn thiện công nghiệp hoá trong chăn nuôi.
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vịt sinh sản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì các bước tiếp theo phải được thực hiện như sau:
Chọn và khử trùng trứng
Trứng được chọn những quả có ngoại hình cân đối, khối lượng đủ tiêu chuẩn của giống. Nếu trứng bẩn phải tiến hành rửa trứng bằng foóc môn 0,9%, đồng thời sau khi nhặt chọn, chuyển về kho phải được xông, sát trùng bằng foóc môn + thuốc tím:
Sử dụng 17,5g thuốc tím + 35ml foóc môn cho 1m3 buồng xống, thời gian xông 15 phút. Sau đó nếu chưa vào ấp ngay thì phải chuyển vào kho bảo quản. Trứng được xông sát trùng cho tỷ lệ nở cao hơn không xông sát trùng là 2 – 3%/phôi.
Bảo quản trứng
Bảo quản trứng là việc rất cần thiết, mục đích là giữ cho phôi không phát triển trong giai đoạn từ khi vịt đẻ đến khi vào ấp, làm sao cho khối lượng trứng và đơn vị Haugh giảm ít nhất. Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam mùa Hè, Thu thì việc bảo quản trứng càng cần thiết hơn.
Thời gian bảo quản trứng cho phép không quá 7 ngày, nếu thời gian bảo quản 1 – 4 ngày thì nhiệt độ trong phòng bảo quản từ 18 – 24ºC. Nếu bảo quản 1 – 4 ngày trong điều kiện <15ºC thì tỷ lệ nở giảm 2% và vịt nở muộn 2 – 3 giờ. Nếu bảo quản 5 – 7 ngày thì nhiệt độ trong phòng bảo quản phải đảm bảo 15 – 17ºC
Trong thời gian bảo quản mỗi ngày nếu có điều kiện thì đảo trứng một lần kết hợp chuvển trứng ra khỏi kho lạnh 1 – 2 giờ trong điều kiện >24ºC để đánh thức phôi, nó sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình ấp nở sau này, tránh hiện tượng phôi nghỉ trong thời gian bảo quản.
Trong phòng bảo quản phải đảm bảo độ ẩm, duy trì độ ẩm 70 – 80%. Nếu bảo quản ở độ ẩm quá thấp trong quá trình bảo quản trứng bị mất nước nhiều, đến giai đoạn ấp thì phôi phát triển yếu, tỷ lệ trứng chết tắc cao, tỷ lệ nở sẽ thấp. Nếu bảo quản ở độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động xâm nhập vào trong trứng làm cho tỷ lệ chết phôi cao khi ấp.
Trứng gia cầm nói chung và trứng vịt nói riêng ở những cơ sở chăn nuôi mang tính chất công nghiệp và những trại chăn nuôi lớn thì bảo quản trứng bằng kho lạnh. Chăn nuôi vịt ở Việt Nam hiện nay thì chủ yếu người nông dân chăn nuôi, do vậy không có điều kiện kho lạnh để bảo quản trứng vì chi phí bảo quản kho lạnh cao khi số lượng trứng không nhiều, cho nên bảo quản ở điều kiện bình thường chất lượng trứng giảm rất nhanh, trứng thương phẩm thì không để được dài ngày, nếu để được đến 7 ngày thì chất lượng trứng ấp kém dẫn đến tỷ lệ nở giảm rỏ rệt. Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi đã nghiên cứu ra phương pháp báo quản trứng bằng tủ than hoa (than đốt từ củi tươi) và xin trình bày cụ thể phương pháp này:
Mục đích của phương pháp
Giảm được nhiệt độ và ổn định ẩm độ trong tủ bảo quản, từ đó sau quá trình bảo quản khối lượng trứng và đơn vị Haugh là hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng trứng là giảm ít nhất.
Tăng tỷ lệ ấp nở của trứng so với bảo quản ở điều kiện bình thường khi kéo dài thời gian bảo quản ở mức độ cho phép, kéo dài được thời gian bảo quản trứng thương phẩm.
Giảm giá thành bảo quản, dễ áp dụng cho chăn nuôi nông hộ. Ấp trứng vịt
Cấu tạo của tủ than hoa
Kích thước của tủ bảo quản đóng to nhỏ tuy thuộc vào số lượng trứng cần được báo quản có thể từ hàng trăm đến hàng vạn quả trứng gia cầm khác nhau. Tủ bảo quản đóng bằng khung gỗ, thành tủ dày tối thiểu 5cm, mặt ngoài thành tủ là lớp cót ép hoặc gỗ dán có đục những lỗ nhỏ đường kính lỗ khoảng 0,5 – 1cm, khoảng cách giữa các lỗ với nhau khoảng 20 – 30cm. Mặt trong của thành tủ là lưới mắt cáo giữa 2 lớp là than hoa (than đốt từ củi tươi). Trong tủ xếp những khay trứng hoặc có các thanh gỗ để khay trứng, khi cho trứng vào bảo quản thì cho than hoa ngấm đủ nước hoặc cho nước nhỏ liên tục vào than hoa. Khi thấy than hoa khô nước thì ta chuyển trứng ra khỏi tủ và dùng nước phun trực tiếp vào than hoa khi thấy phía than hoa cuối cùng nhỏ nước ra thì khi đó than hoa đã ngấm đủ nước. Khi đó lại chuyển trứng, vào tủ và đóng cửa tủ bảo quản lại.
Như ta đã biết chất lượng trứng trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào thời gian, nhiệt độ, ẩm độ bảo quản, ẩm độ thích hợp 70 – 80% thì nhiệt độ bảo quản hạ được thấp, thời gian bảo quản sẽ dài.
Phương pháp bảo quản trứng bằng tủ than hoa dựa trên cơ sở than hoa hấp thụ nhiệt tốt, đồng thời quá trình bay hơi nước của than hoa ra ngoài sẽ kéo theo nhiệt độ. Vì vậy nhiệt trong tủ sẽ giảm. Nếu so với điều kiện tự nhiên thì rong tủ than hoa nhiệt thấp hơn khoảng 2 – 3°C (trong mùa Đông Xuân), 5 – 7ºC (trong mùa Hè Thu), nước ngấm trong than hoa cũng là để duy trì độ ẩm trong tủ bảo quản 70 – 80%. Như vậy trứng được bảo quản trong tủ than hoa khối lượng và đơn vị Haugh sẽ giảm ít. Khi hai chỉ tiêu khối lượng trứng và đơn vị Haugh sau khi bảo quản còn càng cao thì trứng còn chất lượng càng tốt.
Trong thực tế khi theo dõi sự giảm khối lượng và đơn vị Haugh của trứng vịt sau 4 – 7 ngày bảo quản bằng tủ than hoa và bảo quản ở điều kiện bình thường đến 7 ngày trứng bảo quản bằng tủ than hoa khối lượng chỉ giảm 0,52%, trong khi đó hảo quản ở điều kiện bình thường giảm tới 1,04%. Còn đơn vị Haugh bảo quản bằng tủ than hoa còn 77,76, trong khi đó trứng bảo quản ở điều kiện bình thường chỉ còn 72,6. Như vậy trứng được bảo quản bằng tủ than hoa có đơn vị Haugh giảm ít hơn 5,16 so với bảo quản ở điều kiện bình thường, do đó sẽ cho chất lượng trứng giống và trứng thương phẩm còn tốt.
Khi bảo quản trứng 7 ngày bằng than hoa tỷ lệ nở cao hơn 3 – 5% so với bảo quản ở điều kiện bình thường.
Phương pháp này áp dụng được trong mọi điều kiện chăn nuôi nông hộ ở mọi nơi. Phương pháp bảo quản trứng bằng than hoa áp dụng khi cần kéo dài thời gian bảo quản trứng thương phẩm và cũng theo nguyên lý hạ nhiệt độ bảo quản và ổn định ẩm độ.
Phương pháp này cũng áp dụng được trong mọi điều kiện và đặc biệt dễ áp dụng cho chăn nuôi nông hộ ở các vùng khác nhau, dễ làm, giá thành hạ, không cần có điện.
Sử dụng phương pháp bảo quản trứng bằng than hoa chi phí khoảng 1 đồng/quả trứng. Nếu bảo quản trứng bằng kho lạnh chi phí khoảng 15 đồng/quả trứng.
Xếp trứng vào ấp
Việc xếp trứng vào ấp có thể xếp trứng bằng tay hoặc dùng hằng máy nâng trứng chân không, trứng phải được xếp đầu nhọn xuống dưới và buồng khí lên trên.
Trước khi xếp trứng vào khay phải chuyển trứng ra khỏi kho lạnh trước 12 giờ, ít nhất cũng được từ 3 – 5 giờ. Nếu có phòng làm nóng sơ bộ thì có thể làm nóng sơ bộ 25 – 28ºC. Như vậy, làm cho nhiệt độ của trứng tăng lên từ từ giảm bớt tác động của nhiệt đối với phôi, hạn chế lòng trắng dính vào vỏ, đồng thời tránh hiện tượng khi vào ấp trong máy nhiệt không giảm xuống đột ngột.
Đối với trứng các giống vịt hướng thịt, trứng vịt CV 2000 có khối lượng trứng lớn, vỏ trứng dày. Việc xếp trứng vào ấp phải xếp nghiêng một góc 18 – 45º so với mặt phẳng của khay, tùy theo kích thước thiết kế của khay ấp trứng, nhưng xếp nghiêng 45º sẽ tận dụng hết công xuất của máy. Trứng gà và các loại trứng vịt có khối lượng nhỏ thì xếp trứng vào ấp đứng thẳng cũng được. Muốn cho gia cầm nở tập trung thời gian nở (con đầu đến con cuối) là ngắn nhất thì trứng của cùng một giống có khối lượng trứng lớn vào ấp trước khoảng 5 giờ, trứng có khối lượng nhỏ vào ấp sau khoảng 3 giờ so với trứng có khối lượng trung bình.
Sau khi xếp trứng vào khay ấp chuvển trứng vào máy ấp. Có 2 hình thức sử dụng máy ấp đơn kỳ và đa kỳ.
Máy ấp đơn kỳ là trong máy ấp chỉ có trứng cùng thời gian ấp nở, đối với máy ấp đơn kỳ nếu công xuất máy ấp mà lượng trứng không đủ thì chi phí sẽ cao nhưng sau mỗi đợt trứng ra thì công tác máy vệ sinh dễ dàng.
Khi ấp đơn kỳ, trước khi vào ấp phải vận hành máy trước để máy hoạt động bình thường, đảm bảo chế độ ấp theo yêu cầu mới chuvển trứng vào ấp.
Đối với máy ấp đa kỳ, tức là trong máy có trứng ở các thời gian ấp khác nhau (khác tuổi). Khi ấp đa kỳ, chế độ ấp là cố định, vì vậy có thể vào trứng bất kỳ thời điểm nào, tận dụng hết công suất của máy, công việc không tập trung vào một lúc, số lượng vịt nở ra không quá nhiều cùng một đợt. Khi ấp đa kỳ thì trứng già sản sinh ra nhiệt làm trứng non nhanh ấm đạt nhiệt độ theo yêu cầu, nó có tác dụng tương hỗ giữa các loại trứng có tuổi khác nhau. Nhưng máy ấp đa kỳ vệ sinh không thuận lợi.
Hiện nay chế độ ấp đa kỳ đà được sử dụng khắp đất nước không những đối với trứng vịt mà cả với các loại gia cầm nói chung. Đồng thời chúng tôi cũng đã nghiên cứu và chuyển giao phương pháp ấp trứng gia cầm “đa giống đa kỳ” đã áp dụng rất cố hiệu quả trong việc đa dạng hoá và dịch vụ ấp trứng.
Khi ấp đa giống – đa kỳ thì việc vào trứng trong máy ấp nở như sau:
Vì ra vào luân phiên cho nên muốn cho các loại gia cầm xuất cùng một ngày thì trứng gà, trứng vịt vào cùng một ngày còn trứng ngan vào sau một ngày.
Cách xếp trứng trong máy ấp
Vì ấp đa kỳ do vậy trứng mới vào ấp xếp trên cùng rồi càng xuống phía dưới thì trứng tăng theo ngày ấp của trứng (tức là càng phía dưới trứng càng già ngày ấp).
Đồng thời, vì ấp nhiều loại trứng gia cầm khác nhau trong cùng một máy ấp (ấp đa giống) do vậy cần phải lưu ý xếp các loại trứng cho phù hợp.
Tuần ấp đầu: Trứng ngan được xếp trên cùng và từ trên xuống dưới thứ tự là trứng gà – trứng vịt chuyên thịt – trứng vịt chuyên trứng CV2000, trứng vịt kiêm dụng – trứng vịt chuyên trứng khác.
Từ tuần ấp thứ 2 trở di: Thứ tự từ trên xuống dưới: Trứng gà – trứng ngan – trứng vịt chuyên thịt – trứng vịt chuyên trứng CV2000, trứng vịt kiêm dụng – trứng vịt chuyên trứng khác.
Ra máy nở: Thứ tự từ trên xuống dưới: Trứng gà – trứng vịt chuyên thịt – trứng vịt chuyên trứng CV2000, trứng vịt kiêm dụng – trứng vịt chuyên trứng khác – trứng nga.
Chế độ ấp trong máy
Các chỉ tiêu ấp nở phụ thuộc rất nhiều chế độ ấp trong máy như nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng…Các loại máy áp đều có hệ thống tạo nhiệt, tạo ẩm, thông thoáng là tự động, đối với hệ thống thông thoáng tự động theo cấu tạo của máy. Còn đối với chế độ nhiệt, ẩm mỗi loại trứng có chế độ khác nhau, phù hợp với sự phát triển phôi của mỗi giống, mỗi loài.
Chế độ nhiệt và ẩm trong thời gian ấp trứng của các giống phải đảm bảo yêu cầu sau:
Chế độ ấp trứng vịt, gà tây khi:
Ấp đơn kỳ phải thực hiện từng giai đoạn như sau:
Khi ấp chế độ máy đa kỳ thì yêu cầu trong máy ấp (1 – 24 ngày ấp) cố định :
-Trứng vịt CV.Super M : Nhiệt độ 37,4 – 37,5°C, ẩm độ 55%.
-Trứng Vịt CV2000 Layer, KK, Cỏ, Bầu, lai: Nhiệt độ 37,3 – 37,4° C, ẩm độ 56%
– Trứng gà tây : Nhiệt độ 37,6oC, ẩm độ 54 – 55%
25 – 28 ngày trong máy nở giống ấp đơn kỳ.
Chế độ ấp trứng ngan:
+ Chế độ ấp đơn kỳ:
+ Chế độ ấp đa kỳ:
– Trong máy ấp (1- 30 ngày): Nhiệt độ: 37,5 – 37,6°c
Ẩm độ : 55%
-Trong máy nở (31 – 34 ngày): Như ấp đơn kỳ
Chế độ ấp trứng gà :
Ấp đơn kỳ: 1 – 18 ngày trứng trong máy ấp, 19 – 21 ngày trong máy nở.
Ấp đa kỳ: Trong máy ấp (1- 18 ngày ấp): Nhiệt độ 37,6ºC
Ẩm độ: Trứng hướng thịt: 52%
Trứng gà hướng trứng : 51%
+ Trong máy nở: 19-21 ngày: Giống ấp đơn kỳ
Chế độ ấp trứng ngan lai vịt:
+ Chế độ ấp đơn kỳ:
+ Chế độ ấp đa kỳ : – Trang máy ấp (1-26 ngày) :Nhiệt độ: 37,5°C; ẩm độ: 55%
Trong máy nở (27 – 30 ngày) : Như ấp đơn kỳ
Nếu ấp đa kỳ – đa giống chế độ nhiệt và ẩm đạt trong máy như sau:
+ Ở máy ấp: Nhiệt độ 37,5 – 37,6°c. Ẩm độ : 52 – 54%
+ Ở máy nở : Nhiệt dộ : 37,2 – 37,4oC. ẩm độ : 68 -72%.
Đảo trứng và làm mát
Đảo trứng và làm mát là tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự phát triển của phôi, tránh được hiện tượng dính phôi và dính niệu nang.
Trong máy ấp cứ sau mỗi giờ thì máy tự động hoặc người đảo trứng một lần.
Trứng vịt hướng thịt, trứng ngan lai vịt cỏ khối lượng lớn, vỏ dày. Để quá trình phát triển của phôi được tốt và nở đạt tỷ lệ cao ngoài việc đảo trứng tự động của máy ấp mỗi giờ một lần thì ta chuyển trứng ra ngoài máy, đảo trứng bằng tay từng quả. Trứng vào ấp được xếp nghiêng, khi đảo thì tay lật từng quả lại đồng thời kết hợp phun nước làm mát (phun dạng tơi sương). Đảo xong khay nào làm mát luôn khay đó,thời gian làm mát mỗi lần từ 5 – 15 phút (tăng dần theo ngày ấp),
Ở giai đoạn trứng làm mát và đảo trứng ngoài máy một lần/ngày được thực hiện vào 9-10 giờ, giai đoạn 2 lần/ngày thì thực hiện vào 9 – 10 giờ và 14 – 15 giờ.
Thông thoáng
Đối với tất cả các loại tủ ấp máy ấp trứng công nghiệp hệ thống thông thoáng tự động, có hệ thống quạt gió để không khí lưu thông, giúp cho nhiệt độ và độ ẩnn trong máy ở các vị trí tương đối đều nhau, có hệ thống cửa hút và cửa thoát.
Kiểm tra trứng và soi trứng khi ấp
Thời gian ấp nở của trứng vịt là 28 ngày, trứng gà là 21 ngày, trứng gà tây là 27,5 ngày, trứng ngan là 34 ngày, ngan lai vịt là 30 ngày, như vậy thời gian trứng trong máy ấp tương ứng là 1 – 24, 1 – 18, 1 – 24, 1 – 30, 1 – 26 ngày sau đó là quá trình trứng trong máy nở, Khi chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở, quá trình chuyển phải nhẹ nhàng và nhanh chóng, tránh trứng bị rạn, rập và không để trứng bị mất nhiệt quá nhiều.
Trong quá trình ấp nở phải thường xuyên kiểm tra theo dõi diễn biến của nhiệt độ, độ ẩm trong máy nếu cần thiết phải điều chỉnh kịp thời, thường xuyên xem quá trình giảm khối lượng sự phát triển của phôi có phù hợp không. Trong quá trình ấp nên tiến hành soi trứng 2 lần. Lần một vào thời gian 7 ngày ấp để biết được tỷ lệ phôi, loại bỏ những quả không phôi, chết phôi ra khỏi máy ấp, trứng vịt, ngan, ngan lai vịt có thể soi được 1 – 3 ngày ấp nhưng không nên soi sớm vì ở giai đoạn đầu trứng không có khả năng sinh nhiệt, khi soi trứng sẽ mất đi nhiều nhiệt, ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi. Lần soi 2 thực hiện vào ngày ấp thứ 18 để loại bớt những quả trứng chết phôi ở giai đoạn sau và những quả trứng cùi dừa cạnh (trứng không có khả năng hấp thu hết lòng trắng và dính lòng trắng vào vỏ không có khả năng nở và có nở thì cũng bị hở rốn).
Soi trứng vịt có thể soi cả khay trứng bằng bàn soi chuyên dùng hoặc soi bằng đèn soi có ánh sáng tập trung.
Trong thời gian trứng trong máy ấp có thể tiến hành xông trứng bằng foóc môn + thuốc tím để đảm bảo vệ sinh nhưng không được xông trứng trước 4 ngày ấp và trứng trong máy nở.
Công việc sau khi gia cầm nở
Thời gian nở (con đầu đến con cuối) khoảng 25 – 30 giờ, sau khi con cuối nở khoảng 6 giờ cần chuyển gia cầm con ra khỏi máy nở phân loại, nếu gia cầm giống hoặc gia cầm hướng trứng thì tiến hành chọn đực mái một số giống phân biệt theo mầu lông.
Đối với gà thì chọn đực mái bằng cách bóp lỗ huyệt
Đối với vịt, ngan có 2 cách chọn đực mái:
+ Vê sờ để phát hiện gai giao cấu của con đực.
+ Bóp lỗ huyệt để phát hiện gai giao cấu của con đực.
Khi thực hiện quy trình ấp nở như trình bày ở trên sẽ đạt được tỷ lệ ấp nở 85%/phôi trở lên.